Nội dung chính

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong đời. Đây là độ tuổi trẻ được cho đi nhà trẻ phổ biến hiện nay, cũng là lý do khiến các bậc phụ huynh thắc mắc không biết bệnh viêm tai giữa có lây không?

Sơ lược về bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi
Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi

Tai giữa gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và xương chũm. Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa sưng tấy và viêm nhiễm, thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Nguyên nhân là cấu trúc và chức năng của vòi Eustachian ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm virus xâm nhập, gây bệnh.

Bệnh đa phần do vi khuẩn, virus gây ra, ít gặp do nấm. Các tác nhân thường gặp là phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, virus hợp bào hô hấp, liên cầu khuẩn nhóm A, Haemophilus Influenzae… Ngoài ra, có thể di dị ứng hoặc tắc nghẽn vòi nhĩ gây ra. Thường kết hợp với các yếu tố thuận lợi như thay đổi thời tiết, hở hàm ếch, viêm VA, bệnh về đường hô hấp trên, chấn thương tai, vệ sinh tai không đúng cách.

Các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phải can thiệp và điều trị bằng kháng sinh, chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là các biến chứng về nội sọ như viêm màng não.

Đọc thêm: Cách Vệ Sinh Khi Bị Viêm Tai Giữa Và Những Sai Lầm Cần Tránh

Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa có lây không là thắc mắc của nhiều người. Trả lời vấn đề này, Ths.Bs Cù Tuấn Anh, chuyên khoa Tai – Mũi – Họng cho biết, viêm tai giữa không lây trực tiếp, tuy nhiên, các bệnh nhiễm trùng gây viêm tai giữa có thể lây lan nhanh chóng. Tức là, người bệnh dễ bị lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng, khi mắc các bệnh này sẽ có nguy cơ cao bị viêm tai giữa.

Như đã đề cập, viêm tai giữa là nhiễm trùng tai giữa diễn ra nhanh chóng, đa phần do virus cảm lạnh, virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Khi nhiễm virus, vi khuẩn hoặc gặp phải các tác nhân dị ứng, các ống eustachian, nối từ phía sau cổ họng tới tai giữa, sưng lên, làm giảm thông khí và tích tụ nhiều chất lỏng vi trùng trong tai. Đây chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm khiến bệnh viêm tai giữa phát triển.

Vi khuẩn viêm tai giữa không lây nhiễm. Thế nhưng, nếu người bệnh mắc viêm tai giữa do virus gây cảm lạnh, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, các virus này sẽ lây lan khi bạn tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chúng. Trong số những người mắc bệnh về đường hô hấp, viêm họng, cảm lạnh… sẽ có một số trường hợp bị viêm tai giữa, không phải tất cả mọi người đều sẽ bị.

Như vậy, viêm tai giữa không phải là bệnh lây nhiễm. Nếu người bệnh mắc viêm tai giữa trên nền bệnh cảm cúm, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp thì sẽ có nguy cơ lây lan các loại virus này. Khiến người khác cũng mắc viêm họng, nhiễm trùng hô hấp và có nguy cơ mắc viêm tai giữa.

Tìm hiểu thêm: Viêm Tai Giữa Tái Đi Tái Lại: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Các dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính nhưng phổ biến nhất là trẻ em, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 3 – 36 tháng tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, trong đó đặc trưng và phổ biến nhất là đau nhức tai, suy giảm chức năng nghe của tai.

Đau tai, chảy nhiều dịch lỏng hoặc mủ tai là triệu chứng đặc trưng của bệnh
Đau tai, chảy nhiều dịch lỏng hoặc mủ tai là triệu chứng đặc trưng của bệnh

Các dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa có thể kể đến như:

  • Đau tai, tăng lên khi nằm hoặc gắng sức
  • Sốt cao (với trẻ dưới 36 tháng tuổi), từ trên 38 độ C
  • Có dịch hoặc mủ chảy ra ống tai ngoài
  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn kém
  • Nghe kém, giảm nhạy cảm với âm thanh
  • Đau đầu, ù tai, mất thăng bằng
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay khó chịu, đòi bế, khóc nhiều
  • Có thể xuất hiện tình trạng nôn, tiêu chảy…

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, trẻ đi nhà trẻ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, người bị dị ứng, có tiền sử gia đình bị viêm tai giữa là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác. Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày hoặc kéo dài dai dẳng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa mức độ nhẹ nhất có thể tự khỏi trong 2 – 3 ngày. Nếu sau thời gian này mà bệnh không có chuyển biến tốt, mẹ nên cho bé thăm khám ở bệnh viện uy tín có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán và điều trị. Trường hợp nhẹ thì có thể điều trị nội khoa, nếu nghiêm trọng, điều trị nội khoa không có hiệu quả thì phải tiến hành can thiệp ngoại khoa.

Xem thêm: Bệnh Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể tự khỏi cũng có thể tái phát, lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm, bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính, khiến trẻ thường xuyên gặp các vấn đề về tai, mất thính giác, chậm nói. Để ngăn ngừa viêm tai giữa, bạn nên:

  • Với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời, sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho bé. Tuy nhiên, cần hạn chế cho bé nằm khi bú để ngăn ngừa viêm tai giữa.
  • Cần phòng ngừa mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, cảm cúm…
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, hắt hơi
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, tiêm phòng theo phác đồ tiêm chủng của Bộ Y Tế để bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
  •  Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên, tránh chạm tay vào miệng, mũi, mắt
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, vệ sinh không gian sống sạch sẽ, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.

Đặc biệt, nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý của cơ thể. Khi có các triệu chứng như đau tai, giảm thính giác, có dịch chảy ra từ tai, viêm họng, sốt… thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe