Bệnh trĩ thường gặp nhất ở những người sau tuổi 30, đặc biệt là dân văn phòng phải ngồi nhiều. Đây là “căn bệnh khó nói” nên nhiều người thường ngại đi khám cho đến khi bệnh trở nên nặng hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của bệnh này để sớm phát hiện và người bệnh có hướng xử lý kịp thời.
Bệnh trĩ là gì? Phân loại bệnh
Bệnh trĩ tên tiếng Anh là Hemorrhoids chỉ tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị giãn ra (tương tự như giãn tĩnh mạch chân). Ở trạng thái bình thường, những mô này giúp đẩy chất thải ra bên ngoài nhưng nếu chúng bị sưng, viêm thì sẽ hình thành các búi trĩ.
Hiện tượng bệnh trĩ khá phổ biến trong những bệnh về đại trực tràng ở nước ta với tỷ lệ khoảng 30 – 50%. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây ra khá nhiều phiền toái khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị suy giảm.
Trĩ có thể phát triển ở bên trong trực tràng gọi là trĩ nội hoặc ở dưới da xung quanh hậu môn, còn được gọi là trĩ ngoại.
Trĩ nội
Đây là tình trạng búi trĩ xuất hiện trên đường lược. Vì trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn đầu người bệnh không phát hiện được và chỉ thấy tình trạng đi ngoài ra máu. Nếu trĩ to lên, khi đi ngoài sẽ lòi trĩ.
Phân độ trĩ nội gồm:
- Cấp độ 1: Búi trĩ hình thành trong ống hậu môn và người bệnh cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh, đôi khi hơi ngứa ngáy.
- Cấp độ 2: Người bệnh đi ngoài ra máu và có cục thịt nhỏ lồi ra ống hậu môn khi cố gắng gồng mình đi ngoài.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn và người bệnh cần dùng tay để đẩy vào trong. Lúc này cơn đau sẽ nhiều hơn, đặc biệt khi ngồi trên ghế, đi ngoài.
- Cấp độ 4: Búi trĩ bị sa hoàn toàn ra bên ngoài và không thể đẩy vào ống hậu môn được. Người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, hiện tượng chảy máu xảy ra nhiều hơn.
Trĩ ngoại
Búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể sờ thấy, nhìn thấy được, người bệnh dễ dàng cảm nhận được sự đau rát, khó chịu vì tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân như trang phục, ghế ngồi.
Bệnh trĩ ngoại cũng gồm 4 cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: Kích thước búi trĩ chỉ bằng hạt đậu và người bệnh cảm thấy lộm cộm khi ngồi, đôi khi đi ngoài sẽ ra ít máu.
- Cấp độ 2: Cái búi trĩ phát triển và người bệnh sẽ thấy đau rát, khó chịu, ngứa ngáy ở hậu môn và cảm giác vướng víu xuất hiện ngay cả khi đứng hoặc ngồi.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và khiến hậu môn bị tắc, người bệnh bị chảy máu khi đi đại tiện.
- Cấp độ 4: Búi trĩ gây đau đớn cho bệnh nhân và sa ra ngoài hoàn toàn. Nếu không xử lý kịp thời thì sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở hậu môn.
Nguyên nhân bệnh trĩ
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau đây:
- Bị táo bón
Những người có thói quen hay rặn nhiều khi đi ngoài sẽ khiến lòng ống của hậu môn bị tăng áp lực lên 10 lần. Tình trạng táo bón diễn ra trong thời gian dài sẽ là điều kiện để các búi trĩ hình thành. Theo thời gian những búi trĩ này sẽ to ra và lòi ra bên ngoài, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.
- Hội chứng lỵ
Nếu bạn bị hội chứng lỵ, tần suất đi vệ sinh sẽ rất cao. Điều này khiến áp lực trong ổ bụng tăng lên do phải rặn quá nhiều. Ngoài ra những người bị giãn phế quản, viêm phế quản, người lao động nặng cũng có nguy cơ bị tăng áp lực trong ổ bụng và tạo điều kiện để bệnh trĩ tiến triển.
- Thói quen ít vận động, ngồi nhiều, đứng nhiều
Những người làm những công việc phải đứng lâu và ngồi nhiều như: Dân văn phòng, công nhân may mặc, giáo viên, tài xế,… không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp mà cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
- Cơ thể bị lão hóa
Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra càng nhanh, đặc biệt là các cơ ở hậu môn. Chính vì vậy những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người còn trẻ.
- Một số nguyên nhân khác
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân khiến bệnh trĩ xuất hiện. Vậy nên bạn cần bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Phụ nữ đang mai thai cũng có nguy cơ mắc bệnh do thai nhi gây chèn ép lên các tĩnh mạch ở hậu môn người mẹ. Ngoài ra, nếu bạn bị u bướu ở tiểu khung, ung thư trực tràng thì các tĩnh mạch cũng sẽ bị chèn ép và căng phồng lên, tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển.
Dấu hiệu bị trĩ là gì?
Có nhiều biểu hiện bệnh trĩ mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được. Tùy thuộc vào bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại mà những biểu hiện sẽ không giống nhau. Sau đây là một số triệu chứng bệnh trĩ phổ biến bạn nên biết:
- Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ phổ biến nhất và dễ thấy nhất. Khi bệnh nhẹ, máu lẫn trong phân nên người bệnh khó nhận biết. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, máu có thể chảy thành tia và nó có thể xuất hiện ngay cả khi bạn ngồi xổm.
- Xuất hiện búi trĩ: Nếu bị trĩ nội, các búi trĩ sẽ hình thành trong hậu môn và các búi trĩ này sẽ hình thành và thò ra bên ngoài. Khi bệnh nặng những búi trĩ sẽ không thể tụt vào trong được. Còn nếu bị trĩ ngoại, chúng hình thành ở ngoài hậu môn và nếu búi trĩ lớn thì việc đứng lên ngồi xuống sẽ bất tiện và khó khăn hơn rất nhiều.
- Người bệnh bị đau, ngứa rát, khó chịu ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ quá trình bài tiết còn đọng ở hậu môn.
- Bị táo bón.
- Vùng hậu môn sưng tấy, đỏ và đau rát khi đi đại tiện.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, suy nhược do mất máu.
Xem thêm định nghĩa: Dấu hiệu bệnh xương khớp là gì? Biến chứng, cách phòng tránh bệnh
Bệnh trĩ và những biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời
Bệnh trĩ có thể diễn ra vào một giai đoạn hoặc kéo dài suốt cuộc đời người bệnh. Rất nhiều người không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi búi trĩ hình thành và phát triển quá mức mới đi khám. Việc trị bệnh ở giai đoạn nặng sẽ rất khó khăn và người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu: Thường xuyên chảy máu hậu môn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, thậm chí nhiều người bị thiếu máu nặng và thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, chất lượng công việc, cuộc sống bị ảnh hưởng.
- Trĩ sa nghẹt: Đây là tình trạng búi trĩ thò ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong, gây tắc mạch máu. Người bệnh sẽ thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ, không thể dùng tay đẩy vào trong, theo thời gian nó có thể gây hoại tử búi trĩ.
- Tắc mạch: Những cục máu đông rất dễ hình thành trong mạch máu của búi trĩ và khiến việc lưu thông máu bị ứ trệ. Người bệnh cảm thấy đau nhức và tình trạng nãy cũng có thể gây hoại tử.
- Nhiễm trùng: Người bệnh bị viêm loét, nhiễm trùng da xung quanh hậu môn.
- Gây bệnh phụ khoa ở nữ giới: Hậu môn và âm đạo khá gần nhau và vi khuẩn gây bệnh ở hậu môn cũng có khả năng lây lan sang âm đạo. Điều này có thể gây ra hàng loạt bệnh phụ khoa nguy hiểm ở nữ giới.
Bị trĩ phải làm sao – Những phương pháp chữa bệnh hiệu quả
Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị sao cho phù hợp nhất.
Xử lý trĩ bằng mẹo tại nhà
Các mẹo dân gian được áp dụng khi bệnh ở cấp độ 1, chưa gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và búi trĩ chưa to, chưa sa ra ngoài. Các mẹo đó là:
- Dùng lá bỏng: Lá bỏng có vị nhạt, tính mát và giúp tiêu viêm, giảm sưng, giảm ngứa. Nó được dùng nhiều để chữa các bệnh viêm loét da, bệnh trĩ hay viêm dạ dày. Bạn hãy dùng lá bỏng sắc cùng nước để uống mỗi ngày hoặc nhai trực tiếp rồi nuốt để giảm triệu chứng bệnh trĩ.
- Dùng quả sung: Quả sung rất tốt trong việc làm sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm các bệnh về đường tiêu hóa. Sung cũng được dùng nhiều để cải thiện bệnh trĩ, giảm kích thước của các búi trĩ. Bạn có thể dùng sung kết hợp cùng lá lốt, cúc tần, nghệ và muốn đun sôi cùng nước. Sau đó bạn đổ nước ra chậu và dùng để xông búi trĩ. Khi nước đã nguội có thể dùng để rửa hậu môn.
- Dùng nha đam: Nha đam có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giúp làm dịu vùng da xung quanh hậu môn. Bạn có thể dùng nha đam và dầu oliu trộn với nhau và thoa lên búi trĩ, vùng da xung quanh sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
- Dùng rau diếp cá: Rau diếp cá có tính hàn, hơi cay giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và giải độc hiệu quả. Rau diếp cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón và thu nhỏ các búi trĩ. Bạn có thể dùng lá diếp cá giã nát, bỏ phần nước, phần bã đắp lên hậu môn khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước.
Tham khảo thêm: Bệnh Đau Dạ Dày Đi Ngoài Lỏng Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Thế Nào?
Dùng Đông y điều trị bệnh trĩ
Các bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ thường dùng thảo dược an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Một số bài thuốc được áp dụng nhiều thời gian gần đây đó là:
- Bài thuốc số 1 (Thăng trĩ Dưỡng huyết thang): Dùng địa du, thăng ma, tam thất, nghệ vàng, khổ sâm, đương quy, hoàng đằng, phèn phi,… Các vị thuốc dùng dưới dạng đun sắc hoặc được bào chế sẵn để tiết kiệm thời gian đun sắc. Bài thuốc giúp giảm đau, cầm máu, tiêu viêm, đẩy lùi bệnh, giảm kích thước búi trĩ,…
- Bài thuốc số 2: Dùng đẳng sâm, hoàng kỳ, mộc hương, trần bì, bạch linh, bạch truật, tiên hạc thảo, đương quy, chế hoàng tinh. Các vị thuốc sắc cùng nước và dùng uống mỗi ngày, liên tiếp trong 3 tuần.
- Bài thuốc số 3: Dùng hòe hoa, kinh giới tuệ, trắc bá diệp, hoàng bá, chỉ xác. Các vị thuốc sắc và chia thành 3 lần để uống mỗi ngày trong 3 tuần liên tiếp.
- Bài thuốc số 4: Bài thuốc dùng bạch truật, trần bì, sài hồ, cam thảo, thăng ma, hoàng kỳ, đương quy, đẳng sâm,… Các vị thuốc sắc cùng với nước và dùng uống mỗi ngày 3 lần trong 3 – 4 tuần liên tiếp.
Thuốc Đông y sẽ cho thấy hiệu quả chậm vì đa số thành phần tạo nên bài thuốc là thảo dược từ tự nhiên. Vậy nên người bệnh cần kiên trì dùng thuốc theo sự chỉ dẫn từ các lương y, thầy thuốc, tránh bỏ dở liệu trình.
Dùng thuốc Tây y
Rất nhiều bệnh nhân lựa chọn thuốc Tây để chữa bệnh. Phương pháp này khá tiện lợi và đơn giản, không tốn nhiều thời gian nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ nên người bệnh nên cân nhắc dùng theo đúng chỉ dẫn từ chuyên gia, bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, thuốc Aspirin, Acetaminophen,…
- Thuốc co mạch: Thuốc Epinephrine, Norepinephrine, thuốc Phenylephrine,…
- Thuốc giảm đau: Gồm Medicone, Dibucaine, thuốc Trimebutine,…
- Thuốc đặt hậu môn: Calmol, Avenoc, Witch Hazel,…
- Thuốc bôi hậu môn: Thuốc Proctolog, thuốc Hemorrhostop,…
Khi dùng thuốc Tây chữa bệnh, bạn nên dùng theo đúng liều lượng được khuyến cáo để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật
Với bệnh nhân bị trĩ giai đoạn 3 và 4 thì cần áp dụng một số thủ thuật để loại bỏ búi trĩ. Các thủ thuật đó là:
- Thắt dây cao su: Bác sĩ dùng dây cao su để thắt gốc búi trĩ và sau 1 tuần búi trĩ sẽ khô, rụng khỏi hậu môn.
- Chích xơ: Chích xơ là kỹ thuật bác sĩ dùng hóa chất tiêm vào mô trĩ để làm teo búi trĩ.
- Phẫu thuật Longo: Kỹ thuật này sẽ cắt búi trĩ bằng một máy chuyên dùng. Phương pháp này khá an toàn và không đau, phục hồi nhanh.
- Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Được dùng cho cả bệnh nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại. Kỹ thuật này có thể gây tổn thương ở da hậu môn và cần thời gian để hồi phục.
Việc dùng thủ thuật cắt trĩ chỉ được áp dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Những bệnh nhân bị viêm đại tràng hoặc suy giảm miễn dịch thường không được chỉ định vì có thể gây ra biến chứng khá nguy hiểm. Một số bệnh nhân sau khi cắt trĩ có thể gặp phải các biến chứng như: Nhiễm trùng, sưng đau, xuất huyết,…. Vậy nên bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để việc phẫu thuật nhanh chóng và hồi phục nhanh.
Có thể bạn quan tâm: Biểu Hiện Viêm Đại Tràng Thể Táo Bón: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Giới thiệu địa chỉ chữa và cắt trĩ uy tín
Để bạn đọc dễ dàng tìm được địa chỉ cắt trĩ, khám chữa bệnh trĩ uy tín, an toàn, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số bệnh viện, phòng khám ở Hà Nội được nhiều người tìm đến.
Bệnh viện Việt Đức
Người bệnh có thể đến khoa phẫu thuật Tiêu hóa ở nhà D số 40 Tràng Thi, bệnh viện Việt Đức để bác sĩ khám chữa.
- Bệnh viện là địa chỉ hàng đầu cả nước trong chữa bệnh bằng can thiệp phẫu thuật. Nơi đây quy tụ đội ngũ đều là giáo sư, tiến sĩ giỏi của cả nước.
- Khoa phẫu thuật tiêu hóa có 60 giường bệnh, 8 phòng dịch vụ với nhiều trang bị hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của bệnh nhân.
- Các kỹ thuật của khoa gồm: Phẫu thuật Longo, cắt trĩ theo phương pháp kinh điển, khâu búi trĩ theo hướng dẫn của siêu âm đầu dò,…
- Bác sĩ tiêu biểu: Phạm Đức Huấn, Đỗ Trường Sơn, Phạm Hoàng Hà,…
Bệnh viện Quân đội 108
Người bệnh có thể khám bệnh trĩ tại Viện phẫu thuật Tiêu hóa của Bệnh viện TW Quân đội 108 trên đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
- Viện phẫu thuật Tiêu hóa là đơn vị hàng đầu về phẫu thuật tiêu hóa ở Việt Nam với nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao.
- Các kỹ thuật của Viện gồm: Cắt gan, cắt đại trực tràng, cắt trĩ, lấy sỏi đường mật,…
- Đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu tại những trường đại học uy tín của cả nước cũng như trên toàn thế giới.
- Một số bệnh hậu môn trực tràng được điều trị tại đây: Rò hậu môn, trĩ, ung thư đại trực tràng, thoát vị bẹn,…
Chữa trĩ bằng Đông y tại Thuốc dân tộc
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tiến hành chữa bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền. Người bệnh có thể đến Trung tâm tại đường Nguyễn Thị Định, Hà Nội hoặc đường Hoa Lan, TP HCM để bác sĩ tư vấn.
- Trung tâm có hơn 10 năm khám chữa bệnh bằng Đông y và được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá cao.
- Tại đây quy tụ đội ngũ y bác hàng đầu trong khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, tất cả đều có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
- Phương pháp chữa bệnh an toàn, không xâm lấn, sử dụng thảo dược an toàn, lành tính, hiệu quả cao.
- Là địa chỉ được hàng nghìn người dân tin tưởng và lựa chọn trong khám chữa bệnh trĩ.
Bệnh viện Bạch Mai
Người bệnh có thể đến khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai ở tầng 3 tòa nhà Việt Nhật, số 78 Giải Phóng, Hà Nội để được bác sĩ tư vấn khám bệnh.
- Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ chữa bệnh hàng đầu cho người dân khu vực miền Bắc. Khoa Tiêu hóa của bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cùng trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ người bệnh.
- Hàng nghìn bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm bệnh tại đây, kể cả những trường hợp bệnh nặng, khó chữa.
- Các bác sĩ có chuyên môn cao và luôn tận tâm, hết lòng vì người bệnh, tư vấn cho bệnh nhân phương pháp chữa trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
Bệnh viện Đại học Y HN
Người bệnh có thể đến bệnh viện Đại học Y Hà Nội ở đường Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội để khám chữa bệnh trĩ.
- Đây là bệnh viện hạng 1 của cả nước, đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa của người dân.
- Các bác sĩ đều là giảng viên của Đại học Y Hà Nội, có nhiều kinh nghiệm về kiến thức cũng như thực hành.
- Chi phí điều trị bệnh tại đây không quá cao và tại đây có ứng dụng nhiều kỹ thuật cắt trĩ an toàn, mang đến hiệu quả cao.
- Từ lâu, bệnh viện vẫn luôn được nhiều người dân đánh giá là địa chỉ hàng đầu khi muốn khám chữa các bệnh về tiêu hóa.
Đang bị trĩ nên ăn gì và kiêng gì?
Để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, khi đang bị trĩ bạn nên lưu ý bổ sung cũng như hạn chế những thực phẩm sau đây.
Thực phẩm nên ăn
Một số thực phẩm người bị bệnh trĩ nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày bao gồm:
- Bổ sung nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc, đậu phụ,…
- Uống nhiều nước để việc đi ngoài dễ dàng hơn.
- Ăn nhiều rau lang, rau đay, rau dền để nhuận tràng.
- Bổ sung các loại hoa quả như chuối, dưa hấu, táo, củ khoai lang,…
- Thực phẩm giàu sắt giúp hạn chế tình trạng thiếu máu, rất tốt cho bệnh nhân bị trĩ.
Thực phẩm không nên ăn
Ngoài nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh, những thức ăn sau đây không phù hợp cho những ai bị trĩ.
- Đồ ăn mặn, nhiều muối sẽ khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn, không tốt cho bệnh nhân.
- Những đồ ăn có tính cay nóng bệnh nhân bị trĩ cũng nên hạn chế.
- Đồ nhiều đường và tinh bột sẽ tạo nhiều áp lực cho thành ruột và khiến bệnh nặng hơn.
- Các chất kích thích không tốt cho hệ tiêu hóa, bệnh nhân nên tránh xa.
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng ảnh hưởng đến bệnh và khiến bệnh nặng hơn, dễ gây táo bón.
Đọc ngay: Những Mẹo Chữa Lòi Dom An Toàn Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngay tại nhà
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chủ yếu do một số thói quen sinh hoạt hàng ngày, vậy nên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh bằng những cách sau đây:
- Không ngồi quá lâu: Ngồi quá lâu tại một vị trí khiến áp lực tại vùng hậu môn tăng lên và hình thành bệnh trĩ. Bạn cần vận động 5 – 10 phút sau 50 – 60 phút ngồi.
- Đi vệ sinh vào một thời gian cố định: Việc này sẽ giúp cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Không nên nhịn đi ngoài và không rặn quá mạnh vì có thể khiến hậu môn bị tổn thương.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Nên dùng giấy mềm và nước sạch vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn để tránh viêm nhiễm, tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Tập thể dục mỗi ngày: Sau khi ăn bạn nên vận động để thức ăn dễ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra bạn cũng nên tập các môn thể thao ưa thích mỗi ngày để máu lưu thông dễ dàng hơn, tránh áp lực lên hậu môn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên kiểm tra sức khỏe mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện bệnh trĩ (nếu có). Từ đó có giải pháp xử lý bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ khá thường gặp nhưng nhiều người thường không chú ý và khiến bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, khó chữa. Người bệnh nên đi khám khi thấy những dấu hiệu của bệnh để được khám chữa sớm, tránh để bệnh nguy hiểm và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xem thêm: Viêm đại tràng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả