Nhiều cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà đang được phụ huynh rỉ tai nhau áp dụng với hy vọng con yêu sẽ nhanh chóng khỏi bệnh mà không cần đi khám bác sĩ. Từ tổ bọ ngựa, sáp ong, dầu ô liu cho đến các loại thảo dược dễ kiếm như lá sống đời, kinh giới, lá mơ… đều được các mẹ tận dụng để bào chế thuốc trị bệnh cho trẻ.
8 Cách chữa viêm tai giữa tại nhà cho bé đang được áp dụng phổ biến
Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là các bé trong giai đoạn từ 6 – 36 tháng tuổi. Bệnh không được điều trị tốt có thể để lại nhiều di chứng và biến chứng nặng nề cho bé.
Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, một số cách chữa viêm tai giữa tại nhà cho trẻ cũng đang được đông đảo phụ huynh áp dụng. Bao gồm:
1. Cách chữa viêm tai giữa tại nhà cho trẻ bằng cây sậy
Sậy không đơn thuần là một loại cây cỏ mà còn là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Loại cây này thường phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, chẳng hạn như ven bờ sông, bồ hồ… Cây có thân rỗng, mọc thẳng đứng, khỏe với chiều cao dao động từ 1.8-4m, lá hình ngọn giáo nhọn ở đầu và hoa mọc thành chùm màu tím. Bộ phận được thu hái làm thuốc chữa viêm tai giữa là thân cây sậy còn non.
Y học cổ truyền ghi nhận, cây sậy có tác dụng giải nhiệt, lợi thủy, tả hỏa và sinh tân. Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng cây non chữa viêm tai giữa đúng cách có tác dụng giảm đau tai, tiêu mủ, hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở khu vực tổn thương. Ngoài ra, cây còn có nhiều tác dụng chữa bệnh khác như giảm ho, chống táo bón, điều trị viêm dạ dày cấp, điều hòa kinh nguyệt, chữa viêm phế quản…
Thực hiện cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà bằng cây sậy:
- Chuẩn bị 2 cây sậy non. Cắt bỏ lá, lấy phần thân đem rửa sạch và để ráo nước.
- Đem bẹ non hơ nóng trên bếp than cho chín
- Bỏ cây đã nướng vào trong cối, giã nát rồi vắt lấy nước cốt bỏ vào trong một cái vỏ chai sạch có đầu nhỏ.
- Để cải thiện các triệu chứng của viêm tai giữa, mẹ hãy lấy nước cây sậy nhỏ vào bên tai bị bệnh của bé mỗi lần một giọt.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 lần để nhanh thấy được hiệu quả. Lúc mới thực hiện, con bạn có thể sẽ thấy hơi xót khi nhỏ nước vào tai. Cảm giác này sẽ bớt dần khi tình trạng viêm nhiễm thuyên giảm.
Đọc thêm: TOP 7 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Đông Y Cho Hiệu Quả Tốt Nhất
2. Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà bằng dầu ô liu
Dầu ô liu là nguyên liệu nấu ăn hẳn không còn xa lạ với nhiều mẹ. Đây không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác như làm đẹp và trị bệnh, bao gồm cả viêm tai giữa ở trẻ em.
Được chiết xuất từ quả ô liu, loại dầu này khá lành tính và an toàn cho bé. Nhờ chứa nguồn axit oleic, axit linoleic, axit palmitic và vitamin E phong phú, dầu ô liu có tác dụng sát khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Chúng giúp tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng, đồng thời giảm viêm, xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu và làm se khô bề mặt tổn thương.
Tuy nhiên, cách chữa viêm tai giữa tại nhà cho trẻ chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi được áp dụng trong giai đoạn nhẹ, lúc bệnh của bé mới khởi phát. Tránh thực hiện cho các trường hợp bị nhiễm trùng nặng, có dịch mủ chảy ra.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị dầu ô liu nguyên chất, mỗi lần dùng 1/2 muỗng
- Đổ dầu vào bên trong lọ nước muối đã sử dụng hết.
- Hướng dẫn bé nằm trên mặt phẳng với tư thế nghiêng qua một bên và hướng phần tai bị viêm lên trên.
- Mẹ dùng một tay kéo nhẹ vành tai của bé để mở rộng lỗ tai. Sau đó từ từ nhỏ dầu ô liu vào trong vài giọt liên tục
- Để bé nằm yên trong khoảng 10 phút cho các hoạt chất trong dầu oliu thẩm thấu vào sâu bên trong và phát huy tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm.
- Cuối cùng, mẹ lấy tăm bông hoặc khăn sạch thấm sạch phần dầu thừa chảy ra ngoài.
- Lặp lại các bước trên mỗi ngày 2 – 3 lần trong ít nhất 3 ngày liền.
Đọc thêm: Tham khảo TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam Cực Hay Và Hiệu Quả
3. Trị viêm tai giữa cho trẻ với bài thuốc từ sáp ong
Cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà bằng sáp ong khá nổi tiếng. Nghiên cứu cho thấy, trong sáp ong chứa nhiều acid phenethyl ester, chrysin, bioflavonoids, folic acid cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Chúng có đặc tính kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô bị tổn thương.
Chính nhờ những tác dụng trên mà sáp ong được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm tai giữa cho mọi đối tượng. Dưới đây là cách thức thực hiện đang được nhiều mẹ truyền tai nhau áp dụng để tự trị bệnh cho con tại nhà.
- Chuẩn bị 1 miếng sáp ong và 1 miếng giấy trắng.
- Cuộn tròn miếng giấy lại thành hình điếu thuốc và sáp ong vào bên trong.
- Tiếp theo, mẹ đặt bé nằm nghiêng sao cho phần tai bị viêm hướng lên trên.
- Đặt một đầu cuộn giấy vào lỗ tai bé rồi đốt đầu còn lại. Chú ý giữ lửa nhỏ vừa đủ để tạo luồng khói xông vào trong tai của bé.
- Mỗi ngày xông tai cho bé với sáp ong 2 – 3 lần, tránh để sáp ong rơi vào tai hoặc để lửa cháy đến gần tai bé gây bỏng.
- Áp dụng khoảng 10 ngày liên tục để các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ có sự tiến triển rõ ràng.
Đọc thêm: Tham Khảo Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Nhanh Khỏi Bệnh
4. Cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà bằng lá mơ
Lá mơ thường được dân gian sử dụng để chữa viêm tai giữa cấp và mãn tính cho trẻ em và cả người lớn. Nguyên liệu này khá dễ kiếm và dễ mua. Các mẹ có thể tận dụng hái lá tươi về điều chế thuốc trị viêm tai giữa nhằm giúp con yêu đẩy lùi bệnh một cách an toàn.
Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra, trong lá mơ chứa nhiều hoạt chất quý có tác dụng ức chế rõ rệt đối với nhiều chủng vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng kháng viêm, hút dịch mủ, tạo điều kiện cho các mô bị tổn thương nhanh được tái tạo.
Cách 1:
- Chuẩn bị vài lá mơ tươi, đem rửa kỹ và ngâm trong nước muối loãng để diệt khuẩn.
- Vớt lá ra rổ, để ráo nước hoàn toàn.
- Tiếp theo, bạn hơ lá mơ lông trên lửa cho đến khi mềm nhũn
- Xếp chồng lá lên nhau rồi cuộn lại thành hình điếu thuốc nhỏ. Điều chỉnh độ to của điếu sao cho phù hợp với lỗ tai của bé.
- Nhẹ nhàng đưa cuốn lá vào bên trong tai bé một cách từ từ để không gây đau.
- Để bé nằm yên trong khoảng 10 phút mới lấy lá mơ ra.
Cách 2:
- Trước tiên, bạn cũng đem lá mơ rửa sạch với nước muối loãng tương tự như cách trên.
- Lần lượt hơ từng lá trên lửa cho mềm rồi dùng tay vò nát hoặc giã nhỏ.
- Nhét thuốc vào trong tai mỗi tối trước khi đi ngủ.
Xem thêm: Bị Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì? Chuyên Gia Giải Đáp Các Món Ăn Tốt Nhất
5. Cách chữa viêm tai giữa tại nhà cho trẻ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá trong Đông y là một vị thuốc có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Chủ trị viêm tai giữa, viêm da, táo bón, bệnh trĩ, viêm tai giữa,…
Phân tích thành phần hóa học của rau diếp cá cho thấy, bên cạnh các loại vitamin và khoáng tố thiết yếu cho cơ thể thì rau diếp cá còn chứa một lượng lớn flavonoid và decanoyl-acetaldehyd. Chúng có tác dụng tương tự như kháng sinh, giúp ức chế vi khuẩn gây viêm tai giữa ở trẻ, đồng thời giảm viêm, chống dị ứng, cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bé.
Cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà từ rau diếp cá khá đơn giản. Nguyên liệu này thường được kết hợp với táo đỏ làm thuốc sắc uống để nâng cao hiệu quả điều trị.
Phương pháp thực hiện:
- Chuẩn bị rau diếp cá tươi (30 gram), táo đỏ (10 gram).
- Rau diếp cá mẹ cần đem rửa sạch rồi phơi ngoài nắng to cho khô. Có thể phơi số lượng lớn để dùng dần.
- Bỏ dược liệu đã phơi khô vào trong ấm chung với táo đỏ và 600ml nước.
- Đun sôi ấm thuốc và sắc lên lửa nhỏ trong vòng 20 phút.
- Lọc lấy nước sắc, để nguội rồi chia làm 3 phần đều nhau cho bé uống hết trong ngày.
Xem chi tiết: Điểm Danh TOP 9 Thuốc Nhỏ Trị Viêm Tai Giữa Tốt Nhất Trên Thị Trường
6. Bí quyết chữa viêm tai giữa cho trẻ từ lá sống đời
Lá sống đời là một vị thuốc chữa viêm tai giữa đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền. Thảo dược này có thể dùng cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em.
Dân gian thường hái lá sống đời để bào chế thành thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa cho bé. Các hoạt chất quý trong thảo dược có tác dụng giảm kích ứng, tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm hiện tượng chảy mủ, xoa dịu cơn đau nhức khó chịu.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 đến 5 lá sống đời tươi đem rửa cho thật sạch. Bên cạnh đó, mẹ cần ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 15 phút để vi khuẩn và tạp chất được loại bỏ hoàn toàn.
- Vớt lá ra rổ cho ráo nước rồi bỏ vào cối giã nát. Vắt nước cốt.
- Để trẻ nằm nghiêng trên giường, hướng tai bị viêm lên phía trên và nhỏ trực tiếp 1 – 2 giọt nước cốt lá sống đời vào trong tai của bé.
- Nằm yên vài phút để nước ngấm vào trong vùng tổn thương và phát huy hiệu quả.
- Mỗi ngày áp dụng 3 lần trong khoảng 7 ngày liên tục.
Đọc thêm: Bị Viêm Tai Giữa Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Những Điều Cần Lưu Ý
7. Thuốc sắc chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà từ rau kinh giới và các thảo dược
Kinh giới là loại rau thơm quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong ẩm thực để tăng thêm hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn. Ngoài ra, đây còn là phương thuốc tự nhiên cho các chứng bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, ho, rôm sảy, nóng sốt, đau nhức mình và cả viêm tai giữa ở trẻ em.
Sở hữu hàm lượng flavonoids, rau kinh giới có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất này giúp ức chế phản ứng viêm trong tai bé, tiêu sưng, giảm tiết dịch, giúp tổn thương ở tai giữa nhanh hồi phục. Để nhanh thấy được hiệu quả, y học cổ truyền còn kết hợp kinh giới với một số thảo dược khác.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thang thuốc gồm lá kinh giới, cam thảo, cửu tiết xương bồ, đại liên tử, ngân hoa, cây cúc áo (hoa xuyến chi).
- Rửa sạch tất cả rồi bỏ vào ấm sắc cùng 500ml.
- Đun trên bếp cho đến khi lượng nước trong ấm cạn còn 1/2
- Để nguội và gạn cho bé uống 3 lần trong ngày.
- Áp dụng cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà với bài thuốc sắc này trong 10 ngày liền.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 5 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Tại Nhà Cực Hiệu Quả Cho Bạn
8. Bài thuốc chữa viêm tai giữa tại nhà cho trẻ bằng tổ bỏ ngựa
Tổ bọ ngựa là vị thuốc quý trong y học cổ truyền nổi tiếng với tác dụng chữa viêm tai giữa. Nguyên liệu này được sử dụng làm thuốc trị bệnh với tên gọi là tang phiêu phiêu.
Theo Đông y, những tổ bọ ngựa còn nguyên trứng và hình thành trên thân cây dâu là có giá trị dược liệu tốt nhất. Dược liệu được đem về sấy khô, nung tồn tính cho cháy thành than rồi tán thành bột mịn để trị bệnh. Mẹ có thể dùng bột tổ bọ ngựa ở dạng nguyên chất chữa viêm tai giữa cho trẻ hoặc kết hợp với xạ hương để nhân đôi tác dụng.
Cách 1:
- Sơ chế tổ bọ ngựa thành bột mịn theo cách trên rồi bảo quản trong hũ kín.
- Khi sử dụng, mẹ lấy bột dược liệu thổi vào bên tai bị viêm của bé.
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày trong 5 – 7 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
Cách 2:
- Chuẩn bị 10 gram tổ bọ ngựa và 0.5 gram xạ hương.
- Sấy khô và đốt cháy tổ bọ ngựa thành than
- Tán cả hai nguyên liệu thuốc thành bột mịn, trộn chung với nhau cho đều rồi bỏ vào trong hũ kín.
- Để trị viêm tai giữa cho bé, mẹ chỉ cần lấy tăm bông chấm bột thuốc vào trong tai hoặc thổi bột trực tiếp vào trong tương tự như cách trên. Khi thực hiện nên nhẹ tay và tránh chọc tăm bông vào trong quá sâu khiến vùng tai giữa bị chảy máu và tổn thương nặng nề hơn.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa
Có nên chữa viêm tai giữa tại nhà cho trẻ không?
Những cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà đang được áp dụng khá rộng rãi bởi cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu bào chế thuốc cũng dễ kiếm. Tuy nhiên, hầu hết các mẹo tự nhiên này đều chưa được khoa học chứng thực về hiệu quả. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh về tác dụng thực sự của các bài thuốc dân gian truyền miệng.
Hơn nữa, việc tự ý chữa viêm tai giữa tại nhà cho bé có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm cho bé. Quá trình bào chế thuốc có thể không đảm bảo vệ sinh khiến tai giữa của trẻ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Chưa kể, việc nhỏ nước lá hay đắp thuốc tự chế vào trong tai còn gây tình trạng ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ và khiến bệnh viêm tai giữa ở trẻ diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà hoặc phương pháp điều trị nào khác. Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, hãy đưa con đi khám để được bác sĩ xây dựng phác đồ chữa trị một cách khoa học, giúp bệnh của bé sớm được khắc phục một cách triệt để.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm Tai Giữa Ứ Dịch Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị
- Chuyên Gia Tư Vấn Cách Vệ Sinh Tai Khi Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả