Theo ghi nhận, viêm mũi họng cấp ở trẻ em là một trong những căn bệnh về đường hô hấp phổ biến có thể gặp bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là những lúc thời tiết thay đổi thất thường. Thậm chí bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, học tập của trẻ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là gì?
Trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị các tác nhân độc hại xâm nhập gây bệnh, nhất là các chứng bệnh bề đường hô hấp. Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là tình trạng bộ phận đường hô hấp trên bao gồm hầu họng và mũi bị tổn thương do các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
Đặc trưng của bệnh là nghẹt mũi khó thở, ho, sốt nhẹ, chảy nước mắt, nước mũi, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Các triệu chứng này thường xuất hiện rõ ràng sau khoảng 2 ngày kể từ khi bắt đầu phát hiện nhiễm bệnh. Cha mẹ nên lưu ý, các triệu chứng này sẽ không xuất hiện cùng một lúc ở trẻ, đồng thời khả năng tiến triển bệnh, thời gian kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng của trẻ, tác nhân chính gây bệnh.
Viêm mũi họng cấp ở cả trẻ em và người lớn thường có khả năng lây lan nhanh, có thể lây nhiễm trực tiếp thông qua nước bọt, tiết dịch của người bệnh hoặc qua môi trường gián tiếp như sử dụng chung chăn màn, khăn lau mặt, ly chén, đũa muỗng. Đặc biệt sau khi khỏi bệnh nếu như vùng hầu họng không được bảo vệ cẩn thận thì bệnh lại có nguy cơ tái phát nhiều lần.
Tính chất viêm mũi họng cấp ở trẻ không quá nguy hiểm, bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 5 đến 7 ngày nếu như trẻ được điều trị đúng hướng và chăm sóc đúng cách tại nhà. Một số ít cha mẹ thường chủ quan, kèm theo đó là hệ miễn dịch của trẻ kém nên khiến cho tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như hen suyễn, viêm tai giữa, nhiễm trùng thứ cấp.
Đọc Thêm: Bị Viêm Họng Sốt Mấy Ngày? Khi Nào Thì Cần Đi Khám Và Cách Khắc Phục
Đâu là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng trẻ nhỏ nào, đặc biệt là trẻ dưới 06 tuổi và những bé có sức đề kháng yếu. Bệnh khởi phát có thể là do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh hoặc do các yếu tố nguy cơ như bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, vệ sinh răng miệng không đảm bảo.
Nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ khiến bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ sớm khởi phát bao gồm:
- Theo ghi nhận, Rhinovirus xâm nhập vào cơ thể tấn công niêm mạc họng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ bị viêm mũi họng cấp. Trẻ mắc bệnh do nguyên nhân này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân và yếu tố gây bệnh.
- Liên cầu khuẩn nhóm A cũng là nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ khiến cho trẻ dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp, trong có viêm mũi họng cấp.
- Chứng bệnh này bộc phát cũng có thể là do nhiễm nấm Candida, tuy hiếm gặp nhưng tỷ lệ mắc bệnh vẫn có thể xảy ra.
- Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, đột ngột nhất là mùa mưa lạnh, ẩm ướt khiến cho thể trạng của trẻ không kịp thích nghi với môi trường, kèm theo đó là hệ miễn dịch bị suy yếu không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá thường có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao.
- Trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học thường mắc các bệnh viêm họng cấp, viêm mũi họng do lây truyền từ các bạn trong lớp học.
- Thói quen lười vệ sinh răng miệng vì người lớn nghĩ rằng trẻ nhỏ không nhất thiết phải đánh răng, những điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong răng miệng, hầu họng và khởi phát bệnh.
- Trẻ nhiễm bệnh có thể do thói quen hôn hít trẻ từ người lớn, nhất là hôn vào miệng. Có nhiều trường hợp người lớn có sức khỏe tốt nên cơ thể nhiễm mầm bệnh nhưng chúng âm thầm, không bộc phát, khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ khiến cho các mầm bệnh này lây lan và tấn công vào cơ thể trẻ gây bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ
Thuộc một trong những chứng bệnh phổ biến về đường hô hấp trên, nên khi bị viêm mũi họng cấp trẻ thường có những triệu chứng tương tự với các bệnh như viêm họng cấp tính, viêm phế quản khiến cho nhiều bậc cha mẹ bị nhầm lẫn, khó có thể nhận dạng chính xác bệnh.
Viêm mũi họng cấp ở trẻ thường có những triệu chứng điển hình sau đây:
- Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, uể oải, lười vận động, thiếu năng lượng, nhức mỏi toàn thân.
- Trẻ bị chảy mũi thường xuyên, nghẹt mũi khó thở, thở khò khè hoặc thở bằng miệng, hắt xì hơi nhiều.
- Khô họng, cổ họng bị đau rát, ho nhiều, có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và thể trạng sức khỏe của con trẻ, cơn sốt thường tập trung vào hai buổi sáng chiều.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc về đêm, cáu gắt, khó ngủ, mất ngủ khiến cha mẹ mệt mỏi, lo lắng.
- Do họng sưng đau, kèm theo dấu hiệu sốt, cơ thể mệt mỏi nên trẻ lười ăn, lười bú, thậm chí bỏ bú.
- Khó chịu trong người, nôn ói, đi ngoài phân lỏng khiến cơ thể bị suy nhược, mất sức.
Trên đây là những triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi mắc bệnh viêm mũi họng cấp. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như sức đề kháng của trẻ mà các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Có những trẻ gặp hầu hết các dấu hiệu nói trên, nhưng có nhiều trẻ lại không có dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi do thể trạng tốt.
Các mẹ cũng nên lưu ý, nếu như trẻ gặp những triệu chứng dưới đây thì chắc chắn bệnh đã tiến triển nặng và cần đưa trẻ đi thăm khám gấp, cụ thể:
- Ho nhiều sặc sụa không phân biệt thời gian, khó thở, thở nhanh, thở gấp.
- Trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, đã được chườm ấm, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thể cắt cơn sốt.
- Nôn ói và đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần khiến cho cơ thể bị kiệt sức.
- Trẻ sốt cao dẫn đến tình trạng không tỉnh táo, mê man, không ý thức được mọi việc.
- Tai của trẻ có dấu hiệu chảy dịch mủ có màu vàng hoặc xanh với mùi hôi tanh khó chịu.
Tham Khảo Ngay: Viêm Họng Mãn Tính Chữa Bằng Cách Nào? Top 7 Phương Pháp Chữa Viêm Họng An Toàn Và Hiệu Quả
Trẻ bị viêm mũi họng cấp có nguy hiểm không?
Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh là một chứng bệnh mang tính chất lành tính, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Các triệu chứng bệnh có thể được loại bỏ hoàn toàn sau 3 – 5 ngày điều trị tích cực. Nhưng nếu trường hợp không phát hiện sớm hoặc chủ quan không chữa trị, điều trị sai cách khiến con trẻ gặp nhiều biến chứng khá nghiêm trọng, cụ thể:
- Hen suyễn: Đây được xem là biến chứng thường gặp nhất đối với trẻ mắc bệnh viêm mũi họng cấp. Khi không may gặp phải chứng hen suyễn, trẻ thường đứng trước nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng do các hơn hen bộc phát mọi lúc mọi nơi, trong khi đó trẻ chưa nhận thức được vấn đề nên rất khó đề phòng.
- Viêm tai giữa: Khi các vi khuẩn, virus xâm nhập vào vùng hầu họng gây bệnh nhưng không được tiêu diệt sớm, chúng sẽ tiếp tục lây lan ra phía sau màng nhĩ và gây nên tình trạng viêm tai giữa. Những triệu chứng bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.
- Viêm xoang cấp tính: Các ổ viêm trong hầu họng không được loại bỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng niêm mạc xoang bị tấn công và mắc phải viêm xoang cấp tính.
- Viêm đường hô hấp dưới: Ngoài những biến chứng tại chỗ hoặc tác động tới các bộ phận xung quanh thì viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, viêm khí quản cũng là những biến chứng thường gặp đối với bệnh nhân viêm mũi họng cấp.
- Biến chứng khác: Thấp tim, viêm thấp khớp, ung thư vòm họng là những biến chứng xa nguy hiểm tuy hiếm gặp nhưng không thể chắc chắn rằng người bệnh không gặp phải.
Có thể nói bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu điều trị sai cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Do đó khi thấy con có dấu hiệu nghi ngờ bệnh cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám ngay. Không nên chủ quan áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng nề hơn.
Nên xem: TOP 6 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Lá Đu Đủ Hiệu Quả Nhất 2023
Điều trị bệnh viêm mũi họng cấp cho trẻ
Sau khi chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của trẻ để kê đơn thuốc điều trị. Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm mũi họng cấp thường khởi phát do virus gây ra nên việc uống kháng sinh không thể cắt đứt hoàn toàn các triệu chứng. Thay vào đó cần kê đơn thuốc phụ thuộc vào các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, cụ thể:
Một số loại thuốc được chỉ định điều trị cho bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ bao gồm:
- Amizon, Paracetamol: Đây là các thuốc hạ sốt nên uống khi trẻ có triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ, lưu ý không nên dùng cho trẻ dưới 06 tuổi.
- Pharyngosept: Loại thuốc này có công dụng kháng viêm, khử trùng vùng cổ họng, làm giảm tình trạng khô cổ họng đồng thời ngăn chặn và loại bỏ vi khuẩn để tránh trường hợp gây ra biến chứng nguy hiểm.
- Protargol 3%: Thuốc này được sử dụng dưới dạng dung dịch, có tác dụng làm mềm da, chống viêm, khử trùng loại bỏ viêm nhiễm ở những vùng bị tổn thương.
Những trường hợp viêm mũi họng cấp nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì cần uống thuốc kháng sinh điều trị mới có thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng. Tuy nhiên, kháng sinh luôn gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe nên các bác sĩ cần lưu ý và thận trọng khi kê đơn.
Xem Thêm: Top 5 Các Loại Thuốc Trị Viêm Họng An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ viêm mũi họng cấp
Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, vì vậy nên hạn chế cho trẻ uống kháng sinh. Song song với việc điều trị bệnh theo đơn thuốc của bác sĩ, cha mẹ cũng nên nắm rõ cách chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách để giúp con nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng bệnh. Cụ thể, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh mũi họng: Viêm mũi họng cấp thường khiến cho trẻ gặp phải tình trạng chảy nước mũi thường xuyên, nghẹt mũi, khó thở, do đó cần vệ sinh mũi họng thông qua việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Cho trẻ nằm hơi nghiêng, lấy dung dịch nước muối nhỏ vào mỗi bên mũi khoảng 2 – 3 giọt rồi dùng dụng cụ hút mũi hút dịch ra ngoài và lau sạch bằng khăn mềm. Chú ý nên thực hiện nhẹ nhàng và hạn chế hút mũi vì có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt vì lúc này cổ họng đang bị tổn thương rất khó nhai nuốt. Trẻ biếng ăn nên cha mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ, không nên ép con ăn một lúc rất dễ bị nôn ói.
- Làm giảm triệu chứng: Nếu như trẻ đau rát họng quá mức, sốt cao thì cha mẹ có thể chườm ấm, cho trẻ uống quất hấp đường phèn, gừng, chanh nóng để giúp giảm đau rát, hạ sốt tức thời cho trẻ.
Cha mẹ nên lưu ý, trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ cần tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc của người lớn để chữa bệnh cho trẻ nhỏ. Đồng thời nên theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ, nếu như trẻ xuất hiện các triệu chứng như nôn ói nhiều, khó thở, chảy mủ tai thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được kiểm tra sức khỏe và có hướng xử lý kịp thời.
Đọc ngay: Viêm Họng Phát Ban Có Nguy Hiểm? Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cấp cho trẻ hiệu quả
Tuy không thể phòng ngừa bệnh một cách triệt để, nhưng nếu như cha mẹ biết cách chăm sóc, bảo vệ con hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số vấn đề cha mẹ cần giúp con thực hiện tốt để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, cụ thể:
- Hãy tập cho trẻ có thói quen thường xuyên đánh răng súc miệng để không tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus trú ngụ gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể cho con, nhất là thời điểm giao mùa, chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Khi ra đường cần bịt khẩu trang, mặc đủ ấm, che chắn để tránh gió lùa vào cổ họng.
- Không nên để con trẻ thường xuyên cho tay lên miệng, mút tay, ngoáy mũi.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn, ẩm mốc, không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Nếu như nghi ngờ những trường hợp đang bị nhiễm bệnh thì tuyệt đối không nên cho trẻ tiếp xúc gần.
- Không để cho người lớn ôm ấp, hôn hít trẻ, nhất là hôn vào môi, vì điều này không chỉ làm lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp mà còn nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
- Từ khi còn nhỏ nên tiêm phòng vacxin cho trẻ nhất là các mũi liên quan đến bệnh đường hô hấp, đồng thời cũng nên thăm khám định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh đang có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong thời điểm ô nhiễm môi trường trầm trọng, khí hậu thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Do đó, trong đời sống hàng ngày cha mẹ nên chú ý đến con trẻ, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì nên cho trẻ thăm khám ngay.
Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn:
- Triệu Chứng Viêm Mũi Họng Cấp Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh
- Hướng Dẫn Cách Chữa Đau Họng Bằng Mật Ong Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà