Nội dung chính

Phẫu thuật hay mổ viêm tai xương chũm thường được chỉ định để điều trị viêm tai xương chũm mãn tính, có cholesteatoma, xuất hiện túi mủ hay các biến chứng nguy hiểm khác. Sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để có thể hồi phục tốt nhất. 

Cách chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm được phân làm 2 dạng là viêm tai xương chũm cấp tính và viêm tai xương chũm mạn tính. Bệnh xảy ra khi phần xương chũm thuộc xương thái dương, nằm ở phía sau vành tai, bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công gây bệnh, hay xuất hiện sau viêm tai giữa.

cách chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm
Phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị viêm tai xương chũm

Mổ hay phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị viêm tai xương chũm, nhất là khi có sự hình thành của túi mủ hay bệnh tích xương nghiêm trọng. Mục đích của phẫu thuật viêm tai xương chũm là để tiệt căn và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để cơ thể được hồi phục tốt nhất.

Tìm hiểu khái niệm: Viêm Tai Xương Chũm Cấp: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Cách chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm như sau:

Cách chăm sóc vết thương sau mổ

Viêm tai xương chũm thường được phẫu thuật mở khoét chũm đơn thuần, khoét rỗng đá chũm bán phần, khoét rỗng đá chũm toàn phần và một số kỹ thuật phẫu thuật đặc biệt cho các thể lâm sàng đặc biệt. Thông thường, phải mất khoảng 3 – 4 tuần sau mổ thì người bệnh sẽ bình phục hoàn toàn.

Các vết thương sau mổ sẽ được băng kín để tránh va chạm, tổn thương, tránh dính nước, nhiễm trùng. Thay băng mới là điều cần thiết trong chăm sóc vết thương sau mổ, để tránh mô mới mọc ăn sâu vào băng cũ, đồng thời cũng giúp đảm bảo vệ sinh cho vết mổ.

Việc thay băng cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thay và số lần thay băng. Khi thay băng vết mổ, cần lưu ý:

  • Khi tháo băng, chỉ nên chạm vào phần băng còn sạch, nếu băng bị bẩn thì nên dùng kẹp để lấy băng ra nhằm tránh gây nhiễm trùng thứ phát cho vết thương
  • Trước khi mở băng và thay băng phải rửa sạch tay sạch sẽ bằng xà phòng, sát khuẩn, sát trùng cẩn thận cho tay.
  • Không được làm bẩn hoặc ướt băng, nên tháo băng ra và thay băng mới một cách nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương.
  • Số lần thay băng phụ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ, có thể thay 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày.

Trường hợp vết thương được bác sĩ băng bằng băng dính, có chỉ định không thay băng, không chạm vào vết thương thì tuyệt đối không được bóc, để băng dính bong ra tự nhiên.

Trường hợp có dịch chảy ra dưới vết thương thì cần đặt bông thấm ở vùng phía dưới, không chạm vào vùng được băng để thấm dịch chảy ra. Việc tắm ra nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thông thường, sau phẫu thuật vài ngày, bệnh nhân có thể tắm nhưng cần tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với vết mổ.

Tìm hiểu định nghĩa: Viêm Tai Giữa Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Ổn định sức khỏe sau phẫu thuật

Việc chăm sóc và ổn định sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật rất cần thiết, có thể giúp bệnh nhân phòng ngừa các tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình hồi phục. Có thể ổn định sức khỏe, tâm lý cho bệnh nhân bằng cách:

  • Cho người bệnh nằm ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, thoải mái. Khi có dấu hiệu buồn nôn, nôn thì nên cho bệnh nhân nghiêng đầu và tiếp tục theo dõi sức khỏe.
  • Sau phẫu thuật, thông thường, nhiều bệnh nhân vẫn chưa ổn định, hồi phục tâm lý. Vì vậy, người thân nên tăng cường tiếp xúc, động việc, trò chuyện gần gũi, hỏi thăm sức khỏe để bệnh nhân được ổn định tâm lý.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
  • Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể giúp bệnh nhân hồi phục vận động cảm giác bằng cách xoa bóp, đi lại, vận động nhẹ nhàng.

Đọc thêm: Cách Chăm Sóc Sau Mổ Viêm Tai Giữa Và Một Số Lưu Ý Cho Bạn

Chăm sóc về vấn đề dinh dưỡng

Ngoài việc chăm sóc vết thương, ổn định sức khỏe sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần được chăm sóc cẩn thận về vấn đề dinh dưỡng. Khi chăm sóc người bệnh về dinh dưỡng thì cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Ngày đầu sau mổ cần ăn theo chế độ dinh dưỡng chăm sóc hậu phẫu. Bệnh nhân ăn uống dựa theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ các thực phẩm nào khác mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Những ngày sau mổ, khi bệnh nhân có thể ăn uống bình thường thì cần đa dạng các loại thực phẩm để cân đối dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn cháo, thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
  • Hoạt động nhai của hàm có thể ảnh hưởng đến vết thương ở tai, do đó, chúng ta nên nhai ở bên hàm đối diện bên tai phải thuật.
Dinh dưỡng sau mổ viêm tai xương chũm
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh

Thông thường, sau phẫu thuật, người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cân đối các nhóm chất như vitamin và khoáng chất, tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ… Đặc biệt, không ăn các thực phẩm khô, cứng, khó nhai, khó tiêu, tránh gặm xương, ăn gân, sụn, các loại thịt dai… Những thực phẩm này không chỉ gây khó khăn cho việc nhai nuốt mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây kích thích vết thương.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng như hải sản, đồ nếp. Theo quan niệm dân gian, những thực phẩm này có thể gây ngứa, mưng mủ, khó chịu ở vết thương. Tuy nhiên, nếu sử dụng với lượng ít thì có thể sẽ không gây vấn đề gì cả. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật để được hướng dẫn chi tiết nhất.

Xem thêm: Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì? Chuyên Gia Giải Đáp Cho Bạn

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Viêm tai xương chũm sẽ được điều trị bằng ngoại khoa kết hợp nội khoa. Sau điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc điều trị phù hợp như kháng sinh, giảm đau, chống viêm, hạ sốt… Các thuốc này có tác dụng giảm đau, hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ điều trị.

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, phải uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và đúng theo phác đồ điều trị. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay tăng giảm liều lượng sử dụng, không dùng các sản phẩm bổ trợ. Trường hợp bệnh nhân muốn dùng thuốc giảm đau, thuốc nhỏ tai, xịt mũi thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, sau khi người bệnh được xuất viện về nhà chăm sóc, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cụ thể. Việc tái khám là để kiểm tra mức độ hồi phục cũng như hiệu quả điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám theo đúng lịch hẹn. Đặc biệt, cần đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Xem chi tiết: Điểm Danh TOP 9 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Hiệu Quả Nhất Cho Bạn

Lưu ý về cách chăm sóc sau mổ viêm xương chũm

Một số lưu ý về cách chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm

  • Về chế độ dinh dưỡng, tốt nhất sau 5 – 7 ngày bệnh nhân vẫn nên ăn đồ mềm, lỏng, nguội. Thức ăn cần chế biến sạch sẽ, đa dạng dưỡng chất đảm bảo vệ sinh
  • Khi ngủ, bệnh nhân nên nằm ngửa hoặc nghiêng về bệnh tai lành, tránh nghiêng người đè ép lên vùng tai được phẫu thuật để không tạo áp lực cho vết thương.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết theo nhu cầu của cơ thể, với người lớn, nên uống 2 lít nước/ngày, tránh dùng nước ngọt có gas, chất kích thích, đồ ăn cay nóng
  • Vệ sinh tai sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng băng gạc hoặc khăn sạch lau khô tai.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, mức độ hồi phục của vết thương. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Nhìn chung, cách chăm sóc sau mổ viêm tai xương chũm tương đối đơn giản, không quá phức tạp. Sau phẫu thuật, các bác sĩ, nhân viên y tế đã hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc để đảm bảo tránh biến chứng và giúp vết thương hồi phục nhanh nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sau phẫu thuật viêm tai xương chũm phù hợp.

Tham khảo thêm

Câu hỏi liên quan

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa