Nội dung chính

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa mãn tính có thủng màng nhĩ cũng cần làm phẫu thuật. Vậy mổ viêm tai giữa hết bao nhiêu tiền? Có nguy hiểm không? Phải nằm viện bao lâu?

Hãy theo dõi những thông tin dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tinh thần và chi phí khi được chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa.

Mổ viêm tai giữa là gì?

Mổ viêm tai giữa là phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho một số bệnh nhân bị nhiễm trùng tai giữa. Ca phẫu thuật được thực hiện trong phòng mổ vô trùng của bệnh viện và do các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề thành thạo trực tiếp đảm nhận.

mổ viêm tai giữa
Mổ viêm tai giữa là phương pháp được lựa chọn sau cùng cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa

Khi làm phẫu thuật viêm tai giữa, bệnh nhân được gây mê toàn thân nên không phải chịu đau đớn. Quá trình mổ có sự phối hợp chặt chẽ giữa khoa ngoại với khoa gây mê hồi sức. Người bệnh được thực hiện các xét nghiệm tầm soát trước khi vào phòng phẫu thuật và có chế độ chăm sóc, theo dõi chặt chẽ sau mổ để hạn chế tối đa nguy cơ gặp tai biến.

Đọc thêm: Bệnh Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Chẩn Đoán Và Điều Trị

Khi nào nên mổ viêm tai giữa?

Viêm tai giữa phát triển sau khi bị virus, vi khuẩn tấn công. Chúng có thể xâm nhập từ đường hô hấp trên hoặc từ tai ngoài vào gây tổn thương, sưng viêm các bộ phận nhỏ trong tai giữa. Đôi khi, tình trạng chấn thương hay việc tiếp xúc thường xuyên với các dị nguyên như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất độc hại… cũng có thể khiến niêm mạc tai giữa cũng như hệ miễn dịch bị kích thích và khiến phản ứng viêm bùng phát.

Không phải trường hợp nào bị viêm tai giữa cũng cần mổ. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng các phương pháp bảo tồn (chẳng hạn như dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa, vệ sinh tai, uống thuốc Đông – Tây y,…) nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực khi bệnh còn nhẹ.

Các trường hợp được chỉ định mổ viêm tai giữa bao gồm:

Phẫu thuật viêm tai giữa cấp tính

Hầu hết bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp tính thường được chỉ định điều trị nội khoa. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân vẫn cần phẫu thuật vì những lý do như:

  • Không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Tình trạng nhiễm trùng không thuyên giảm hoặc tiếp tục tăng nặng sau khi dùng thuốc.
  • Viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, học hành và làm giảm chất lượng sống của người bệnh.
  • Viêm tai giữa kèm ứ dịch kéo dài, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, phì đại VA hoặc tắc ống vòi tai. Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nạo VA hoặc đặt ống thông khí.

Tham khảo thêm: Viêm Tai Giữa Cấp Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Mổ viêm tai giữa chảy mủ

Bệnh nhân viêm tai giữa có mủ ứ đọng nhiều hoặc mủ tai chảy ra ngoài thường được đề nghị làm phẫu thuật. Nguyên nhân xuất hiện mủ là do độc tố của vi khuẩn tiết ra gây kích ứng, nhiễm trùng các mô khỏe mạnh ở tai giữa và tiết ra chất dịch có màu trắng đục hoặc vàng nâu.

Khi nào nên mổ viêm tai giữa
Bệnh nhân bị viêm tai giữa chảy mủ là một trong những đối tượng được chỉ định phẫu thuật

Tình trạng viêm tai giữa chảy mủ thường xảy ra khi bệnh nhân bị thủng màng nhĩ. Mủ thoát ra khỏi tai thông qua lỗ thủng. Bệnh kéo dài còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở não bộ, hình thành cholesteatoma hoặc gây viêm tai xương chũm mãn tính. Việc chỉ định mổ viêm tai giữa trong trường hợp này là bắt buộc và cần thiết phải được tiến hành sớm.

Phẫu thuật viêm tai giữa có biến chứng

Bệnh nhân bị viêm tai giữa cũng được đề nghị mổ khi xuất hiện các biến chứng như:

  • Thủng màng nhĩ: Đây là nguyên nhân chính khiến cho nhiều bệnh nhân bị mất thính lực, điếc. Trẻ bị thủng màng nhĩ kéo dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ lẫn khả năng giao tiếp, tiếp thu kiến thức.
  • Viêm tai giữa có cholesteatoma: Các khối cholesteatoma có khuynh hướng phát triển to hơn theo thời gian gây tổn thương, chèn ép đến xương tai, đồng thời có thể khiến bệnh nhân bị điếc vĩnh viễn.
  • Viêm xương chũm mãn tính: Khi gặp biến chứng này, tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa và xương chũm sẽ tái phát liên tục gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Viêm tai giữa mạn tính có phải mổ không?

Trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật khi:

  • Thủng màng nhĩ làm ảnh hưởng đến khả năng nghe
  • Bệnh nhân có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm khác nếu không được làm phẫu thuật sớm.

Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Gây Ù Tai Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Dứt Điểm

Các phương pháp mổ viêm tai giữa

Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi cá nhân và mục đích của phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa sau:

  • Phẫu thuật xương chũm:

Phương pháp này còn được gọi là mổ viêm tai giữa tiệt căn xương chũm. Bệnh nhân được phẫu thuật xương chũm đơn thuần, mổ xương chũm nhưng vẫn bảo tồn thành sau ống tai (tường dây VII) hoặc phẫu thuật có hạ thấp tường dây VII.

Trong quá trình mổ, các chuỗi xương con trong tai giữa  sẽ được lấy đi và loại bỏ triệt để cholesteatoma. Nhờ vậy mà tỉ lệ tái phát bệnh sau phẫu thuật khá thấp, dao động từ 5 – 17%.

  • Mổ vá màng nhĩ:

Phẫu thuật vá màng nhĩ được thực hiện nhằm khôi phục sức nghe khi viêm tai giữa gây thủng lớp màng ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa. Vật liệu được dùng để vá được lấy từ chính cơ thể của người bệnh. Thường dùng nhất là sụn ở vành tai, bình tai. Đôi khi, sụn cân cơ thái dương cũng được sử dụng để vá màng nhĩ.

  • Mổ vá màng nhĩ và chỉnh sửa xương con trong tai giữa:

Phương pháp phẫu thuật này được chỉ định cho những bệnh nhân vừa bị thủng màng nhĩ, vừa có tổn thương ở xương con.

Kỹ thuật mổ nội soi viêm tai giữa có tính an toàn cao, ít biến chứng và cho thời gian hồi phục nhanh nên thường được ưu tiên lựa chọn.

Xem chi tiết: Tổng Quan Về Giải Pháp Phẫu Thuật Viêm Tai Xương Chũm Dành Cho Bạn

Những điều cần làm trước khi mổ viêm tai giữa

Trước khi tiến hành phẫu thuật viêm tai giữa chũm, bệnh nhân và các nhân viên y tế cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để ca mổ diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là những việc nên làm trước khi mổ:

  • Thăm khám kỹ và thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, mức độ nhiễm trùng cũng như tình trạng tổn thương trong tai giữa.
  • Bác sĩ xác định những vấn đề cần giải quyết trong quá trình mổ.
  • Điều trị tai cho bớt sưng viêm và khô ráo hơn.
  • Đo thính lực, nhĩ lượng
  • Duy trì chế độ ăn uống phù hợp trước thời gian mổ theo hướng dẫn của bác sĩ để có đủ sức khỏe.
  • Ngưng sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật.
  • Tắm rửa và gội đầu sạch sẽ trước ngày mổ.
phẫu thuật viêm tai giữa
Bệnh nhân được thăm khám kỹ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi mổ viêm tai giữa

Quy trình phẫu thuật viêm tai giữa

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị cần thiết, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng mổ và tiến hành phẫu thuật.

  • Bước 1: Hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa trên bàn mổ, nghiêng đầu qua bên tai khỏe mạnh để tai bị viêm hướng lên trên.
  • Bước 2: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.
  • Bước 3: Sử dụng các dụng cụ phẫu thuật tiếp cận với vùng tổn thương. Loại bỏ bệnh tích viêm, vá màng nhĩ và chỉnh hình tai giữa.
  • Bước 4: Khâu chỉnh hình vùng cửa tai và nhét bấc dầu kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Kết thúc quy trình mổ viêm tai giữa, bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sức và lưu lại bệnh viện trong một thời gian nhất định để theo dõi sau mổ.

Xem thêm bài viết: Viêm Tai Giữa Thủng Màng Nhĩ Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Mổ viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bất cứ một ca phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định dù là mổ viêm tai giữa bằng nội soi. Người bệnh có thể gặp tai biến trong hoặc sau khi mổ.

– Trong quá trình mổ:

  • Kích thích mê nhĩ: Khi xương bàn đạp tai giữa bị tác động mạnh, mê nhĩ bị kích thích khiến cho bệnh nhân có cảm giác chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Tổn thương, đứt dây VII dẫn đến liệt mặt ngoại biên.

– Sau phẫu thuật:

  • Buồn nôn hoặc nôn ói do tác dụng phụ của thuốc gây mê.
  • Kích thích mê nhĩ
  • Đau tai
  • Mất khả năng nghe tạm thời
  • Liệt mặt ngoại biên
  • Nhiễm trùng hoặc chảy máu ở vết mổ
  • Nghe kém được xem là một tai biến muộn xảy ra do di lệch trụ dẫn.
Mổ viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Một số biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ viêm tai giữa

Tùy theo biến chứng sau mổ viêm tai giữa mà bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp xử lý phù hợp. Người nhà của bệnh nhân cũng như nhân viên y tế cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện và điều trị tai biến nếu có.

Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân có biểu hiện đau tai, nhức đầu hoặc các dấu hiệu bất thường khác nghi ngờ gặp biến chứng sau phẫu thuật viêm tai giữa.

Đọc thêm: Cách Chăm Sóc Sau Mổ Viêm Tai Giữa Và Những Lưu Ý Cho Bạn

Mổ viêm tai giữa nằm viện bao lâu?

Sau phẫu thuật viêm tai giữa, bệnh nhân cần nằm viện để được nhân viên y tế chăm sóc, theo dõi nhằm phát hiện và kịp thời xử lý biến chứng nếu có. Thời gian nằm viện bao lâu còn tùy thuộc vào khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân và phương pháp phẫu thuật.

Trường hợp nhẹ, bệnh nhân mổ nội soi và có sức khỏe tốt thì thường được xuất viện sau 24 giờ theo dõi tại bệnh viện. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nặng, xuất hiện biến chứng cần lưu lại từ 5 – 7 ngày hoặc lâu hơn. Nếu được chăm sóc tốt sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể phục hồi sau 2 – 3 tuần.

Mổ viêm tai giữa hết bao nhiêu tiền?

Bên cạnh các phương pháp mổ và quy trình thực hiện thì vấn đề chi phí phẫu thuật viêm tai giữa cũng được đặc biệt quan tâm. Thông thường, nhân viên y tế sẽ thông báo cho bệnh nhân biết rõ ràng về chi phí sau khi chỉ định và lựa chọn phương pháp phẫu thuật nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tài chính.

Vấn đề mổ viêm tai giữa hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Phương pháp mổ
  • Mức độ phức tạp của ca phẫu thuật và tình trạng tổn thương ở tai giữa
  • Nơi làm phẫu thuật và bác sĩ thực hiện…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải thanh toán thêm các khoản chi phí phát sinh khác như giường bệnh, vật tư y tế và thuốc sử dụng trong quá trình nằm viện theo dõi. Trong trường hợp có BHYT và điều trị đúng tuyến, bệnh nhân được hỗ trợ phần lớn chi phí phẫu thuật viêm tai giữa nên không còn phải lo lắng quá mức về vấn đề tiền bạc.

Đọc thêm: Chuyên Gia Tư Vấn Cách Vệ Sinh Tai Khi Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả

Lưu ý sau phẫu thuật viêm tai giữa

Sau mổ viêm tai giữa, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để tránh tai biến và nhanh phục hồi sức khỏe. Dưới đây là các vấn đề quan trọng cần lưu ý:

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều ở nơi yên tĩnh
  • Vệ sinh tai, vết mổ và thay bằng hàng ngày. Giữ cho tai luôn khô ráo, sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không đi lại nhiều hoặc vận động mạnh sau phẫu thuật làm ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Cắt chỉ tại cơ sở y tế sau 7 ngày. Trường hợp phẫu thuật vá màng nhĩ thì tháo băng tai sau 15 ngày.
  • Sử dụng các thực phẩm, món ăn mềm, dễ nuốt để không tác động nhiều đến tai. Tránh ăn đồ dai, cứng, khó tiêu hóa, thức ăn nhanh.
  • Trường hợp muốn ho hoặc hắt hơi thì không nên bịt mũi và miệng lại sẽ làm tăng áp suất đến tai giữa, gây đau tai.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là tình trạng đau tai, chóng mặt, đau đầu, sốt.
  • Quay trở lại bệnh viện tái khám theo đúng lịch hẹn.

Sau mổ viêm tai giữa, bệnh nhân có thể bị mất thăng bằng tạm thời. Hãy nhờ sự trợ giúp của người thân mỗi khi di chuyển hoặc tham gia giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe