Nội dung chính

Những cách chữa viêm tai giữa tại nhà tuy đơn giản nhưng cần thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả rõ rệt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là 5 mẹo điều trị bệnh tự nhiên đang được áp dụng phổ biến để khắc phục bệnh cho người lớn và trẻ em.

5 Cách chữa viêm tai giữa tại nhà đơn giản

Bệnh viêm tai giữa ảnh hưởng đến mọi đối tượng, nhiều nhất là ở trẻ em. Ngoài việc dùng thuốc kê đơn hay phẫu thuật, một số mẹo tự nhiên cũng được đông đảo bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng để chữa trị bệnh tại nhà. Phổ biến nhất là 5 cách sau:

1. Mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo là nguyên liệu khá quen thuộc, cả trong ẩm thực, làm đẹp lẫn trị bệnh. Nguyên liệu này được lên men tự nhiên từ quả táo nên đặc biệt giàu axit hữu cơ, vitamin C,E và nhiều chất dinh dưỡng quý. Chúng có đặc tính diệt khuẩn, chống nấm, kháng virus tự nhiên, đồng thời chống oxy hóa, đẩy nhanh tốc độ tái tạo các mô bị tổn thương.

Cách Chữa Viêm Tai Giữa Tại Nhà
Cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng giấm táo khá đơn giản, đang được nhiều người áp dụng

Chính nhờ những tác dụng trên mà giấm táo được dân gian sử dụng như một phương thuốc chữa viêm tai, viêm tai giữa ở trẻ em, người lớn và nhiều bệnh lý khác như nhiễm trùng da, mụn, viêm da cơ địa, vảy nến… Ngoài việc thường xuyên sử dụng giấm táo trong chế biến thức ăn để nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi bệnh từ bên trong, bạn có thể dùng giấm táo làm thuốc nhỏ viêm tai giữa.

Một số cách điều trị viêm tai giữa tại nhà bằng giấm táo:

  • Cách 1: Pha loãng giấm táo nguyên chất với nước đun sôi để ấm theo tỷ lệ bằng nhau, khuấy đều và đổ vào trong vỏ chai nước nhỏ mũi sạch đã sử dụng hết. Nghiêng đầu để bên tai bị viêm hướng lên trên rồi nhỏ khoảng 5 giọt hỗn hợp vào trong tai. Giữ nguyên tư thế trong 5 phút rồi nghiêng tai ngược lại và dùng bông gòn thấm khô dịch chảy ra. Thực hiện vài lần trong ngày để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và giúp tình trạng viêm nhiễm bên trong nhanh chóng được kiểm soát.
  • Cách 2: Thay vì nhỏ tai, bạn có thể dùng hỗn hợp nước ấm với giấm táo để súc miệng nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan từ tai giữa ra mũi họng và ngược lại. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để bệnh nhanh được kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm: Viêm Da Cơ Địa Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị?

2. Chườm nóng/chườm lạnh giảm đau do viêm tai giữa

Chườm nóng hay chườm lạnh đều là những cách điều trị viêm tai giữa tại nhà đang được áp dụng rộng rãi. Nếu như chườm lạnh có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, ức chế phản ứng viêm, tiêu sưng thì chườm nóng cũng giúp xoa dịu đáng kể cảm giác đau nhức khó chịu trong tai, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu đem theo dưỡng chất đến chữa lành vùng tai giữa bị tổn thương.

Cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng liệu pháp nhiệt như sau:

  • Nhúng một cái khăn sạch vào trong nước ấm hoặc nước đá lạnh
  • Vắt khăn cho ráo bớt nước, xếp lại và chườm bên ngoài vùng tai bị ảnh hưởng
  • Sau vài phút, bạn lại nhúng khăn vào nước rồi tiếp tục chườm trong khoảng 15 phút.
  • Thực hiện cách này 4 – 5 lần trong ngày để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng đau nhức, sưng viêm trong tai giữa, đồng thời cải thiện tình trạng lưu thông dịch trong vòi nhĩ.

Đọc thêm: Tham Khảo Thêm Cách Vệ Sinh Tai Khi Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả

3. Cách trị viêm tai giữa tại nhà bằng các loại tinh dầu

Một số loại tinh dầu được xem là cứu tinh cho người bị viêm tai giữa. Chúng khá lành tính và có đặc tính kháng viêm, sát trùng tự nhiên nên được dùng làm thuốc trị viêm tai giữa tại nhà.

Ở dạng đậm đặc, tinh dầu có hoạt tính khá mạnh. Bạn nên pha loãng trước khi sử dụng để tránh gây kích ứng cho vùng tổn thương.

Dưới đây là một số loại tinh dầu bạn có thể sử dụng để điều trị viêm tai giữa:

  • Dầu cây chè: Nguồn chất chống oxy hóa phong phú trong dầu cây chè hoạt động tương tự như một loại thuốc sát trùng, chống nấm, tiêu viêm tự nhiên. Bên cạnh đó, các chất có trong tinh dầu còn giúp bảo vệ các mô khỏe mạnh trước sự tấn công của tác nhân có hại, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
  • Dầu húng quế: Các thành phần methyle chavicol, eugenol hay linalool… được tìm thấy trong tinh dầu húng quế hoạt động mạnh mẽ trong việc giảm đau, kháng viêm, đồng thời làm thư giãn thần kinh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Dầu tỏi: Với thành phần giàu allicin, tinh dầu tỏi có tác dụng kháng sinh mạnh. Chất này giúp ức chế vi khuẩn, nấm, giảm hiện tượng viêm tai giữa, viêm tai ngoài hay viêm tai xương chũm mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Tinh dầu tràm trà: Loại tinh dầu này cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn nhờ chứa một lượng lớn terpinen-4-ol và nhiều hoạt chất quý khác.
cách điều trị viêm tai giữa tại nhà
Tinh dầu tràm trà có tác dụng diệt khuẩn, kháng virus tự nhiên nên được dân gian tin dùng để trị bệnh viêm tai giữa tại nhà

Hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa bằng tinh dầu:

  • Pha loãng một trong các loại tinh dầu trên với dầu dừa (hoặc dầu ô liu) theo tỷ lệ 1:1
  • Bôi một ít hỗn hợp ra vùng da nhạy cảm ở cổ tay để đảm bảo chắc chắn bạn không bị dị ứng với tinh dầu trước khi sử dụng cho tai.
  • Tiếp theo, lấy một miếng bông gòn vô trùng nhúng vào hỗn hợp dầu vừa pha và đặt vào tai ngoài cho tinh dầu từ từ thấm vào trong mà không gây tắc nghẽn. Hoặc bạn cũng có thể nhỏ trực tiếp 2 – 3 giọt tinh dầu vào trong tai.
  • Giữ nguyên trong 5 – 10 phút rồi vệ sinh tai bằng khăn sạch.

Xem thêm: Viêm Tai Giữa Có Mủ: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết, Chẩn Đoán Và Điều Trị

4. Cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng thảo dược

Không chỉ tinh dầu mà nhiều loại thảo dược thiên nhiên cũng được dân gian tận dụng triệt để với hi vọng nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên viêm tai giữa. Dưới đây là một số công thức trị bệnh từ các nguyên liệu dễ kiếm:

  • Rau diếp cá:

Thành phần decanoyl-acetaldehyd được tìm thấy trong rau diếp cá chính là một chất có tác dụng kháng sinh, giúp diệt khuẩn, đẩy lùi tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng ở tai giữa. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp thanh nhiệt, hạ sốt, tiêu độc và tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.

Để trị bệnh viêm tai giữa, bạn hãy lấy 2g rau diếp cá khô đem hãm trà hoặc sắc uống hàng ngày. Hoặc dùng dược liệu sắc kỹ với vài quả táo tàu và gạn lấy nước uống. Kiên trì sử dụng thuốc cho đến khi các triệu chứng bệnh có sự tiến triển tốt.

  • Kinh giới:

Mẹo chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà bằng rau kinh giới không phải ai cũng biết. Đây là loại rau thơm được sử dụng phổ biến cả trong ẩm thực lẫn y học cổ truyền. Phân tích thành phần của kinh giới cho thấy, thảo dược này chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là flavonoid. Khi được hấp thụ vào cơ thể, chất này hoạt động mạnh mẽ trong việc chống oxy hóa, giảm viêm, diệt khuẩn, ngăn chặn phản ứng dị ứng, xoa dịu cơn ngứa ngáy đau nhức trong tai.

Cách trị viêm tai giữa bằng kinh giới khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 10g kinh giới và 10g cam thảo đem hãm với nước sôi uống hàng ngày khi còn ấm. Loại trà này có vị ngọt thanh rất dễ uống.

  • Lá mơ

Theo kinh nghiệm dân gian, lá mơ không chỉ nhạy cảm với nhiều chủng vi khuẩn, virus gây bệnh mà còn giúp hút dịch mủ trong tai, giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng một cách tự nhiên. Khi sử dụng, bạn nên lựa chọn những lá mơ lông còn tươi, không bị sâu bệnh và rửa kỹ, ngâm chung với nước muối loãng cho sạch tạp chất.

Sau khi sơ chế sạch sẽ, lá mơ được đem hơ trên bếp cho héo. Cuộn tròn lại với kích thước vừa vặn với lỗ tai rồi nhét vào khoảng 10 phút để hút mủ. Lặp lại cách này 2 lần mỗi ngày theo hướng dẫn trên.

ĐỪNG BỎ LỠ: Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì? Một Số Món Ăn Tốt Cho Người Bệnh

  • Lá hẹ:

Hẹ là cây thuốc nam chữa viêm tai giữa đang được nhiều người tin dùng để khắc phục bệnh tại nhà. Thảo dược này có tác dụng kháng sinh, giúp diệt khuẩn, giải độc, tiêu viêm.

Lá hẹ có thể sử dụng trị viêm tai giữa theo đường miệng hoặc làm thuốc nhỏ. Để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh, bạn hãy thường xuyên thêm lá vào trong các món ăn hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt pha chung với vài hạt muối ăn làm thuốc nhỏ tai.

  • Cây sống đời

Cây sống đời nổi tiếng với tác dụng trị bỏng, bệnh trĩ và các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, bao gồm cả viêm tai giữa. Trong lá đặc biệt chứa nhiều phenolic và flavonoid. Chúng có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp giảm đau, giảm tiết dịch, làm thông ống vòi tai, cải thiện thính giác cho người bệnh.

Mỗi lần, bạn hãy hái khoảng 10g lá sống đời tươi, rửa sạch với nước muối loãng rồi xay lấy nước cốt. Cuối cùng, dùng tăm bông thấm nước chấm vào tai bị viêm mỗi ngày 2 lần.

5. Điều trị viêm tai giữa tại nhà bằng thuốc không kê đơn

Để nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn để kiểm soát các triệu chứng viêm tai giữa tại nhà. Trường hợp bị đau nhiều hoặc sốt, các thuốc Ibuprofen hay Acetaminophen có thể giúp hỗ trợ giảm nhiệt độ và tạm thời xoa dịu cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Bên cạnh đó, các thuốc nhỏ tai không kê toa cũng hữu ích cho việc sát trùng, vệ sinh tai hàng ngày. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị cho trẻ em hay bà bầu bị viêm tai giữa.

Tham khảo chi tiết: Review TOP 9 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Tốt Nhất Hiện Nay

Điều trị bệnh viêm tai giữa tại nhà có an toàn không?

Viêm tai giữa là bệnh lý ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ nhỏ. Bệnh có thể diễn tiến thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu không được kiểm soát, điều trị đúng cách và kịp thời.

Trên thực tế, có không ít trường hợp đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi tự chữa viêm tai giữa tại nhà bằng các mẹo dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng qua nghiên cứu khoa học. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc nhỏ các dung dịch tự chế hoặc đưa vật lạ vào tai có thể gây bít tắc, làm tăng nặng tình trạng nhiễm trùng và khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.

cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà
Các mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần được sự cho phép của bác sĩ trước khi áp dụng

Thêm vào đó, những cách chữa viêm tai giữa tại nhà từ tự nhiên còn cho tác dụng chậm, khó kiểm soát được bệnh trong giai đoạn đang tiến triển mạnh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và điều trị bằng các phương pháp khoa học để nhanh khỏi bệnh.

Trong thời gian trị bệnh, bạn cần nghỉ ngơi nhiều, tránh đến những nơi có không khí ô nhiễm và ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không tự ý ngừng dùng thuốc trị viêm tai giữa do bác sĩ kê đơn và cần có sự cho phép của nhân viên y tế khi có ý định thực hiện thêm bất cứ hình thức chữa trị nào khác, bao gồm cả dùng thuốc Đông y, thuốc Nam, thực phẩm chức năng hay mẹo tự nhiên.

Trường hợp viêm tai giữa có dấu hiệu tiến triển nặng như sưng hạch bạch huyết, mất thính lực, đau kéo dài, chảy nhiều dịch mủ từ tai, bạn cần quay trở lại bệnh viện tái khám ngay.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa