Nội dung chính

Viêm phế quản co thắt là tình trạng cơ phế quản co thắt liên tục tạo ra các triệu chứng thở rít, khò khè, khó thở. Do triệu chứng không điển hình nên bệnh lý này rất dễ bị nhầm lẫn với hen suyễn và các dạng viêm phế quản thông thường.

viêm phế quản co thắt
Viêm phế quản co thắt đặc trưng bởi triệu chứng thở khò khè, thở rít tương tự như bệnh hen suyễn

Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt (Asthmatic Bronchitis) hay viêm phế quản dạng hen/ dạng suyễn là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Dạng viêm phế quản này đặc trưng bởi triệu chứng khò khè, khó thở và thở rít tương tự như hen suyễn.

Viêm phế quản co thắt là tình trạng lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời do các cơ bị co thắt liên tục. Hiện tượng này thường bị kích thích bởi tình trạng viêm do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Mặt khác, các phế quản khi bị viêm sẽ gây tăng tiết chất nhầy gây ra hiện tượng thở rít và thở khò khè đặc trưng.

Tương tự như viêm phế quản thông thường, viêm phế quản dạng hen cần được thăm khám và điều trị kịp thời để phòng tránh các biến chứng như viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp… Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ nên cha mẹ cần phải nâng cao kiến thức về các bệnh hô hấp để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt

Nếu như các dạng viêm phế quản khác chủ yếu là do dị ứng hoặc nhiễm trùng thì viêm phế quản dạng hen có nguyên nhân vô cùng đa dạng. Cơ chế bệnh sinh có mối liên hệ mật thiết với yếu tố cơ địa và hệ miễn dịch, do đó trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

Dưới đây là các nguyên nhân, yếu tố gây ra bệnh viêm phế quản co thắt:

1. Cơ địa dị ứng

Cơ địa dị ứng là nguyên nhân nền tảng của nhiều bệnh lý, bao gồm cả viêm phế quản dạng hen. Những người có tiền sử gia đình bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng… sẽ có nguy cơ cao hơn.

Khi có cơ địa mẫn cảm, niêm mạc hô hấp sẽ nhạy cảm hơn với những yếu tố dị ứng, kích ứng có trong không khí. Tình trạng này khiến cho cơ phế quản bị viêm và kích hoạt hiện tượng co thắt.

2. Nhiễm virus, vi khuẩn

Tình trạng viêm các cơ phế quản cũng có thể do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) và các loài vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… Khi nhiễm virus và vi khuẩn, hệ hô hấp sẽ bị tấn công và xuất hiện tình trạng viêm, phù nề.

viêm phế quản co thắt
Nhiễm vi khuẩn, virus là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt

Ở giai đoạn này nếu có những điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy giảm, stress, rối loạn nội tiết tố… virus và vi khuẩn có thể hoạt động mạnh và tăng độc tính kích thích phản ứng co thắt của cơ phế quản.

Đọc thêm: Viêm Tiểu Phế Quản Bội Nhiễm: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

3. Tiếp xúc với dị nguyên

Ở những người có cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc với các dị nguyên như nấm mốc, lông động vật, phấn hoa, mạt bụi… đều có thể kích thích viêm phế quản dạng hen bùng phát. Dị nguyên sẽ gây ra phản ứng quá mẫn với trung gian là histamin và nhiều hóa chất gây viêm khác.

4. Các nguyên nhân nội sinh

Viêm phế quản dạng hen có thể bắt nguồn từ những yếu tố nội sinh như rối loạn hệ thống dạ dày – ruột và căng thẳng kéo dài. Đặc biệt, stress nặng ở người có cơ địa nhạy cảm rất dễ gây ra bệnh lý này.

5. Các nguyên nhân, yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, viêm phế quản co thắt cũng có thể liên quan đến những yếu tố như:

viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Người có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ phát triển chứng viêm phế quản dạng hen cao hơn bình thường
  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Thói quen hút thuốc lá lâu năm
  • Thừa cân – béo phì
  • Hệ miễn dịch kém (suy nhược, stress lâu ngày, mắc các bệnh lý như rối loạn tuyến giáp, nhiễm HIV, tiểu đường, viêm gan B…)
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
  • Tác dụng phụ do sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp, kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Trẻ sinh non là đối tượng có nguy cơ bị hen suyễn và viêm phế quản dạng hen. Bởi khi sinh thiếu tháng, hệ hô hấp thường chưa phát triển hoàn chỉnh và nhạy cảm hơn với những yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh.

Tìm hiểu thêm: Phác Đồ Chữa Viêm Phế Quản Chuẩn Bộ Y Tế [Cập Nhật 2023 ]

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt

Như đã đề cập, viêm phế quản co thắt khá giống với bệnh hen suyễn bởi biểu hiện đặc trưng là thở rít, khò khè. Nhìn chung, triệu chứng lâm sàng của bệnh không điển hình nên chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Ho, sổ mũi, thở khò khè, thở rít… là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản co thắt

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản dạng hen:

  • Ho: Ho là triệu chứng không đặc hiệu vì hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp đều gây ra phản ứng này. Tuy nhiên ở người bị viêm phế quản co thắt thường là ho có đờm và ho từng tiếng.
  • Tăng tiết đờm: Phế quản bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng xuất tiết. Đờm có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh tùy theo nguyên nhân cụ thể. Trường hợp nhiễm virus, vi khuẩn đờm thường đặc và có màu vàng, xanh.
  • Sốt: Viêm phế quản dạng hen do virus, vi khuẩn thường sẽ đi kèm với phản ứng sốt nhẹ đến sốt cao. Nếu do dị ứng, thân nhiệt thường không thay đổi.
  • Thở khò khè: Đây là triệu chứng rõ rệt nhất của viêm phế quản dạng hen. Khi phế quản bị phù nề, tăng tiết dịch sẽ tạo ra âm thanh khò khè khi hô hấp.
  • Các triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng kể trên, bệnh còn gây ra một số biểu hiện khác như khó thở, thở nhanh, sổ mũi, nghẹt mũi…

Tham khảo thêm: Mách Bạn 5 Món Ăn Trị Viêm Phế Quản Hiệu Quả Và Dễ Nấu

Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. So với viêm phế quản thông thường, viêm phế quản dạng hen ít được đề cập hơn nên khó có thể hình dung về mức độ nguy hiểm và biến chứng.

Triệu chứng của bệnh có tiến triển nhanh, dễ dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp, xẹp phổi…

viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không
Viêm phế quản co thắt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời

Không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, viêm phế quản dạng hen còn khiến cho sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng. Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, khó ngủ, mất ngủ do ho và thở khò khè kéo dài. Các triệu chứng của bệnh cũng làm gián đoạn sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, công việc…

Một vài nghiên cứu cho thấy, viêm phế quản co thắt kéo dài có thể gia tăng nguy cơ phát triển chứng hen suyễn – đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Đây là lý do cần phải thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh biến chứng.

Tương tự như các dạng viêm phế quản khác, viêm phế quản dạng hen đáp ứng khá tốt với điều trị. Những trường hợp điều trị tích cực kết hợp với chăm sóc khoa học, đúng cách có thể đẩy lùi bệnh hoàn toàn, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Chia sẻ thêm: Bấm Huyệt Chữa Viêm Phế Quản Có Hiệu Quả Không?

Chẩn đoán viêm phế quản dạng hen

Như đã đề cập, viêm phế quản dạng hen có triệu chứng không điển hình. Vì vậy, chẩn đoán sẽ cần đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản co thắt sẽ bao gồm các bước như:

  • Chụp X-Quang phổi: Chụp X-Quang phổi là kỹ thuật có giá trị trong chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Thông qua hình ảnh của kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu phù nề, xuất tiết ở ống phế quản. Bên cạnh đó, chụp X-Quang phổi cũng giúp phát hiện một số vấn đề bất thường đi kèm.
  • Chụp CT phổi: So với chụp X-Quang, chụp CT phổi cho hình ảnh sắc nét và chính xác hơn. Ở những bệnh viện lớn, bệnh nhân sẽ được chỉ định kỹ thuật này thay vì X-Quang để hỗ trợ các bác sĩ trong khâu chẩn đoán.
  • Lưu lượng đỉnh thở ra (PEF): PEF được thực hiện để đo lưu lượng khí tối đa có thể thở ra. Kết quả từ xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác vấn đề mà bệnh nhân gặp phải.
  • Hô hấp ký: Hô hấp ký được thực hiện bằng cách đo lượng không khí hít vào và thở ra bằng phế dung kế. Kỹ thuật này giúp đánh giá chức năng phổi, từ đó phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Viêm phế quản co thắt sẽ được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý tương tự. Sau khi có kết quả chính thức, bệnh nhân sẽ được tư vấn về tình trạng sức khỏe, biến chứng có thể gặp phải và tư vấn hướng điều trị cụ thể.

Có thể bạn cần: Bệnh Viêm Phế Quản Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Các phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản dạng hen chủ yếu được điều trị bằng thuốc. Hầu hết các loại thuốc đều có đáp ứng khá tốt, triệu chứng thuyên giảm nhanh. Trường hợp có nguyên nhân kèm theo cần phải kết hợp điều trị cả triệu chứng và căn nguyên để quản lý bệnh thành công.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản co thắt:

1. Điều trị y tế

Các triệu chứng của viêm phế quản co thắt có thể giảm nhanh sau khi sử dụng thuốc. Tùy theo triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc tương ứng.

viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không
Thuốc được sử dụng để điều trị nguyên nhân và triệu chứng của viêm phế quản dạng hen
  • Thuốc kháng cholinergic: Thuốc kháng cholinergic có cơ chế là ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Tác dụng của thuốc là làm giãn phế quản, từ đó cải thiện tình trạng thở khò khè, thở rít… Các loại thuốc kháng cholinergic được sử dụng phổ biến bao gồm Oxitropium Bromide, Ipratropium Bromide…
  • Thuốc chủ vận beta adrenergic: Thuốc chủ vận thụ thể beta adrenergic (Salbutamol, Indacaterol, Bambuterol…) được sử dụng phổ biến trong điều trị hen suyễn và viêm phế quản dạng hen. Thuốc có tác dụng giãn phế quản, từ đó cải thiện các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, thở gấp…
  • Corticoid dạng hít: Thường được sử dụng với các loại thuốc có tác dụng giãn phế quản. Công dụng chính của loại thuốc này là giảm viêm, chống phù nề và kháng dị ứng.
  • Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene: Thường dùng nhất là Theophylline hoặc Cromolyn. Nhóm thuốc này được sử dụng trong trường hợp liên quan đến dị ứng, kích ứng. Với cơ chế đối kháng leukotriene, các triệu chứng liên quan đến co thắt phế quản sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Kháng sinh: Trường hợp nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định kháng sinh phù hợp. Kháng sinh có thể được dùng ở đường uống hoặc đường tiêm truyền tùy theo trường hợp.
  • Các loại thuốc khác: Nếu kèm sốt, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng Paracetamol để cải thiện. Ho nhiều, ho dai dẳng sẽ được chỉ định dùng Acetylcystein để long đờm. Trường hợp nhiễm trùng cần phải bổ sung thêm điện giải và dinh dưỡng để nâng đỡ cơ thể.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được tư vấn thêm một số biện pháp hỗ trợ để giảm nhanh triệu chứng. Tránh trường hợp lạm dụng, sử dụng thuốc dài hạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chuyên gia tư vấn: Cách Chữa Viêm Phế Quản Hiệu Quả Nhất Ít Ai Biết

2. Các biện pháp chăm sóc

Kế hoạch chăm sóc có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh hô hấp nói chung và viêm phế quản dạng hen nói riêng. Nếu có chế độ chăm sóc hợp lý, triệu chứng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng và hạn chế biến chứng gặp phải.

viêm phế quản dạng hen
Nên vệ sinh mũi họng thường xuyên để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh viêm phế quản dạng hen

Chế độ chăm sóc hợp lý cho người bị viêm phế quản dạng hen:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc hô hấp. Nếu sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nên sử dụng máy lọc không khí nhằm loại bỏ dị nguyên, giảm nhẹ triệu chứng.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị ứng, kích ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất…
  • Hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.
  • Duy trì lối sống tích cực bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục đều đặn, ngủ đúng giờ, đủ giấc…
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên, tránh trường hợp bụi bẩn và mạt, rệp tích tụ nhiều khiến triệu chứng tái đi tái lại.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên vệ sinh tai mũi họng.
  • Sát khuẩn bằng cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với những vật dụng công cộng.
  • Trong thời gian bệnh bùng phát mạnh nên dùng thức ăn mềm, ít gia vị và hàm lượng dinh dưỡng cân bằng để dễ tiêu hóa.

Tin liên quan: Các cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản các mẹ nên biết

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt có thể bị kích hoạt bởi rất nhiều nguyên nhân. Do bệnh có tính chất cơ địa nên cần phải chủ động phòng ngừa nhằm hạn chế tái phát.

viêm phế quản dạng hen
Người bị viêm phế quản dạng hen nên tiêm ngừa vaccine cúm hằng năm để phòng tránh bệnh tái phát

Các biện pháp phòng ngừa viêm phế quản co thắt:

  • Đảm bảo không gian sống trong lành, hạn chế tối đa các yếu tố dị ứng, kích ứng.
  • Không hút thuốc lá, tiếp xúc với khói bụi, hóa chất.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm 1 lần sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Từ đó giảm thiểu được nguy cơ bị viêm phế quản co thắt.

Viêm phế quản co thắt ít gặp hơn so với các dạng viêm phế quản thông thường. Tính chất bệnh dai dẳng, liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa nên cần có kế hoạch chăm sóc hợp lý bên cạnh điều trị y tế.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp