Nội dung chính

Nhiều người gặp phải tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng vô cùng lo lắng, sợ là biến chứng nguy hiểm. Vậy thực chất tình trạng này phản ánh vấn đề sức khỏe nào, làm sao điều trị, cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có đáp án chính xác.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng phản ánh bệnh gì?

Khi dạ dày co bóp bất thường hoặc tăng tiết dịch vị quá mức sẽ gây ra các cơn đau. Vào lúc này cơn đơn từ vùng thượng vị sẽ lan rộng đến xung quanh, điều này có thể kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như đau bụng, đầy hơi,… và cả đi ngoài phân lỏng.

Các dấu hiệu phản ánh bệnh dạ dày đi phân lỏng như sau:

  • Đầu tiên xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị, thường sẽ khởi phát sau khi ăn khoảng 1 giờ.
  • Đi ngoài ra phân lỏng, kèm nước và mùi hôi tanh.
  • Việc đi ngoài phân lỏng này có thể lặp lại 3 – 5 lần/ngày.
Nhiều người gặp phải tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng vô cùng lo lắng
Nhiều người gặp phải tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng vô cùng lo lắng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dạ dày bị tổn thương, suy yếu nên không đủ khả năng thực hiện hoạt động tiêu hóa thức ăn như bình thường. Chính vì vậy, thức ăn khi di chuyển đến đây sẽ không được phân hủy hoàn toàn, nếu tình trạng này kéo dài lâu này sẽ gây áp lực lớn lên đại tràng và tá tràng. Chính điều này đã làm nhu động ruột hoạt động không ổn định, từ đó dẫn đến rối loạn, dẫn đến đại tiện phân dạng lỏng.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của đau thượng vị dạ dày: Nguyên nhân và điều trị hiệu quả

Bị đau bao tử và tiêu chảy nguy hiểm không?

Trong trường hợp thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đã liệt kê phía trên, các bạn cần đi thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bởi những dấu hiệu này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh mà khi để lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, bệnh cũng khó chữa trị và tốn kém hơn.

Một số biến chứng mà người bệnh đau dạ dày đi ngoài nhiều có thể gặp phải nếu không điều trị sớm và đúng cách:

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sụt cân: Những triệu chứng đau dạ dày nếu kéo dài lâu ngày có thể khiến cơ thể người bệnh suy kiệt. Hơn nữa, khi có thêm triệu chứng tiêu chảy, các bạn sẽ càng mất sức, mất nước và không muốn ăn uống. Vào lúc này, các chất dinh dưỡng không được nạp vào cơ thể đầy đủ sẽ gây thiếu chất và nhiều bệnh lý khác.
  • Tăng nguy cơ bị bệnh trĩ: Bệnh trĩ không chỉ xảy ra với những người gặp phải tình trạng táo bón mà tiêu chảy kéo dài cũng sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng. Điều này cũng kéo theo nguy cơ bị trĩ rất cao.
  • Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa: Khi chức năng dạ dày bị ảnh hưởng ít nhiều cũng dẫn đến tổn thương ở đường ruột, các vết loét ngày càng nghiêm trọng và ăn sâu hơn. Điều này kéo theo hệ quả là chảy máu tiêu hóa. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, cần được xử lý kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.

Nguyên nhân nào dẫn đến đau dạ dày đi ngoài lỏng?

Tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, khó nắm bắt. Tuy nhiên, để có phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc tốt nhất, các bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh.

Tình trạng này thường sẽ do 2 nguyên nhân chính gây ra là bệnh lý và yếu tố khách quan, cụ thể như sau:

Nguyên nhân bệnh lý

Khi người bệnh mắc phải một số căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa dưới đây có thể dẫn đến đau dạ dày đi ngoài ra nước, cụ thể:

Tình trạng đau dạ dày bị tiêu chảy thường gặp ở những người bị viêm ruột thừa
Tình trạng đau dạ dày bị tiêu chảy thường gặp ở những người bị viêm ruột thừa
  • Viêm ruột thừa: Tình trạng đau dạ dày bị tiêu chảy thường gặp ở những người bị viêm ruột thừa. Các triệu chứng điển hình lúc này là sốt, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa liên tục,… kèm theo đó là đi ngoài ra nước với tần suất 3 – 5 lần/ngày.
  • Viêm dạ dày ruột: Nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, ăn uống không sạch sẽ hoặc các vấn đề truyền nhiễm khác,… khiến virus rota tấn công, từ đó dẫn đến bệnh viêm dạ dày ruột. Bệnh lý này phổ biến hơn cả ở đối tượng trẻ em và người lớn tuổi có hệ miễn dịch không tốt.
  • Hội chứng ruột kích thích: Các bác sĩ chuyên khoa cho biết hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau dạ dày đi ngoài lỏng. Cụ thể hội chứng này khiến đại tràng và tá tràng bị rối loạn chức năng, đồng thời nhu động ruột hoạt động yếu ớt hơn.
  • Bệnh Celiac: Đây không phải bệnh lý quá phổ biến, tuy nhiên khi bị mắc bệnh Celiac bạn dễ gặp phải tình trạng đau dạ dày kèm đi ngoài ra phân lỏng. Nguyên nhân gây ra bệnh này thường bởi khả năng hấp thụ gluten kém, từ đó dẫn đến đi ngoài nhiều không kiểm soát.

Các yếu tố khách quan

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, tình trạng đau dạ dày tiêu chảy còn do một số nguyên nhân khách quan khác như:

  • Tâm lý căng thẳng lo âu: Nhiều người lầm tưởng rằng vấn đề này không liên quan, tuy nhiên trên thực tế các chuyên gia cho biết đây là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh lý dạ dày, từ đó kéo theo triệu chứng đi ngoài ra nước. Bởi những người có tâm lý lo lắng quá mức dễ tạo thành áp lực lên dạ dày, từ đó khiến khả năng co bóp của bộ phận này bị hạn chế. Chính vì vậy, những người có vấn đề căng thẳng, stress, lo âu lâu dài cũng dễ mắc bệnh về dạ dày.
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là bao tử. Nếu bạn thường xuyên nạp vào cơ thể những loại thức ăn khó tiêu hóa, có tính cay nóng cao rất dễ làm tổn hại đến dạ dày, từ đó gây ra những cơn đau và tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh đau bụng dữ dội và đi ngoài lỏng.

Đọc ngay: Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày Giúp Hỗ Trợ Điều Trị

3 phương pháp điều trị đau dạ dày tiêu chảy

Tùy vào mức độ nguy hiểm của bệnh lý và các biểu hiện cụ thể, với từng trường hợp cụ thể, khi đi khám bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị thích hợp. Trong đó thông thường sẽ gồm 3 cách chữa chính là sử dụng mẹo dân gian tại nhà, bài thuốc Đông y và uống thuốc tân dược. Cụ thể như sau:

Trứng rán lá mơ giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Trứng rán lá mơ giúp cải thiện triệu chứng bệnh

Áp dụng mẹo dân gian

Để xoa dịu các cơn đau và giảm ngay tình trạng đi ngoài liên tục, các bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản phía dưới đây:

  • Uống nước gạo rang cà rốt: Các bạn cho gạo rang và cà rốt vào nồi nấu cho mềm. Sau đó lọc lấy nước cốt từ 2 nguyên liệu này để uống giảm đi ngoài, từ đó ngăn chặn nguy cơ bị mất nước.
  • Trứng rán lá mơ: Chuẩn bị lá mơ rửa sạch, thái lát nhỏ, rồi đập 2 – 3 quả trứng vào, trộn đều với mắm muối. Rán trứng đến khi chín để ăn 2 lần/ngày, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Uống bột quả sung: Sau khi đem phơi khô và xay thành bột mịn, các bạn bảo quản trong lọ thủy tinh để sử dụng lâu dài. Khi bị đau dạ dày về đêm tiêu chảy, bạn lấy 2 thìa bột quả sung, hòa tan cùng với nước ấm để uống. Sử dụng khoảng 3 lần trong ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
  • Uống nước vỏ măng cụt: Các bạn chuẩn bị 3 – 5 vỏ quả măng cụt, mang đi phơi khô, sau đó đun sôi lấy nước. Sử dụng nước này uống mỗi ngày từ 2 – 3 cốc để giảm tiêu chảy.
  • Ăn búp ổi non: Đây là biện pháp dân gian được dùng để trị tiêu chảy rất hiệu quả. Các bạn lấy lá ổi non, đem rửa sạch, để cho ráo nước. Dùng lá ổi chấm thêm một chút muối trắng, cho vào miệng nhai rồi nuốt sẽ giúp giảm tần suất đi ngoài.

Nhìn chung các mẹo dân gian chữa đau dạ dày đi ngoài lỏng phía trên có khả năng giúp giảm bớt triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, các biện pháp này không có khả năng chữa khỏi mà cần áp dụng các biện pháp chuyên sâu hơn.

Bài thuốc Đông y

Áp dụng y học cổ truyền để trị đau dạ dày đi ngoài ra nước mang lại hiệu quả cao, hơn nữa lại khắc phục được các hạn chế về tác dụng phụ ở thuốc Tây y. Hơn nữa các bài thuốc Đông y còn giúp bổ sung thêm dưỡng chất để cải thiện sức khỏe toàn diện. Chính vì vậy, phương pháp trị bệnh này được đánh giá là có độ an toàn cao và ngày càng được nhiều người tin dùng.

Bài thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y
  • Bài thuốc số 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị là mã đề, cam thảo và sắn dây, cho vào ấm sắc cùng 400ml nước. Đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp, lọc lấy nước chia ra làm 3 phần sử dụng hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng cúc tần, mộc thông, lá hương nhu và hoa mã đề để sắc lấy nước uống trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày đến khi thấy bệnh thuyên giảm hoàn toàn thì ngưng lại.
  • Bài thuốc số 3: Chuẩn bị 8g sắn dây, 8g mộc thông, 8g kim ngân, 8g hoàng liên và 8g cam thảo. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào ấm đun với một lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa nhỏ, đến khi cạn thì chắt lấy nước uống hàng ngày, sử dụng liên tục 3 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý các bạn không nên tự ý bốc thuốc, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc Đông y để thăm khám và được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Chia sẻ thêm: 10 bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày hiệu quả

Thuốc Tây y trị đau dạ dày đi ngoài lỏng

Với tình trạng đau dạ dày tiêu chảy thuốc Tây y mang lại hiệu quả khá nhanh, lại tiện lợi nên được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Một số loại điển hình:

Thuốc Tây y trị đau dạ dày đi ngoài lỏng
Thuốc Tây y trị đau dạ dày đi ngoài lỏng
  • Thuốc Dioctahedral Smectite trị tiêu chảy: Phù hợp với mọi lứa tuổi, tuy nhiên mỗi đối tượng sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Trong đó trẻ em mỗi ngày uống từ 1 – 2 gói, người lớn mỗi ngày uống từ 2 – 3 gói.
  • Thuốc Loperamid chữa đi ngoài: Với người bị tiêu chảy nhẹ, mỗi ngày sử dụng 2 – 4g, chia ra 3 lần uống trong ngày. Trong trường hợp đi ngoài nặng nên dùng 3 – 6g, cũng chia ra 3 lần. Trong một ngày cần lưu ý không sử dụng quá 10mg.
  • Nước Oresol: Sử dụng sản phẩm bù nước này để chữa đi ngoài lỏng rất hiệu quả. Trong đó người trưởng thành có thể uống 75ml/kg trong 4 tiếng đồng hồ. Còn trẻ em chỉ uống khoảng 50 – 150ml trong 2 ngày.

Chuyên gia tư vấn: Thuốc dạ dày Vitos: Công dụng, cách dùng, giá bán, tác dụng phụ

Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa đau dạ dày đi ngoài ra nước

Tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng rất dễ tái phát nếu không được chăm sóc hợp lý và điều trị phù hợp. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, các bạn nên chủ động phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ.

Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa đau dạ dày đi ngoài ra nước
Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa đau dạ dày đi ngoài ra nước

Dưới đây là một số khuyến cáo từ chuyên gia, các bạn có thể tham khảo để thực hiện:

  • Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể để ngăn chặn tình trạng mất nước. Cùng với nước lọc, các bạn cũng có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả, nước luộc rau, hay nước ép rau củ,…
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, đảm bảo sử dụng các thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó ưu tiên các món luộc hấp, thay cho những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và hạn chế sử dụng các gia vị cay nóng trong nấu nướng hay ăn trực tiếp.
  • Hình thành thói quen ăn chậm nhai kỹ, ăn uống đúng giờ và đủ bữa. Ngoài 3 bữa ăn chính, các bạn nên có những bữa ăn phụ trong ngày, tránh để ăn quá no hay để bụng quá đói không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tránh thức khuya quá nhiều, hay để cơ thể, hệ thống thần kinh rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái và vui vẻ bạn sẽ luôn có một sức khỏe tốt.
  • Các bạn cũng nên dành thời gian để luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày nhằm cải thể sức đề kháng của cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên không nên vận động ngay sau khi ăn no.
  • Ngoài ra, các bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tiến triển của bệnh. Đồng thời kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và xử lý, tránh để xảy ra biến chứng.

Nhìn chung, tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện những vấn đề bất thường cho thấy bị mắc bệnh. Ngoài ra, chú ý ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và tuân thủ hướng dẫn từ chuyên gia để hỗ trợ cho quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh tốt nhất.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Vi khuẩn Hp có lây không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh dạ dày quan tâm. Được biết, loại khuẩn này có khả năng lây nhiễm rất cao thông qua đường miệng, đường...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể người, có cấu tạo và chức năng như thế nào, hay vị trí nào dễ bị đau,...? Đây đều là những vẫn đề được nhiều người quan...

Xem chi tiết

Bị viêm loét dạ dày có mổ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, đa phần các trường hợp mắc bệnh lý này đều có thể kiểm soát hoàn toàn thông qua...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp