Nội dung chính

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số trường hợp. 

đau dạ dày có bị lây không
Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không?

Đau dạ dày có lây không?

Đau dạ dày là thuật ngữ đề cập đến cơn đau xuất hiện do dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian ngắn do uống nhiều rượu bia, tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ăn đồ cay nóng, stress, thức khuya,…

Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau dạ dày cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa như nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm dạ dày cấp – mãn tính và hội chứng dạ dày kích thích. Nếu xảy ra do bệnh lý, đau dạ dày thường bùng phát thường xuyên vào một số thời điểm cụ thể (sau ăn, khi đói và khi ngủ).

Bên cạnh các thắc mắc về điều trị và cách chăm sóc, “Đau dạ dày có lây không?” cũng vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các chuyên gia, chỉ có trường hợp đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) mới có khả năng lây nhiễm. Đau dạ dày bắt nguồn từ những nguyên nhân khác (sử dụng thuốc, rượu bia, ăn uống không điều độ, stress,…) hoàn toàn không lây sang người khỏe mạnh – kể cả khi tiếp xúc thân mật.

đau dạ dày có bị lây không
Đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là xoắn khuẩn gram âm có cấu tạo đặc biệt. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn trú ngụ trong chất nhầy của dạ dày. Để tồn tại trong môi trường axit, vi khuẩn Hp có khả năng tiết enzyme urease mạnh. Men ure được Helicobacter pylori tiết ra có khả năng phá hủy chất nhầy – cơ quan bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, pepsin, axit và dịch mật trong dịch vị có thể tấn công vào niêm mạc gây hình thành ổ viêm, loét và dẫn đến đau dạ dày.

Xoắn khuẩn Helicobacter pylori tồn tại trong dịch vị, nước bọt và phân. Do đó, vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm qua những đường sau:

  • Lây trực tiếp thông qua hoạt động giao tiếp, hôn môi, bón cho trẻ ăn, ăn uống chung hoặc sử dụng chung các vật dụng như thìa, đũa, chén, bát,…
  • Lây qua đường phân – miệng do không rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến món ăn.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori cũng có thể xâm nhập vào cơ thể do sử dụng nước chưa được đun sôi và rau sống được nuôi trồng bằng phân bón hữu cơ.
  • Ở một số trường hợp, vi khuẩn Hp có thể lây gián tiếp qua vật dụng như thiết bị nội soi, dụng cụ hàn trám răng,… không được vô trùng.

Có thể thấy, đau dạ dày không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, tác nhân gây ra bệnh lý này – vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh, dụng cụ nhiễm khuẩn và nước, thực phẩm không được nấu chín hoàn toàn.

Đọc thêm:

Đau dạ dày có di truyền không?

Đa phần các trường hợp bị đau dạ dày đều bắt nguồn từ nhiễm vi khuẩn Hp, ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này thường xảy ra đồng thời ở nhiều thành viên trong gia đình. Vậy, đau dạ dày có di truyền không?.

Theo ước tính, có 47% trường hợp bệnh nhân đau dạ dày có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Các chuyên gia cho biết, điều này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống hoặc lây nhiễm chéo vi khuẩn Helicobacter pylori do tiếp xúc thân mật. Do đó, trong 47% trường hợp được thống kê không hoàn toàn bị đau dạ dày do di truyền từ những người thân cận huyết.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp bị đau dạ dày cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Thống kê cho thấy, người mang nhóm máu O và có số lượng các tế bào G ở thành dạ dày tăng có nguy cơ bị đau dạ dày cao hơn. Các yếu tố này đều có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Do đó, đau dạ dày được xác định là vấn đề sức khỏe có khả năng di truyền.

Tuy nhiên, đây không phải yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh của đau dạ dày và các bệnh lý có liên quan. Nguyên nhân chính gây đau dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm và thói quen ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học. Di truyền chỉ đóng vai trò là yếu tố thuận lợi khiến niêm mạc dạ dày – tá tràng dễ hình thành ổ viêm, loét.

Đau dạ dày tái đi tái lại do nguyên nhân nào?

Đau dạ dày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe những người xung quanh vì chúng có tính lây nhiễm tương đối cao. Nhiều người bị đau dạ dày tình trạng đã cải thiện đáng kể sau khi thực hiện một số phương pháp điều trị nhưng sau đó họ lại chủ quan, không thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Điều này vô tình khiến cho bệnh tái phát lại lúc nào không hay.

Bệnh đau dạ dày tái phát lại do nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh đau dạ dày tái phát lại do nhiều nguyên nhân khác nhau

Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh đau dạ dày Hp tái phát nhiều lần?

Không tuân theo lời khuyên của bác sĩ hướng dẫn

Tùy theo tình trạng bệnh lý của môi người mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp. Phác đồ điều trị sẽ cho hiệu quả như mong muốn nếu bệnh nhân thực hiện đúng theo những gì được bác sĩ hướng dẫn trong suốt quá trình điều trị.

Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau như công việc bận rộn, thói quen cá nhân mà nhiều người bệnh không thực hiện đúng khuyến cáo. Thậm chí có nhiều trường hợp còn bỏ ngang khi đang điều trị. Vấn đề này khiến cho tình trạng bệnh ngày càng có xu hướng trở nên trầm trọng, khó chữa và nguy hiểm hơn.

Bên cạnh đó sự chủ quan này còn có thể làm cho bệnh đau dạ dày trở thành mãn tính, bị tái đi tái lại nhiều lần và rất khó kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm: Vi khuẩn hp có lây không? Lây qua đường nào và cách phòng ngừa

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, lành mạnh

Một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng là chế độ sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh. Chế độ sinh hoạt sẽ bao gồm các hoạt động liên quan tới chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi của một người.

Việc ăn uống tùy tiện, không đúng bữa và không đảm bảo chất dinh dưỡng, thường xuyên thức khuya,… là những thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa nói chung cũng như tác động xấu tới dạ dày nói riêng.

Có không ít bệnh nhân, nhất là nhóm các bạn trẻ tuổi thường có lối “sống về đêm”, chủ quan với sức khỏe bản thân. Sau khi đã được điều trị khỏi nhưng người bệnh vẫn phải trở lại với cuộc sống và công việc hằng ngày. Họ vẫn phải đối mặt stress, công việc bận rộn. Chính vì lối sống và chế độ sinh hoạt này là nguyên nhân chính khiến bệnh đau dạ dày bị tái đi tái lại.

Vậy nên dù là người bệnh đã từng bị đau dạ dày hay người có sức khỏe tốt thì mỗi người đều nên tự lập kế hoạch và có lối sống khoa học đồng thời nên duy trì thực hiện thói quen tốt.

Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học
Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý nên bổ sung thêm nhóm thực phẩm nhiều dinh dưỡng, nguyên liệu lành tính với dạ dày như gừng, táo, bánh mì nướng, chuối, nghệ vàng, thực phẩm giàu Probiotic, cá hồi,… Bạn cũng nên hạn chế bổ sung thực phẩm như sữa tươi, các thực phẩm chế biến từ sữa, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng, đồ sống và bia rượu, đồ uống có ga,…

Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học cùng lối sống sinh hoạt ăn – ngủ – nghỉ đúng giờ sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đau dạ dày cũng như có một sức khỏe tốt hơn.

Lưu ý: Các Loại Nước Uống Tốt Cho Người Đau Dạ Dày Nên Chọn

Phương pháp chữa trị không đúng, điều trị không tận gốc

Hơn 80% trường hợp bị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp nếu không xử lý bệnh tận gốc rễ, chắc chắn sẽ rất dễ tái đi tái lại. Bởi vi khuẩn Hp là một trong rất ít loại vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường acid dịch vị. Đồng thời, chúng cũng có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, từ đó gây ra các tổn thương cho tế bào niêm mạch và dẫn tới viêm, sưng.

Trường hợp không sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý phù hợp với cơ thể, vi khuẩn Hp sẽ không được loại bỏ. Nhiều người tin rằng “có bệnh thì vái tứ phương” ai mách gì, bảo gì thì dùng sản phẩm đó, dù nguồn gốc không rõ ràng. Những cách này có thể cho hiệu quả tạm thời nhưng không thể ức chế được vi khuẩn Hp hoàn toàn. Đôi khi chúng còn phản tác dụng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Đương nhiên, khi vi khuẩn Hp vẫn còn tồn tại trong dạ dày thì bệnh nhân sẽ không bao giờ khỏi được bệnh đau dạ dày.

Xem ngay:

Các biện pháp phòng ngừa đau dạ dày

Đau dạ dày có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này tác động nhiều đến chất lượng cuộc sống, đồng thời gây sụt cân, mệt mỏi, giảm hiệu suất học tập và lao động. Do đó, chủ động phòng ngừa bệnh được xem là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Các biện pháp phòng ngừa đau dạ dày:

1. Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp

Nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp. Do đó để phòng ngừa bệnh, cần thực hiện các biện pháp hạn chế lây nhiễm chủng vi khuẩn này.

đau dạ dày có di truyền
Ăn chín uống sôi là biện pháp đơn giản để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Cách phòng ngừa vi khuẩn Hp gây đau dạ dày:

  • Nếu gia đình có người thân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, cần ăn uống riêng và tránh tiếp xúc thân mật (hôn môi, sử dụng chung vật dụng,…) để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Thực hiện tốt ăn chín uống sôi, đồng thời cần lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng. Tránh dùng các loại rau củ sống được trồng bằng phân bón hữu cơ.
  • Tập thói quen vệ sinh bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với nguồn nước và đất cát để hạn chế lây nhiễm Helicobacter pylori cùng với các chủng vi khuẩn có hại khác.
  • Lựa chọn các phòng khám, bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị. Mặc dù không có thống kê cụ thể nhưng đã có nhiều trường hợp bị nhiễm xoắn khuẩn Hp và các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh khác do sử dụng thiết bị, dụng cụ chẩn đoán – điều trị chưa được vô trùng tuyệt đối.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Do đó, nên thăm khám định kỳ 1 – 2 lần/ năm để phát hiện sớm sự hiện diện của vi khuẩn. Từ đó có phương án điều trị nhằm bảo vệ sức khỏe và hạn chế lây nhiễm cho những thành viên khác trong gia đình.

Chuyên gia chia sẻ: Những Loại Trái Cây Nên Ăn Khi Đau Dạ Dày Để Nhanh Khỏi

2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp, bạn cũng có xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa đau dạ dày và các bệnh lý có liên quan.

bệnh đau dạ dày có di truyền không
Hạn chế sử dụng rượu bia có thể phòng ngừa đau dạ dày và các bệnh tiêu hóa thường gặp khác

Lối sống khoa học, lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày:

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen,… nếu chưa có chỉ định của dược sĩ/ bác sĩ. Sử dụng NSAID liều cao hoặc dùng trong thời gian dài đều có thể gây đau dạ dày do hình thành ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng.
  • Tuyệt đối không sử dụng đồ uống chứa cồn và tránh hút thuốc lá. Cồn và các chất kích thích đều có thể phá vỡ chất nhầy bảo vệ niêm mạc, đồng thời tăng hoạt động bài tiết axit dẫn đến ăn mòn và tổn thương tế bào biểu mô.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tiết axit và kích thích lên niêm mạc dạ dày như thực phẩm có vị chua (me, cóc, xoài xanh,…), thực phẩm dị ứng, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, rau xanh, trái cây, trứng, thịt,… Khi chế biến món ăn, nên hạn chế sử dụng gia vị, dầu mỡ để bảo tồn giá trị dinh dưỡng và giảm áp lực lên dạ dày.
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn uống điều độ để ổn định hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Tình trạng nhịn ăn, ăn uống quá mức và ăn uống thất thường đều làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
  • Ngoài thói quen ăn uống, đau dạ dày cũng có thể bùng phát do căng thẳng và lo âu quá mức. Do đó để phòng ngừa bệnh, nên cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi, tập thể dục thường xuyên và thực hiện các hoạt động thư giãn để giải phóng căng thẳng.
  • Tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ từ 6 – 8 giờ/ngày. Ít người biết rằng, thức khuya khiến dây thần kinh phế vị bị kích thích. Hệ quả là khiến dạ dày rối loạn nhu động và tăng tiết axit dẫn đến đau vùng thượng vị, buồn nôn, đầy hơi và ăn uống kém.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? Và chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh lý này. Nếu có nguy cơ cao mắc các vấn đề về dạ dày, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe