Bà Bầu Bị Viêm Tai Giữa: Nguyên Nhân Và Cách Trị An Toàn
Bà bầu bị viêm tai giữa do nhiều nguyên nhân như sức đề kháng kém, nhiễm trùng ở tai mũi họng hoặc có tiền sử bị viêm tai giữa mãn tính… Cần sớm nhận biết các triệu chứng và có phương pháp chữa trị an toàn để kiểm soát tốt bệnh, tránh để kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như thai nhi.
Viêm tai giữa khi mang thai là gì?
Bệnh viêm tai giữa khi mang thai là tình trạng lớp niêm mạc khoang phía sau màng nhĩ của chị em bị sưng viêm trong thai kỳ. Tổn thương thường ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống hòm nhĩ cũng như xương chũm và có thể tiết ra dịch do ảnh hưởng của phản ứng viêm.
Suy giảm hệ miễn dịch chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bà bầu bị viêm tai giữa. Ngoài ra, bệnh còn khởi phát do nhiều yếu tố khác như virus, vi khuẩn, nấm, viêm đường hô hấp trên… Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc có bầu bị viêm tai giữa cũng là một vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe của chị em. Bệnh cần được kiểm soát tốt để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ.
Tùy theo thời gian mắc bệnh, viêm tai giữa ở bà bầu được chia thành các loại sau:
- Viêm tai giữa cấp
- Viêm tai giữa ứ dịch
- Viêm tai giữa mãn tính
Xem thêm: Bệnh Viêm Tai Giữa Cấp: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm tai giữa
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa ở bà bầu như:
- Nhiễm trùng: Virus hay vi khuẩn là những thủ phạm gây viêm tai giữa thường gặp ở mọi đối tượng, không ngoại trừ phụ nữ mang thai. Chúng tấn công vào trong tai giữa và phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi, từ đó khiến bộ phận này bị kích ứng, sưng viêm.
- Sức đề kháng kém: Ở phụ nữ mang thai, tình trạng rối loạn nội tiết tố cùng những thay đổi của cơ thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và hoạt động kém hiệu quả. Đây chính là khoảng thời gian thuận lợi để các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập trực tiếp hoặc thông qua các con đường khác như mũi, họng và tấn công vào trong tai giữa gây nhiễm trùng.
- Nhiều ráy tai: Ráy tai tích tụ quá nhiều chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm tăng áp lực lên tai, tạo mầm mống cho sự phát triển của bệnh viêm tai giữa khi mang thai.
- Ảnh hưởng của các bệnh tai mũi họng: Một số mẹ bầu bị viêm tai giữa trong hoặc sau khi mắc các bệnh lý ở tai mũi họng như viêm xoang cấp, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, lệch vách ngăn, u mũi hay phì đại cuống mũi,… Ngoài ra, các bệnh cảm lạnh, cảm cúm cũng có thể gây biến chứng viêm tai giữa ở phụ nữ mang thai.
- Chấn thương, áp lực: Tình trạng chấn thương hoặc làm tăng áp lực lên tai giữa có thể xảy ra khi bị tai nạn, té ngã, ngoái ráy tai không đúng cách hoặc do thói quen nằm ngủ nghiêng sang một bên. Tất cả đều làm tăng nguy cơ khiến bà bầu bị viêm tai giữa.
- Tắc nghẽn ống vòi tai Eustache: Ống Eustache bị tắc nghẽn khiến cho dịch trong tai giữa không thể thoát ra ngoài họng mà tích tụ lại bên trong khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh. Viêm tai giữa là hậu quả tất yếu chị em phải gánh chịu ngay cả trong giai đoạn có bầu.
- Viêm tai giữa mãn tính: Nếu có tiền sử bị viêm tai giữa mãn tính, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Lúc này, sức đề kháng của chị em khá yếu nên các triệu chứng rất dễ bùng phát.
- Các nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, dị ứng, ô nhiễm không khí, hít phải khói thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
Tìm hiểu khái niệm: Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả
Triệu chứng nhận biết mẹ bầu bị viêm tai giữa
Nhận biết sớm các dấu hiệu bị viêm tai giữa khi mang thai và nhanh chóng điều trị có thể giúp chị em kiểm soát tốt bệnh, tránh được các biến chứng nguy hiểm. Cũng như nhiều đối tượng khác, bà bầu bị viêm tai giữa có thể gặp các triệu chứng dưới đây:
- Thường xuyên bị ù tai
- Có cảm giác đau nhức âm ỉ, đau rát hoặc đau buốt trong tai. Cảm giác đau tăng nặng khi dùng tay ấn hoặc có lực tác động bên ngoài tai.
- Nội soi hoặc dùng đèn soi ống tai thấy hiện tượng sưng đỏ, nóng.
- Có dịch từ trong lỗ tai chảy ra ngoài, nhất là khi nằm nghiêng qua một bên. Trường hợp bị viêm tai giữa nặng, bà bầu còn bị chảy dịch vàng, dịch xanh đặc, có lẫn mủ hoặc máu.
- Luôn có cảm giác nặng, ngứa ngáy khó chịu trong ống tai.
- Sốt, tăng thân nhiệt
- Xuất hiện cảm giác có tiếng ồn trong đầu.
- Hạch bạch huyết lân cận có thể bị sưng viêm.
- Chóng mặt
- Đau nhức đầu
- Giảm khả năng nghe hoặc mất thính giác hoàn toàn.
- Chán ăn
- Khó ngủ, mất ngủ
Không phải trường hợp nào có bầu bị viêm tai giữa cũng gặp phải tất cả các dấu hiệu trên. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng tùy thuộc vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Tai Giữa Ứ Dịch Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị
Bà bầu bị viêm tai giữa có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong một số trường hợp, các triệu chứng viêm tai giữa ở bầu bầu có thể chỉ kéo dài vài ngày rồi thuyên giảm từ từ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tiến triển nặng hoặc được phát hiện và điều trị chậm trễ nên gây ra nhiều dấu hiệu khó chịu, khiến các mẹ mệt mỏi, ăn ngủ kém.
Bệnh viêm tai giữa không được kiểm soát tốt cũng có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như:
- Thủng màng nhĩ
- Giảm hoặc mất thính lực vĩnh viễn
- Xơ hóa màng nhĩ
- Tổn thương thần kinh mặt
- Áp xe ngoài màng cứng
- Viêm màng não…
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng, chị em nên tích cực chủ động thăm khám và chữa trị bệnh viêm tai giữa theo hướng dẫn của bác sĩ ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.
Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Thủng Màng Nhĩ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Chẩn đoán viêm tai giữa ở bà bầu
Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm an toàn khác để xác định liệu bà bầu có thật sự bị viêm tai giữa không hay mắc căn bệnh khác. Các kỹ thuật chẩn đoán có thể được chỉ định bao gồm:
- Nội soi tai hoặc cả vùng hầu mũi bằng ống mềm
- Lấy mẫu tế bào tai làm xét nghiệm
- Đo thính giác
- Đánh giá chức năng vòi nhĩ
- Xét nghiệm vi sinh.
Các xét nghiệm trên cho phép bác sĩ đánh giá được mức độ viêm tai giữa và nguyên nhân gây bệnh cụ thể cho chị em. Đây cũng chính là căn cứ quan trọng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và an toàn nhất cho bà bầu bị viêm tai giữa.
Xem thêm: Viêm Tai Giữa Thanh Dịch: Cách Nhận Biết Và Giải Pháp Điều Trị
Cách trị viêm tai giữa ở bà bầu an toàn
Trong hầu hết các trường hợp, bà bầu bị viêm tai giữa sẽ được chỉ định điều trị bằng nội khoa kết hợp chăm sóc tại nhà để đẩy lùi bệnh một cách an toàn. Đôi khi, phẫu thuật vẫn có thể được đề nghị nếu chị em không đáp ứng được với các phương pháp bảo tồn.
1. Điều trị viêm tai giữa khi mang thai bằng y tế
Can thiệp y tế là cần thiết giúp bà bầu nhanh chóng kiểm soát tốt các triệu chứng của viêm tai giữa. Điều quan trọng là cần lựa chọn được các phương pháp an toàn, cho hiệu quả nhanh chóng và tối ưu nhất để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đối với cả mẹ và thai nhi.
Dùng thuốc chữa viêm tai giữa ở bà bầu:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường: Ibuprofen
- Thuốc kháng viêm tại chỗ: Thông dụng nhất là các thuốc ở dạng nhỏ tai như Otipax, Otinum. Chúng được chỉ định phổ biến cho các bà bầu bị viêm tai giữa nhưng không có mủ và chưa bị thủng màng nhĩ.
- Thuốc co mạch: Nếu vòi nhĩ bị sưng nhiều, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc co mạch cho bà bầu như Nazivin hay Ximelin. Thuốc được khuyến cáo sử dụng ở liều trẻ em để hạn chế tối đa tác dụng phụ có hại cho bà bầu.
- Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh an toàn khi dùng điều trị viêm tai giữa khi mang thai, bao gồm các thuốc điều trị tại chỗ hoặc toàn thân. Thông dụng nhất là Sofradex, Sulfaсyl sodium, Amoxicillin, Flemoxin…
- Thuốc sát trùng, vệ sinh tai: Các trường hợp bị thủng màng nhĩ có thể dùng cồn hay hydrogen peroxide để sát trùng, vệ sinh tai hàng ngày.
- Các loại thuốc khác: Thuốc chống dị ứng, thuốc làm loãng dịch nhầy, thuốc thông mũi…
Phẫu thuật:
Phẫu thuật ít khi được chỉ định cho bà bầu bị viêm tai giữa. Phương pháp này được lựa chọn sau cùng khi điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.
Ca phẫu thuật có thể được thực hiện nhằm mục đích mở thượng nhĩ, chèn ống thông tai, chỉnh hình tai giữa, cắt amidan, loại bỏ khối u chèn ép, khoét rỗng đá chũm hoặc khắc phục tình trạng tắc nghẽn trong ống vòi tai, giúp quá trình dẫn lưu dịch từ tai giữa đến họng diễn ra bình thường. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ phân tích kỹ lợi hại để mẹ bầu hiểu rõ và an tâm hơn.
Tham khảo thêm: Mổ Viêm Tai Giữa Khi Nào? Có Nên Mổ Không? Chi Phí Phẫu Thuật
2. Chăm sóc điều trị tại nhà giảm nhẹ triệu chứng cho bà bầu bị viêm tai giữa
Mẹ bầu bị viêm tai giữa cần được chăm sóc đúng cách để bớt mệt mỏi, cải thiện sức đề kháng và nhanh phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó một số mẹo điều trị tự nhiên cũng có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh, rút ngắn thời gian dùng thuốc.
Dưới đây là một số cách chữa viêm tai giữa cho bà bầu tại nhà đang được lưu truyền trong dân gian. Bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Trộn nước ép nha đam và cây sống đời theo tỷ lệ 1:1. Dùng miếng băng gạc vô trùng thấm hỗn hợp rồi đặt vào trong lỗ tai khoảng 1 tiếng mới lấy ra. Lặp lại ngày 2 lần.
- Xông hơi tai mũi họng bằng các loại tinh dầu có khả năng diệt khuẩn, kháng virus. Chẳng hạn như tinh dầu tràm trà, tinh dầu sả, tinh dầu húng quế,…
- Chườm muối rang nóng, khăn ấm hoặc túi nước nóng bên ngoài tai để giảm đau nhức.
- Pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau, sau đó nhỏ vài giọt vào bên tai bị viêm và lưu lại khoảng 10 phút. Cuối cùng dùng tăm bông thấm khô lại.
Trong sinh hoạt hàng ngày:
- Tập kỹ thuật thở đặc biệt để giảm áp lực cho tai. Khi thực hiện, chị em hãy dùng tay bịt mũi và ngậm chặt miệng, sau đó đẩy hơi qua mũi nhằm giải pháp áp lực trong tai.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là trong những ngày thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
- Ăn uống điều độ, cân bằng giữa các nhóm chất. Tránh ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ.
- Không sử dụng các thức uống có tính kích thích như cà phê, trà sữa, nước uống có gas.
- Vệ sinh tai đúng cách mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh để nước chảy vào trong tai khi tắm.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi kết quả điều trị.
Đọc ngay: Chuyên Gia Tư Vấn Cách Vệ Sinh Khi Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả
Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở bà bầu
Một số giải pháp hữu ích dưới đây có thể giúp chị em giảm được nguy cơ bị viêm tai giữa khi mang thai:
- Hạn chế tắm ở hồ bơi công cộng hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm khiến nước dễ chảy vào trong tai và làm tăng nguy cơ bị viêm tai ngoài, tai giữa. Sau mỗi lần tắm xong, chị em nên dùng khăn ẩm hoặc tăm bông lau khô ngoài tai.
- Lấy ráy nhẹ nhàng bằng dụng cụ chuyện dụng để tránh làm tổn thương đến tai.
- Điều trị triệt để các bệnh lý ở tai mũi họng nếu có, tránh để nhiễm trùng lây lan đến tai giữa.
- Hạn chế đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với các ca nhân có biểu hiện cảm lạnh, cảm cúm.
- Mặc đủ ấm khi trời lạnh.
- Tập các bài thể dục phù hợp mỗi ngày để có sức đề kháng tốt hơn.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Hạn chế thức khuya.
- Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
- Thường xuyên thay đổi tư thế trong lúc ngủ. Tránh giữ nguyên tư thế nằm nghiêng chỉ một bên làm tăng áp lực quá mức lên một bên tai khiến bà bầu bị viêm tai giữa.
Có thể bạn quan tâm
- TOP 7 Bài Thuốc Đông Y Chữa Viêm Tai Giữa Cực Hiệu Nghiệm
- Viêm Tai Giữa Có Mủ: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!