Nội dung chính

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa, gây ra các triệu chứng như đau tai, chảy dịch ra từ tai, đau đầu, nghe kém… Vệ sinh tai, làm sạch các dịch, mủ là điều cách thiết trong quá trình điều trị. Dưới đây là cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa an toàn, đúng kỹ thuật được chia sẻ bởi các chuyên gia y tế.

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng khiến niêm mạc tai giữa bị sưng viêm, phù nề. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, có liên quan đến cấu trúc của vòi nhĩ. Bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, viêm tai giữa không tự khỏi, cần có sự can thiệp của y khoa để điều trị.

Trong quá trình điều trị viêm tai giữa, vệ sinh tai sạch sẽ, đúng cách là hết sức cần thiết. Không chỉ giúp tai được sạch sẽ, thông thoáng mà còn giúp hỗ trợ điều trị, để bệnh nhanh lành hơn. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa như sau:

1. Dùng nước muối sinh lý rửa tai

Chúng ta có thể áp dụng cách rửa tai khi bị viêm tai giữa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch khuẩn, hỗ trợ kháng viêm, giúp loại bỏ nhiễm trùng, dịch mủ chảy ra ngoài ống tai. Việc rửa tai bằng nước muối sinh lý khi bị viêm tai giữa cần được thực hiện đúng cách để tránh gây tổn thương.

Vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho tai
Vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho tai

Chuẩn bị:

  • 2 chiếc khăn sữa sạch
  • 1 chai hoặc tép nước muối sinh lý

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tay với xà bông trước khi vệ sinh tai cho bé
  • Nhúng một phần chiếc khăn vào chậu nước ấm, vắt khô
  • Dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng ở phần vành tai và hõm tai
  • Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý lên phần khăn khô hoặc gạc y tế
  • Lau nhẹ nhàng ở ống tai để giúp tăng hiệu quả làm sạch
  • Dùng chiếc khăn sạch còn lại thấm khô nước quanh tai.

Sau khi tắm, ba mẹ cũng nên vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ. Thực hiện bằng cách hướng dẫn con nghiêng đầu sang một bên, sau đó nghiêng đầu sang bên còn lại cho nước tự chảy ra. Rồi dùng một chiếc khăn mềm, sạch, lau khô ở phần vành tai và hõm tai.

Lưu ý: Khi vệ sinh tai cho trẻ tuyệt đối không đưa khăn vào sâu trong ống tai dù phía trong tai có dịch hoặc mủ. Tuyệt đối không dùng bông tăm, dụng cụ lấy ráy tai đưa vào tai trẻ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển khiến bệnh kéo dài. Không ngoáy tai trước mặt con trẻ vì trẻ dễ bắt chước theo những gì người lớn làm.

Tìm hiểu thêm: Tham Khảo TOP 5 Cách Trị Viêm Tai Giữa Tại Nhà Cực Hiệu Quả

2. Cách vệ sinh mũi cho trẻ bị viêm tai giữa

Khi con bị viêm tai giữa, ngoài việc chú ý vệ sinh tai cho trẻ thì việc làm sạch mũi họng của bé cũng là điều hết sức cần thiết. Cách rửa mũi cho bé cũng đơn giản giống như cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa.

– Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý ấm
  • Khăn sữa

Cách thực hiện:

  • Cho bé nằm ngửa, hơi nghiêng đầu con về một bên, dùng tay giữ cố định đầu bé
  • Đưa lọ nước muối ấm vào gần lỗ mũi, nhỏ từ từ 1 – 2 giọt để tạo độ ẩm
  • Sau 1 – 2 phút thì day nhẹ mũi bé, rồi dùng khăn sữa thấm khô phần dịch tiết ra ngoài lỗ mũi.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng tăm bông để ngoáy mũi bé, không đưa khăn hoặc tay vào sâu trong mũi. Trường hợp mũi con có nhiều dịch nhầy ứ đọng, nên sử dụng dụng cụ hút mũi để hút các dịch này ra ngoài.

– Cách rửa mũi cho trẻ trên 1 tuổi

Với trẻ trên 1 tuổi và lớn hơn, khi trẻ đã biết phối hợp với ba mẹ, chúng ta có thể dùng bình xịt để rửa mũi cho bé. Cách làm này tương đối an toàn, tuy nhiên, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Cách thực hiện:

  • Dùng bình xịt mũi chuyên dụng xịt nước vào từng hốc mũi của trẻ
  • Dùng 2 ngón tay day 2 cánh mũi để nước chảy ra
  • Lấy khăn sạch, thấm lau vùng mũi cho bé

Lưu ý: Việc rửa mũi chỉ thực hiện khi bé thức, trong quá trình xịt, trẻ cần mở miệng để màng hầu che kín giúp nước không chảy vào họng. Việc xịt mũi với nước muối sinh lý chỉ nên thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày, khi con bị viêm tai giữa hoặc khi trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nên dùng nước muối sinh lý được làm ấm để tránh hơi lạnh khiến niêm mạc mũi bé bị tổn thương.

Tham khảo thêm: Bệnh Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa

3. Lưu ý về cách rửa tai khi bị viêm tai giữa

Việc vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa tương đối đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Khi con bị chảy dịch tai, việc làm sạch mủ cho bé là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, không lau quá sâu, đặc biệt là không được dùng bông nút kín tai hoặc dùng tăm bông chọc sâu vào tai để làm sạch dịch, mủ. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên, đặc biệt là tránh để nước vào tai con.

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa an toàn
Không dùng tăm bông chọc ngoáy vào tai khi bị viêm tai giữa

Với cách lau, rửa tai bằng nước muối sinh lý, bạn chỉ nên áp dụng 1 – 2 lần/ngày khi trẻ bị viêm tai giữa. Với những trẻ bị viêm tai giữa tràn dịch, chỉ lau bằng khăn ẩm 1 lần/ngày, những lần còn lại dùng khăn giấy thấm khô dịch ở hõm tai là được. Tuyệt đối không lau tai, vệ sinh tai nhiều lần trong ngày khi con mắc các bệnh về tai.

Việc lau rửa tai thường xuyên cho trẻ không hề có lợi như bạn tưởng. Hành động này vô tình làm tai mất đi lớp màng bảo vệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh. Lớp màng bảo vệ tai rất mỏng, trơn, có tác dụng hỗ trợ đưa da chết, ráy tai ra ngoài. Nếu thường xuyên lau, rửa, ngoáy sẽ làm mất đi lớp bảo vệ này.

Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp rửa tai với vệ sinh mũi họng cho bé khi con bị viêm tai giữa. Tai – mũi – họng có liên quan mật thiết với nhau. Cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh về đường hô hấp có thể gây viêm tai giữa, do vi khuẩn, virus gây bệnh có thể đi từ mặt sau cổ họng vào tai thông qua ống eustachian. Khi ống này sưng lên, chất lỏng sẽ tích tụ trong tai, gây viêm tai giữa.

Tìm hiểu thêm: TOP 9 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Bán Chạy Nhất Hiện Nay

Những sai lầm cần tránh khi vệ sinh tai

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh gây ra triệu chứng đặc trưng là đau tai, chảy dịch tai. Vì vậy, có rất nhiều cha mẹ luôn cố gắng vệ sinh tai, rửa tai cho con để giúp hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng bệnh cho bé. Tuy nhiên, chúng ta thường mắc những sai lầm dưới đây:

– Rửa sâu trong tai và nhiều lần trong ngày

Tai bé thường có dịch, mủ chảy ra, do đó, cha mẹ thường cố gắng vệ sinh sâu trong tai và thường xuyên để giúp tai bé sạch sẽ. Tuy nhiên, thực tế thì, không nên cố gắng ngoáy vào sâu trong tai. Chỉ nên dùng khăn sạch hoặc gạc y tế thấm khô phần dịch mủ bên ngoài.

Nên để dịch, mủ chảy ra ngoài một cách tự nhiên. Việc vệ sinh, ngoáy sâu vào trong tai có nguy cơ đưa vi khuẩn từ ngoài vào trong tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khiến bệnh kéo dài, lâu lành hơn, thậm chí có thể gây ra biến chứng.

– Dùng oxy già, thuốc nhỏ tai cho trẻ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ tai viêm tai giữa cho trẻ. Nhiều cha mẹ thường có xu hướng tự mua oxy già, kháng sinh, thuốc nhỏ tai để điều trị cho con mà không đưa trẻ đến bệnh viện. Đây là một trong những sai lầm thường gặp, có thể gây nguy hiểm cho con.

Thận trọng khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ
Thận trọng khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ

Dùng oxy già sẽ làm bong lớp biểu bì bảo vệ ống tai, khiến vết thương lâu lành, làm chít hẹp ống tai. Thuốc kháng sinh, thuốc bột rắc hoặc nhỏ tai rất nguy hiểm, có thể làm bít tắc dẫn lưu dịch, gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ bị viêm tai giữa.

Có thể bạn quan tâm: Bị Viêm Tai Giữa Có Nên Đi Bơi Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

– Viêm tai giữa không cần vệ sinh mũi họng

Như đã đề cập, Tai – Mũi – Họng có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, trẻ bị viêm tai cũng cần phải rửa mũi, súc họng để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, việc rửa mũi, nhỏ mũi cho bé cần được thực hiện đúng cách, không nên lạm dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Đặc biệt, cần chú ý với thói quen xì mũi sau khi nhỏ, rửa mũi. Mũi và tai thông nhau qua vòi nhĩ, nếu xì mũi bằng cách bóp cả 2 lỗ mũi, sau đó xì mạnh, áp lực sẽ đẩy nước mũi và các tác nhân gây bệnh vào tai, từ đó gây viêm tai. Cách tốt nhất khi xì mũi là bịt một lỗ mũi, xì nhẹ qua lỗ còn lại rồi thực hiện với bên tiếp theo.

– Viêm tai giữa không nguy hiểm

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày, thậm chí với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, bệnh không tự khỏi mà cần có sự điều trị chuyên khoa. Nếu độc lực của vi khuẩn, virus gây bệnh quá mạnh, bệnh sẽ không tự khỏi mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được thăm khám và điều trị.

Đọc thêm: Mổ Viêm Tai Giữa Là Gì? Các Phương Pháp Mổ Và Một Số Lưu Ý

Lời khuyên khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Bên cạnh việc áp dụng cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa, khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trong điều trị, dùng thuốc đủ liều, đúng giờ, không tự ý tăng giảm liều lượng. Đặc biệt, không tự ý mua kháng sinh cho bé dùng, không dừng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm, nên sử dụng kháng sinh đủ liều để tránh nhờn thuốc.
  • Viêm tai giữa ở mức độ nhẹ, trẻ có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà bằng cách hạ sốt, vệ sinh tai, cho con ở phòng thoáng mát. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, dễ tiêu, giàu dưỡng chất.
  • Khi trẻ có các biểu hiện như đau tai tăng lên, sốt cao, quấy khóc nhiều, bỏ bú, bỏ ăn, nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần trong ngày… thì nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám ngay.
  • Cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí, tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội…

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không phải là cách điều trị căn bệnh này. Khi con có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được khám và điều trị kịp thời.

Bài viết xem thêm

Câu hỏi liên quan

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa