Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Nếu không tìm hiểu và áp dụng những cách chữa đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cùng tìm đọc những thông tin trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Viêm dạ dày ruột cấp là gì?
Viêm dạ dày ruột cấp là tổn thương dưới dạng viêm của lớp lót phía trong dạ dày cùng đại tràng và ruột non. Bệnh lý này khởi phát chủ yếu là do bị nhiễm trùng. Ngoài ra, có một số trường hợp mắc bệnh do uống phải chất độc hòa học, nuốt phải kim loại….
Khi bị viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm trùng virus, vi khuẩn thì có thể lây truyền cho người khác thông qua thực phẩm, đồ uống hoặc lây trực tiếp. Bệnh nếu kéo dài có thể gây tổn thương niêm mạc ruột và khiến người bệnh bị tiêu chảy, tiểu ra máu….
Viêm dạ dày ruột cấp có thể gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân nhưng đa số đều có thể tự khỏi. Với những người trưởng thành, bệnh sẽ không quá nghiêm trọng, nhưng với trẻ nhỏ, người cao tuổi, sức khỏe kém thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đọc thêm: Viêm Dạ Dày Cấp Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm
Nguyên nhân khởi phát bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Như đã thông tin ở trên, bệnh có thể xuất hiện do người bệnh nuốt phải chất độc, nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa,… Ngoài ra, lối sống kém khoa học, ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.
Dưới đây là những nguyên nhân chính khởi phát bệnh lý này.
Nhiễm virus
Phần lớn bệnh nhân bị đau dạ dày ruột cấp do cơ thể nhiễm virus, các loại virus này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm nhiễm và làm bệnh xuất hiện.
- Astrovirus: Đây là virus có thời gian xâm nhập và xuất hiện triệu chứng từ 3 – 4 ngày và được đánh giá là virus nguy hiểm. Nó có thể tấn công vào mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
- Norovirus: Loại virus này cực kỳ nguy hiểm và là loại virus gây bệnh phổ biến, đặc biệt là vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Rotavirus: Đây là virus xuất hiện nhiều vào mùa đông và xâm nhập vào cơ thể thông qua đường phân hoặc miệng. Đối tượng dễ nhiễm virus này nhất là trẻ từ 3 – 15 tháng tuổi và chúng có thể gây bệnh từ 1 – 3 ngày.
- Adenovirus: Virus này xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi và gặp nhiều vào mùa hè. Thời gian ủ bệnh của virus khá lâu nên ít người nhận biết được bệnh.
Xem thêm: Đau Dạ Dày Có Lây Không? Có Di Truyền Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Ký sinh trùng xâm nhập
Ký sinh trùng cũng là một nguyên nhân khác gây bệnh viêm dạ dày với tỷ lệ khoảng 10%. Người bị bệnh do ký sinh trùng gây ra cần đặc biệt chú ý bởi nó khá nguy hiểm và nó cũng gây ra khá nhiều triệu chứng khó chịu cho bạn.
Cách thức lây truyền của chúng thường là thông qua đường miệng sau đó tiến thẳng đến niêm mạc ruột rồi phá hủy cơ thể.
Nhiễm vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hiếm hơn do virus nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Các loại vi khuẩn bệnh viêm dạ dày ruột cấp gồm có:
- Exotoxin: Loại virus này thường xuất hiện trong những thực phẩm bị ô nhiễm vậy nên ăn thực phẩm có thể là nguyên nhân gây bệnh. Lúc này bạn sẽ thấy buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mất nước….
- Enterotoxin: Vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột và gây viêm nhiễm niêm mạc khiến người bệnh bị tiêu chảy.
- Vi khuẩn khác: Các vi khuẩn như Shigella, Salmonella, Campylobacter,… có thể tác động đến ruột và gây viêm nhiễm, khó chịu, tiểu ra máu,…
Nguyên nhân khác
Ngoài 3 nguyên nhân kể trên, viêm dạ dày ruột cấp còn do các yếu tố khác như: Sống chung cùng người mắc bệnh, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước,…
Do vậy, bạn cần đảm bảo các loại thực phẩm ăn hàng ngày luôn đảm bảo vệ sinh, đồng thời luôn giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, không bị ô nhiễm.
Đọc thêm: Vi Khuẩn HP Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Và Cách Chữa
Các biểu hiện của bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong đó, những dấu hiệu sau đây là phổ biến nhất và cần đặc biệt lưu ý:
- Mất nước: Bệnh nhân bị mất nước và cơ thể mệt mỏi kéo dài, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch kém. Mất nước làm bạn cảm thấy khô miệng, khô họng, tiểu ít, môi nứt nẻ,…
- Tiêu chảy: Đa số bệnh nhân bị viêm dạ dày thường có triệu chứng này. Có nhiều trường hợp tình trạng tiêu chảy sẽ kéo dài hơn 3 ngày và kèm triệu chứng như đại tiện ra máu.
- Các triệu chứng khác: Bệnh nhân có thể bị buồn nôn, chán ăn, co cứng vùng bụng, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, sốt cao, buồn ngủ,…
Bị bệnh viêm dạ dày ruột cấp có nguy hiểm không?
Mặc dù không phải bệnh lý quý nguy hiểm nhưng viêm dạ dày ruột cấp có thể gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống hàng ngày của bạn và làm sức khỏe bị suy yếu. Đặc biệt, nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ, người già, sức khỏe kém thì bệnh cũng khá nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,….
Bên cạnh đó, nếu như tình trạng mất nước, tiêu chảy kéo dài thì có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Hôn mê.
- Sưng phù não.
- Suy thận.
- Suy giảm thể tích máu.
- Co giật, động kinh.
Đọc thêm: Viêm Đại Tràng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Hướng dẫn cách điều trị viêm dạ dày ruột cấp hiệu quả nhất
Để xác định chính xác mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh thì bạn cần đến những bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám và chẩn đoán. Sau đó, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Hiện nay, có một số phương pháp chữa viêm dạ dày ruột cấp được bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện đó là:
Các mẹo dân gian chữa bệnh
Với những trường hợp bệnh nhẹ thì bạn có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh ngay tại nhà. Việc đơn giản nhất là uống bù nước, bù điện giải, ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả và các thức ăn mềm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh bằng những thảo dược tự nhiên tại nhà như sau:
Sử dụng nha đam
Nha đam không chỉ giúp giảm viêm nhiễm vết thương ngoài da mà còn hỗ trợ chữa viêm dạ dày ruột cấp rất tốt. Các thành phần trong nguyên liệu này có thể giúp giảm viêm, trung hòa dịch vị, giảm đau và cân bằng hệ tiêu hóa cực tốt.
Cách thực hiện
- Lấy 1 – 2 nhánh nha đam đem rửa sạch và chỉ lấy phần thịt.
- Dùng phần thịt xay nhuyễn rồi để ở trong tủ lạnh để dùng dần.
- Mỗi lần đau nhức, bạn dùng nha đam để cải thiện khó chịu.
ĐỪNG BỎ LỠ: Tham khảo 7 cách dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày cực hay và hiệu quả
Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà có thể giúp chống viêm, giảm sưng, cải thiện khó chịu ở đường ruột, phù hợp với những ai đang bị đau viêm dạ dày.
Cách thực hiện
- Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước sau đó đun sôi trong 5 phút.
- Đến khi nước bạc hà chuyển màu nâu thì chắt ra cốc, thêm chút mật ong, chanh để dùng mỗi ngày.
Sử dụng quế
Quế có chứa eugenol, linalool…. có thể giúp tiêu viêm, giảm sưng, giảm kích ứng, trung hòa dịch vị dạ dày,…
Cách thực hiện
- Chuẩn bị nước cam vắt cùng 3 – 4 khúc quế.
- Đun sôi quế cho đến khi nước chuyển màu nâu đỏ thì tắt bếp.
- Hòa nước quế với nước cam và mật ong để uống mỗi khi đau nhức.
Tham khảo thêm: TOP 12 Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Giúp Giảm Đau Nhanh
Dùng thuốc Tây y chữa bệnh
Với những trường hợp bệnh nặng hơn, bạn có thể dùng thuốc Tây y để cải thiện triệu chứng, đẩy lùi tình trạng viêm loét. Khi dùng các loại thuốc này bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tự mua và tự sử dụng.
Các loại thuốc chữa đau dạ dày được dùng để chữa viêm dạ dày ruột cấp gồm có:
- Thuốc hạ sốt: Trong trường hợp người bệnh bị mất nước nhiều gây sốt thì bác sĩ có thể chỉ định dùng Ibuprofen, Paracetamol,… giúp giảm đau, giảm viêm loét ở khu vực dạ dày, ruột,…
- Thuốc chống tiêu chảy: Các thuốc tiêu chảy hiện nay trên thị trường có khá nhiều, ví dụ như Loperamid, Diphenoxylate,… Chúng giúp phục hồi sức khỏe người bệnh, ngăn ngừa tiêu chảy, ngăn mất nước.
- Thuốc chống buồn nôn: Bạn có thể dùng Promethazine, Ondansetron, Prochlorperazine…. Đây là những thuốc được dùng để giảm buồn nôn, phục hồi sức khỏe, tốt cho bệnh nhân dạ dày.
Đông y chữa bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Theo Đông y, bệnh xuất hiện do mạch lạc không thông, khí huyết ứ trệ và các bài thuốc sẽ tập trung vào việc bài tiết dịch vị dạ dày, tăng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời giảm đau, giảm viêm…
- Bài thuốc số 1: Dùng sài hồ, bồ công anh, chi tử, cúc tần, ô dược, hậu phác, lá muồng trâu, viễn chí, uất kim…. Tất cả nguyên liệu đun cùng 4 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng Sài hồ 12g, Cam thảo 6g, Xuyên khung 8g, Chỉ xác 8g, Hương phụ 10g, Lá khôi 10g, Thanh bì 8g, Lá khôi 10g, Bạch thược 12g. Tất cả đem sắc kỹ, uống 1 thang trong 2 ngày, mỗi ngày từ 2-3 lần.
- Bài thuốc số 3: Thanh bì 10g, Ngô thù du 7g, Hoàng liên 8g, Bạch thược 7g, Trần bì 6g, Trạch tả 8g, Chi tử 8g, Bối mẫu 8g, Đàn bì 8g… Tất cả đem sắc, ngày uống 2-3 lần.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Bằng Đông Y Cực Hiệu Quả
Khám chữa viêm dạ dày ruột cấp ở đâu Hà Nội?
Khi cần đi khám, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh. Họ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác và hướng dẫn bạn cách chữa phù hợp nhất, giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.
Một số cái tên nổi bật trong khám chữa bệnh về dạ dày bạn có thể tham khảo như:
- Bệnh viện Bạch Mai: Khoa Tiêu hóa của bệnh viện quy tụ các y bác sĩ hàng đầu, họ đều là những giáo sư, tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, đã từng khám chữa cho hàng ngàn khách hàng bị dạ dày. Chính vì vậy khi đến đây bạn sẽ được tư vấn giải pháp chữa bệnh phù hợp nhất, an toàn nhất và nhanh khỏi nhất.
- Bệnh viện Việt Đức: Một địa chỉ khám bệnh cực kỳ uy tín khác bạn có thể đến là bệnh viện Việt Đức. Khoa Tiêu hóa của bệnh viện mỗi ngày đón hàng ngàn lượt khách, tất cả đều được các bác sĩ khám chữa tận tình, đưa ra giải pháp chữa bệnh phù hợp nhất, mục đích cuối cùng là đẩy lùi bệnh viêm dạ dày.
Tham khảo thêm: Khám Dạ Dày Ở Bệnh Viện Nào? TOP 11 Địa Chỉ Chữa Bệnh Tốt Nhất Cả Nước
Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp bạn có thể thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, đồng thời tăng cường sức đề kháng bằng cách luyện tập thể dục mỗi ngày.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để vi khuẩn không thể xâm nhập vào cơ thể.
- Bảo vệ không gian sống, giữ nó luôn thoáng đãng, trong lành, không bị ô nhiễm.
- Nếu tiếp xúc với người bệnh thì hãy giữ khoảng cách, tốt nhất là đeo khẩu trang để ngăn ngừa lây bệnh.
- Tuyệt đối không ăn chung, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.
- Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và nên ăn nhiều hoa quả để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Bạn cũng chú ý, khi ăn thì nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và phòng các bệnh lý liên quan.
- Sau khi ăn hãy nghỉ ngơi, không nên hoạt động mạnh, tốt nhất là xem tivi, nghe nhạc hoặc đọc sách.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh, khi điều trị cũng cần tuân theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ về liệu trình chữa bệnh.
Viêm dạ dày ruột cấp tuy không quá nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như hệ tiêu hóa của bạn. Do đó, ngay khi nhận thấy những biểu hiện lạ bạn cần đi khám để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp, tránh để bệnh nặng sẽ rất khó chữa và để lại nhiều biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
- Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Amidan: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị
- Gợi Ý Cách Chữa Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu Đơn Giản, Hiệu Quả