Bị viêm phế quản khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu hoang mang, lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Bệnh cũng gây ra không ít triệu chứng khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Vậy bà bầu bị viêm phế quản có sao không? Làm thế nào để chữa khỏi bệnh nhanh và an toàn? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc và xử trí đúng cách nếu không may bị viêm phế quản trong thời gian mang thai.
Mẹ bầu bị viêm phế quản khi mang thai nguyên nhân do đâu?
Viêm phế quản là một dạng nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bệnh ảnh hưởng đến ống dẫn khí đi vào hai lá phổi, khiến cho lớp niệm mạc bên trong ống bị sưng lên và tiết ra nhiều dịch nhầy. Lúc này khiến cho ống phế quản của bà bầu bị thu hẹp khiến cho chị em có cảm giác khó thở, ho, mệt mỏi và có thể bị sốt.
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm phế quản như:
- Nhiễm vi khuẩn, virus: Virus được xem là thủ phạm chính gây bệnh viêm phế quản, không chỉ ở phụ nữ mang thai mà còn ở mọi đối tượng. Phổ biến nhất là các chủng virus cảm cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, một số bà bầu cũng có thể bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn.
- Thay đổi nội tiết: Tình trạng rối loạn nội tiết khi mang thai có thể khiến sức đề kháng của chị em suy giảm. Lúc này, vi khuẩn, virus có thể dễ dàng tấn công vào đường hô hấp dưới thông qua mũi, miệng và dẫn đến viêm phế quản cấp.
- Môi trường sống ô nhiễm: Nguy cơ mắc viêm phế quản khi mang thai cũng tăng lên ở những người phụ nữ sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn hoặc hóa chất độc hại.
- Hút thuốc lá thụ động: Dù không trực tiếp hút thuốc lá nhưng chị em vẫn có thể ngửi phải khói thuốc một cách thụ động do tiếp xúc gần với người hút thuốc. Các chất độc hại có trong khói thuốc sẽ gây kích ứng niêm mạc phế quản và kích hoạt phản ứng viêm bùng phát nếu thường xuyên hít phải. Đây chính là nguyên nhân khiến một số mẹ bầu bị viêm phế quản.
- Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Khi mang thai, cơ địa của phụ nữ nhạy cảm hơn bình thường. Hệ miễn dịch dễ xảy ra phản ứng thái quá khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, khói bếp, khí thải công nghiệp, lông chó mèo hay thậm chí là một số loại thực phẩm. nguyên nhân này phổ biến hơn cả ở những bà bầu có cơ địa dị ứng.
- Tiếp xúc với người bệnh: Bệnh viêm phế quản có thể khởi phát ở bà bầu sau một thời gian tiếp xúc thân mật, gần gũi hoặc dùng chung đồ đạc với người bị cảm cúm, nhiễm trùng phế quản trước đó.
Đọc thêm: Bệnh Viêm Tiểu Phế Quản Bội Nhiễm: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm phế quản
Tương tự như những đối tượng khác, phụ nữ bị viêm phế quản khi mang thai cũng xuất hiện một số triệu chứng bất thường, chủ yếu xảy ra ở đường hô hấp. Tuy nhiên, bệnh có khuynh hướng diễn tiến nhanh và nặng hơn ở bà bầu do ảnh hưởng của thai kỳ.
Mẹ bầu nên thận trọng với bệnh viêm phế quản khi thấy cơ thể có các triệu chứng sau:
- Ho khan hoặc ho nhiều đờm. Trường hợp nặng, chất nhầy đặc quánh, có màu vàng hoặc màu xám, đôi khi còn lẫn cả máu.
- Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Cổ họng đau dẫn đến khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Khó thở
- Luôn có cảm giác vướng víu, tắc nghẹt ở cổ họng.
- Thở khò khè
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau nhức cơ hoặc không
- Thường xuyên có cảm giác tức ngực
- Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
- Đau đầu
- Sổ mũi, chảy nhiều nước mũi.
Nên biết: 6 Địa Chỉ Khám Chữa Viêm Phế Quản Ở Hà Nội Tốt Hàng Đầu
Viêm phế quản khi mang thai có sao không?
Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng phát triển mạnh và gây tổn thương đến ống phế quản nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể diễn tiến phức tạp và gây ra nhiều biến chứng nếu không được kiểm soát tốt.
Các biến chứng có thể gặp ở bà bầu bị viêm phế quản bao gồm:
- Viêm phổi
- Viêm thanh khí phế quản cấp
- Áp xe phổi
- Tràn khí màng phổi
- Nhiễm trùng máu
- Suy hô hấp…
Bệnh viêm phế quản khi mang thai nếu không được điều trị triệt để trong giai đoạn cấp cũng dễ bị tái đi tái lại nhiều lần và tạo thành tổn thương vĩnh viễn ở phế quản. Hậu quả là bà bầu còn mắc các bệnh lý như viêm phế quản mãn tính, hen phế quản.
Xem thêm: Viêm Phế Quản Mạn Tính Ở Người Già Và Cách Chữa Trị
Bà bầu bị viêm phế quản có ảnh hưởng đến thai nhi?
Phụ nữ bị viêm phế quản khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng. Trường hợp mắc bệnh do nhiễm virus cúm, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc sinh non, nhất là trong 3 tháng đầu mới mang thai.
Do ảnh hưởng của bệnh, cơ thể mẹ trở nên mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng dẫn đến chán ăn. Tình trạng bệnh kéo dài không chỉ khiến mẹ bị suy kiệt sức khỏe mà còn khiến cho em bé trong bụng không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh bình thường.
Thêm vào đó, tình trạng viêm nhiễm ở phế quản cũng khiến cho đường thở của bà bầu bị thu hẹp, không cung cấp đủ oxy cho bào thai. Nhiều mẹ bầu còn bị ho dữ dội gây kích thích, co bóp tử cung quá mức và đe dọa sảy thai.
Mặc dù tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi nhưng các mẹ cũng không nên lo lắng quá mức. Bệnh viêm phế quản khi mang thai hoàn toàn có thể được kiểm soát mà không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu được điều trị sớm và đúng cách. Do đó, chị em nên đến bác sĩ thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ để được hướng dẫn phương pháp khắc phục bệnh an toàn, hiệu quả.
Chuyên gia tư vấn: Người Bị Viêm Phế Quản Có Tiêm Vacxin Được Không?
Cách chẩn đoán viêm phế quản khi mang thai
Phương pháp chụp X-quang không được khuyến cáo sử dụng để chẩn đoán viêm phế quản ở phụ nữ mang thai. Tia phóng xạ phát ra từ máy có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Trong trường hợp này, bác sĩ chủ yếu chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bà bầu, sử dụng ống nghe tim phổi kết hợp với một số kỹ thuật an toàn hơn như:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm đờm, cấy đờm
- Kiểm tra chức năng phổi…
Nên biết: Viêm Phế Quản Ho Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị
Cách chữa trị viêm phế quản khi mang thai
Khi lựa chọn phương pháp điều trị cho mẹ bầu bị viêm phế quản, các bác sĩ thường tỏ ra khá cẩn trọng nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chị em tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, bao gồm cả thuốc Tây, thuốc thảo dược.
Dưới đây là một số giải pháp điều trị viêm phế quản khi mang thai đang được áp dụng phổ biến:
Dùng thuốc bác sĩ kê đơn
Thuốc tân dược chỉ được kê đơn để điều trị viêm phế quản cho bà bầu khi thật sự cần thiết. Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích khắc phục nguyên nhân và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho chị em.
Trường hợp bà bầu bị viêm phế quản do virus, các triệu chứng bệnh thường sẽ tự hết trong vài ngày. Chị em chỉ cần có biện pháp chăm sóc cơ thể đúng cách và ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết nếu có nhiễm khuẩn. Xét nghiệm cấy đờm cho phép bác sĩ xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn loại thuốc kháng sinh nhạy cảm.
Tuy nhiên, không phải nhóm thuốc kháng sinh nào cũng an toàn cho thai kỳ. Các loại thuốc như Sulfamethoxazole, Trimethoprim thường không được chỉ định vì chúng có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong khi đó, thuốc Tetracycline lại khiến răng của trẻ bị đổi màu sau khi chào đời nên cũng không được bác sĩ kê đơn để chữa viêm phế quản khi mang thai.
Một số loại thuốc khác có thể được chỉ định bao gồm:
- Thuốc giảm ho
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc long đờm
- Thuốc kháng histamin chống dị ứng…
Để đảm bảo an toàn, khi dùng thuốc trị viêm phế quản trong thời gian mang thai, chị em cần tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng và khuyến cáo của bác sĩ. Không tự ý thêm bớt liều, ngừng uống thuốc hoặc kéo dài thời gian sử dụng mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Bác sĩ chia sẻ: Viêm Phế Quản Uống Thuốc Gì – TOP 8 Thuốc Hiệu Quả Nhất 2023
Chăm sóc, điều trị tại nhà cho mẹ bầu bị viêm phế quản
Một số giải pháp điều trị tự nhiên kết hợp với chăm sóc đúng cách có thể giúp bà bầu giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do viêm phế quản gây ra.
- Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Phương pháp này giúp giảm đau họng, làm dịu cơn ho, tiêu diệt vi khuẩn khu trú ở cổ họng, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan lên tai và vùng mũi xoang.
- Sử dụng các bài thuốc chữa viêm phế quản khi mang thai an toàn từ dân gian như dùng tắc chưng mật ong, uống trà gừng mật ong…
- Xông mũi bằng nước nóng hoặc sử dụng máy khuếch tán hơi nước trong phòng để giữ ẩm đường thở, làm loãng đờm nhầy, tăng cường lưu thông không khí vào trong phổi.
- Nhỏ mũi, rửa mũi mỗi ngày với nước muối sinh lý. Phương pháp này có thể giúp bà bầu cải thiện đáng kể tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi và ngăn ngừa biến chứng cho mũi xoang.
- Vận động, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để giảm mệt mỏi, đau nhức, tăng cường lưu thông khí huyết và nâng cao sức đề kháng.
- Uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để làm loãng đờm nhầy, tăng cường đào thải vi khuẩn, virus và các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm khô và kích ứng ở đường thở. Nước ấm hay nước ép trái cây là những sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu bị viêm phế quản khi mang thai.
- Ăn uống đầy đủ, chia làm nhiều bữa nhỏ nếu cảm thấy chán ăn. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, protein hay omega 3 vào trong bữa ăn để cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn, virus hiệu quả hơn.
Trong thời gian điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà, mẹ bầu nên quay trở lại bệnh viện tái khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng của viêm phế quản như: Sốt cao khó hạ, các cơn đau tức ngực kèm khó thở xuất hiện thường xuyên, người lơ mơ, ho ra máu, thở gắng sức, tụt huyết áp, ho với tần suất liên tục.
Cần quan tâm: Chuyên gia chia sẻ cách phân biệt viêm phế quản và viêm phổi
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm phế quản khi mang thai?
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ, đa dạng dưỡng chất.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm.
- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi đến những nơi đông người để tránh lây nhiễm mầm bệnh.
- Tránh xa những nơi có khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất độc hại và các tác nhân có thể gây kích ứng đường thở khác.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa và khi trời lạnh.
- Rửa tay thường xuyên.
- Không thức quá khuya. Đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm hàng năm, ngay cả khi bạn đang mang thai.
- Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao khả năng miễn dịch, góp phần giảm thiểu tối đa nguy cơ bị viêm phế quản khi mang thai.
Bài viết khác:
- Khám Phá 5 Cách Chữa Viêm Phế Quản Bằng Lá Trầu
- Bí Quyết Dùng Hoa Đu Đủ Đực Chữa Viêm Phế Quản Ít Ai Biết