Viêm Tai Giữa Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Trị Hiệu Quả

Viêm tai giữa có mủ là tình trạng xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Nếu không được can thiệp và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm mê nhĩ, thủng màng nhĩ, viêm màng não, áp xe nội sọ, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng… 

Viêm tai giữa có mủ là gì?

Viêm tai giữa có mủ hay viêm tai giữa ứ mủ là tình trạng viêm và tạo mủ trong tai giữa, là hiện tượng tích tụ dịch không bị nhiễm trùng ở trong tai giữa. Các chất dịch này thường xuất phát từ việc người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, bị đau họng hoặc cảm lạnh.

Viêm tai giữa có mủ là tình trạng viêm, ứ mủ trong tai giữa
Viêm tai giữa có mủ là tình trạng viêm, ứ mủ trong tai giữa

Ban đầu, đây chỉ là tình trạng tai giữa bị ứ dịch, sau đó, dịch tai bị nhiễm trùng và làm mủ trong tai. Nguyên nhân gây nhiễm trùng dịch tai dẫn đến viêm tai giữa có mủ thường là do vi khuẩn từ mũi, họng gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường phổ biến ở trẻ em. Do cấu trúc của ống eustachian ở tai trẻ ngắn và ngang khiến dịch trong mũi họng dễ đi qua ống này vào tai giữa.

Viêm tai giữa có mủ được chia làm 2 dạng là cấp tính và mạn tính dựa vào thời gian kéo dài của bệnh. Trong đó, viêm tai giữa có mủ cấp tính là tình trạng các dịch mủ trong tai bị nhiễm khuẩn từ mũi họng gây ra. Khi tình trạng dịch ứ trong tai bị nhiễm trùng kéo dài hơn 3 tháng sẽ được gọi là viêm tai giữa thanh dịch mạn tính hay viêm tai giữa ứ mủ mạn tính.

Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Ứ Dịch Là Tình Trạng Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Nguyên nhân gây viêm tai giữa có mủ

Có rất nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây viêm tai giữa có mủ. Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn và virus. Cụ thể:

  • Ở trẻ sơ sinh thường do khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus…
  • Ở trẻ dưới 14 tuổi thường nhiễm Moraxella (Branhamella) catarrhalis, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae…
  • Ở người trên 14 tuổi, thường nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A, S.pneumoniae, S.aureus, H.influenzae…

Có thể thấy, nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm tai giữa có mủ thể cấp tính. Bệnh cũng có thể xảy ra khi do biến chứng của các bệnh về hô hấp như viêm xoang. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa ứ mủ có thể kể đến như:

  • Trẻ sinh non, đề kháng yếu, tình trạng kinh tế xã hội thấp, gia đình có người hút thuốc, tiền sử gia đình mắc bệnh viêm tai giữa, trẻ đi nhà trẻ, học mầm non…
  • Trẻ có bất thường về giải phẫu như hội chứng Down, hở hàm ếch, trẻ gặp các vấn đề này thường có tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ mủ cao hơn do bất thường ở ống eustachian.
  • Bệnh cũng có thể xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm cả người bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch (HIV), có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn những nhóm đối tượng khác.
  • Thay đổi thời tiết khi giao mùa, thời tiết lạnh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn so với các mùa khác.

Trong khi đó, viêm tai giữa ứ mủ mạn tính thường xuất hiện khi bệnh viêm tai giữa cấp tính không được điều trị kịp thời, đúng cách. Bệnh có thể xảy ra do chấn thương tai, chấn thương cơ học, bỏng nhiệt hoặc hóa chất, tắc nghẽn vòi nhĩ… Ngoài ra, có thể do các bất thường về sọ mặt như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, hội chứng Shprintzen-Goldberg, hội chứng Shprintzen, hội chứng DiGeorge…

Xem thêm: Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị Hiệu Quả

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh là trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi. Do trẻ có sức đề kháng yếu, dễ bị trào ngược dạ dày khiến sữa trào vào vòi nhĩ, dễ bị viêm họng tạo điều kiện thuận lợi cho viêm tai giữa hình thành và phát triển.

Đau nhức tai là triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm tai giữa có mủ
Đau nhức tai là triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm tai giữa có mủ

Người bị viêm tai giữa ứ mủ thường có các triệu chứng như:

  • Đau tai, đau từ nhẹ đến nặng
  • Nghe kém, trong tai giữa có dịch
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao, người mệt mỏi
  • Bơ phờ, khó chịu, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Có thể bị sưng mặt, chóng mặt, ù tai, rung giật nhãn cầu, liệt dây thần kinh nặng
  • Có dịch mủ chảy ra từ ống tai ngoài (xảy ra khi có thủng màng nhĩ)…
  • Đau đầu, đôi khi có ù tai, giảm thính lực.

Khi bị viêm tai giữa ứ mủ mạn tính, người bệnh thường có các triệu chứng như nghe kém, chảy dịch tai, chảy mủ tai, đôi khi mủ tai có mùi hôi do nhiễm trùng.

Xem thêm định nghĩa: Viêm Tai Giữa Là Gì? Có Chữa Được Không? Giải Đáp

Viêm tai giữa có mủ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa có mủ hay viêm tai giữa cấp mủ nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra các biến chứng như tổn thương viêm từ tai giữa lan sang các cơ quan bên cạnh, gây các biến chứng ở những cơ quan này như liệt mặt do tổn thương dây thần kinh mặt, áp xe não, viêm màng não, viêm xương chũm cấp…

Không chỉ vậy, nếu tình trạng ứ mủ trong tai giữa kéo dài, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các xương con như gây viêm xương, cứng khớp xương con. Gây ra các vấn đề như nghe kém, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Với những trẻ đang trong giai đoạn học nói, có thể khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, phát âm sai từ ngữ, nói ngọng…

Người bệnh còn có thể gặp phải biến chứng chảy mủ viêm tai giữa. Đây là biến chứng nặng, có thể tiến triển thành mạn tính, tương đối khó điều trị. Biến chứng này thường xảy ra khi viêm tai giữa có mủ cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

Các biến chứng của viêm tai giữa có mủ sẽ vô cùng nguy hiểm với trẻ sinh non, thể trạng yếu, người suy giảm hệ miễn dịch, người mắc các bệnh nặng như lao, đái tháo đường. Khi người bệnh nhiễm vi trùng độc lực cao, sức đề kháng yếu, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính ngay từ đầu.

Có thể thấy, viêm tai giữa có mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn nếu kịp thời thăm khám và được điều trị đúng cách. Vì thế, khi có các dấu hiệu của viêm tai giữa có mủ, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm: Bị Viêm Tai Giữa Có Nên Đi Bơi Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Viêm tai giữa có mủ sẽ được chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng với các triệu chứng bệnh, khai thác bệnh án, kết hợp cùng các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Người bệnh có thể được chỉ định nuôi cấy dịch mủ tai, chụp CT hoặc MRI khi nghi ngờ có cholesteatoma hoặc biến chứng khác hay sinh thiết tai bệnh hay tái phát, có mô hạt dai dẳng.

Viêm tai giữa cần được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách
Viêm tai giữa cần được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa có mủ là điều trị triệu chứng, giảm nguy cơ tái phát, tránh biến chứng. Các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ thường là:

Đối với viêm tai giữa có mủ cấp tính

Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp. Điều trị nội khoa cho viêm tai giữa cấp mủ là kháng sinh, giảm đau, chống viêm, thuốc làm loãng đờm, thuốc kháng histamine… Các biện pháp điều trị viêm tai giữa ứ mủ cấp tính thường là:

  • Dùng thuốc: Thuốc hạ sốt giảm đau sẽ được dùng khi người bệnh sốt trên 38.5 độ C. Thuốc kháng sinh đường uống phổ rộng thường được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa có mủ cấp tính. Chỉ được dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và dùng thuốc.
  • Kháng sinh đồ: Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt với việc sử dụng kháng sinh đầu tay, người bệnh cần được thực hiện xét nghiệm nuôi cấy, làm kháng sinh đồ thông qua chích rạch màng nhĩ. Có thể làm sạch ống tai, hút dịch tai để làm giảm ứ dịch trong tai.
  • Phẫu thuật: Khi màng nhĩ phồng đe dọa vỡ, đe dọa có biến chứng hoặc màng nhĩ có lỗ thủng nhỏ, thì cần chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu dịch. Thường kết hợp với lấy mủ cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ để điều trị. Ngoài ra, nếu bệnh nhi viêm tai giữa có liên quan đến bệnh về hô hấp thì có thể cắt Amidan, nạo V.A…

Đối với viêm tai giữa ứ mủ mạn tính

Viêm tai giữa ứ mủ mạn tính thường được điều trị bằng thuốc nhỏ tai tại chỗ, thuốc kháng sinh hoặc điều trị ngoại khoa tùy trường hợp. Các biện pháp điều trị viêm tai giữa ứ mủ mạn tính là:

  • Dùng thuốc: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai tại chỗ ciprofloxacin với trường hợp có thủng nhĩ. Với các đợt viêm cấp trầm trọng, người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh toàn thân, phổ biến là amoxicillin kết hợp với clavulanic đường uống.
  • Phẫu thuật: Với bệnh nhân bị thủng nhĩ mạn tính không lành trên 3 – 6 tháng sẽ được chỉ định vá lại màng nhĩ. Hoặc tái tạo chuỗi xương con bị gián đoán, chỉnh hình chuỗi xương con thông qua phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Tham khảo thêm: Phẫu Thuật Viêm Tai Xương Chũm: Một Số Lưu Ý Dành Cho Bạn

Lưu ý khi điều trị viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa chảy mủ là bệnh dễ tái phát nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong quá trình điều trị, nhất là điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Khi có dấu hiệu viêm tai giữa, nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Việc dùng thuốc, nhất là kháng sinh phải tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc nhỏ tai không được khuyến khích sử dụng. Vì vậy, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ tai vì có thể gây độc cho tai dẫn đến giảm chức năng nghe của tai, dùng oxy già lau tai có nguy cơ gây viêm da ống tai ngoài.
  • Nên thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để giúp tăng khả năng dẫn lưu dịch từ tai giữa qua vòi Eustachian. Tuy nhiên, không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.
  • Việc rửa mũi bằng xi lanh và hướng dẫn con xì mũi mạnh (ở cả người lớn) sau khi rửa mũi sẽ có nguy cơ gây viêm tai giữa cấp kéo dài.

Nên đọc: Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì? Chuyên Gia Giải Đáp

Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa ứ mủ

Viêm tai giữa chảy mủ có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh theo nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt, đây là bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi, có nguy cơ tái phát cao. Có thể phòng bệnh bằng cách:

  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh nhà ở không gian sống thường xuyên để tránh khói bụi, ẩm mốc, hạn chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga, bia rượu. Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng gan bàn chân, vùng cổ khi giao mùa, nhất là khi thời tiết lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh tay chân, nên rửa mũi khi đi xa về hoặc khi tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, khói bụi…
  • Điều trị sớm các bệnh về tai mũi họng, bệnh viêm tai để tránh nguy cơ bị viêm tai giữa do biến chứng.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa hay bất kỳ bệnh lý nào, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Tham khảo thêm