Những Vị Trí Đau Dạ Dày Phổ Biến Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng biết rõ vị trí đau nhức trên cơ thể. Việc xác định sai vị trí đau có thể dẫn đến tình trạng dùng nhầm thuốc, chữa nhầm bệnh. Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc những vị trí đau dạ dày phổ biến và cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
Tìm hiểu đau dạ dày là gì?
Được biết dạ dày là cơ quan nằm giữa thực quản và tá tràng. Đây là bộ phận tiêu hóa giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ thể và cũng là bộ phận có kích thước lớn nhất. Chức năng lớn nhất của cơ quan tiêu hóa này là chứa và tiêu hóa thức ăn.
Để giúp các bạn có thể nắm rõ hơn về bệnh, đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu sơ bộ về cơ quan này. Theo Đông y, dạ dày là bộ phận nằm giữa thực quản và tá tràng bên trong cơ quan tiêu hóa.
Hiện nay ở nước ta, số người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng nhiều, xu hướng bị bệnh đang gia tăng nhanh chóng và không có sự giới hạn về đối tượng. Bởi vậy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm dạ dày mãn tính, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày…
Nguyên nhân đau dạ dày là do một loại vi khuẩn đặc trưng gọi là HP (Helicobacter Pylori). Cụ thể theo thống kê có khoảng 80% người mắc bệnh chịu tác động của chúng. Khuẩn HP thường có trong những thực phẩm không đảm vệ sinh, an toàn. Chính vì thế, khi chúng ta ăn phải thì sẽ bị chúng tấn công vào thành dạ dày, gây viêm loét dẫn đến đau.
Đau bao tử không phải bệnh nan y nhưng các tổn thương ở đó khá khó lành do thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn và hoạt động trong môi trường ẩm ướt. Bởi vậy, ngay khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám ngay để được kịp thời điều trị.
Vị trí đau dạ dày và dấu hiệu nhận biết?
Dạ dày nằm ở đâu – dạ dày là bộ phận kết nối thực quản và tá tràng. Đây là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa có kích thước lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Vì vậy những cơn đau dạ dày sẽ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, trung khu giữa. Về vị trí đau dạ dày trên bụng chi tiết sẽ được xác định dựa trên các bộ phận của dạ dày.
Một số vị trí thường xuất hiện cơn đau gồm có:
- Đau vùng thượng vị: Đây là vùng bụng bên trên rốn và dưới xương ức. Khi dạ dày ở vị trí thượng vị bị tổn thương, sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, căng tức và khó chịu. Đau dạ dày vùng thượng vị này có mức độ lan nhanh đặc biệt là vùng lưng và ngực.
- Đau vùng bụng giữa: Khi bị đau dạ dày ở vùng bụng giữa sẽ kèm theo một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu. Trong trường hợp chỉ xuất hiện các cơn đau quặn thắt mà không có triệu chứng đi kèm thì nên đi khám chuyên khoa ngay. Vùng bụng giữa có nhiều cơ quan quan trọng và có thể cơn đau xuất hiện từ đó chứ không phải đau dạ dày.
- Đau bụng phía trên bên trái: Biểu hiện là những cơn đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn bụng theo cơn bên trái thì rất nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày – Đau dạ dày là đau ở vị trí nào
Đau dạ dày có nhiều dấu hiệu nhận biết ngoài việc xác định được các vị trí đau bao tử cơ bản thì còn có một số dấu hiệu khác để nhận biết đã mắc bệnh.
- Khi bị đau dạ dày gần như tất cả các trường hợp đều gặp phải cơn đau vùng thượng vị lan sang bụng và thắt lưng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài với mức độ khác nhau tùy tình trạng bệnh.
- Đau kèm theo các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn do niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương, kích ứng với đồ ăn khiến người bệnh khó chịu và nôn.
- Một số trường hợp sẽ bị nôn ra máu do dạ dày của bạn đang bị viêm loét nghiêm trọng. Nôn ra máu kèm theo đi ngoài ra máu, phân đen. Khi thấy dấu hiệu này người bệnh nên đi khám ngay để điều trị kịp thời.
- Khi bị đau dạ dày người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn và thường xuyên mệt mỏi do hệ tiêu hóa hoạt động kém, thức ăn khó tiêu, đầy hơi, ợ chua xuất hiện nhiều hơn.
Dù là đau dạ dày là đau ở chỗ nào thì tình trạng sức khỏe của bạn cũng đang ở mức đáng cảnh báo, cần điều chỉnh thói quen ăn uống để chữa lành vết thương và phục hồi sức khỏe cho dạ dày. Đồng thời nên đi thăm khám để điều trị triệt để, không để bệnh phát triển thành mãn tính và có biến chứng đi kèm.
Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Thì Nên Làm Gì – Gợi Ý 8 Cách Giảm Đau Nhanh
Những cách chữa bệnh đau dạ dày an toàn nhất
Tùy theo cấp độ đau dạ dày cũng như vị trí đau dạ dày mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Một số cách phổ biến và được áp dụng với mọi trường hợp bị đau dạ dày bao gồm:
Chữa đau bao tử đơn giản tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Có nhiều cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả tại nhà và được nhiều người áp dụng. Đặc biệt, những cách này còn tiết kiệm chi phí và không gây ra tác dụng phụ khi dùng.
Sử dụng củ gừng
Gừng là nguyên liệu có tính ấm, giúp kháng viêm và rất tốt cho sức khỏe con người. Gừng cũng được dùng nhiều trong các bài thuốc giúp giảm đau dạ dày, giảm ợ chua, buồn nôn và cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc.
Cách thực hiện
- Cách 1: Người bệnh thái 1 – 2 lát gừng tươi sau đó nhai và từ từ nuốt để giúp giảm cơn đau.
- Cách 2: Lấy 2 – 3 lát gừng hãm cùng nước 5 – 10 phút, sau đó thêm chút mật ong pha cùng để dễ uống hơn.
Lưu ý: Nên chọn gừng tươi, nếu không có thì có thể dùng bột gừng có sẵn.
Chườm ấm giảm đau dạ dày
Đối với những cơn đau dạ dày mức độ nhẹ thì bạn có thể chườm ấm để giảm đau. Nhờ được chườm ấm, mạch máu ở khu vực thượng vị sẽ giãn ra, giúp tình trạng co bóp quá độ giảm dần, qua đó cơn đau bao tử cùng giảm theo.
Cách thực hiện
- Sử dụng 1 túi chườm có đầy nước ấm từ 50 – 60 độ.
- Nhẹ nhàng đặt túi chườm lên vị trí đau dạ dày trong 10 – 20 phút hoặc khi nước nguội.
- Khi chườm người bệnh cần hít thở sâu và đều để cơn đau giảm dần rồi chấm dứt hoàn toàn.
Uống nước cam thảo
Hoạt chất chống oxy hóa ở trong cam thảo có thể giúp trung hòa lượng dịch vị trong dạ dày, từ đó giảm nhanh sự phục hồi của vết loét và ức chế hoạt động của vi khuẩn HP.
Cách thực hiện
- Dùng 1 – 2 rễ cam thảo rửa sạch rồi cho vào trong chén.
- Cho 300ml nước đun sôi vào và hãm từ 10 – 15 phút.
- Nên uống trà khi còn ấm và uống thành từng ngụm nhỏ.
Tham khảo thêm: TOP 6 Cách Chữa Dạ Dày Bằng Chuối Xanh Hiệu Quả Nhất
Tây y chữa bệnh đau bao tử
Trường hợp các cơn đau liên tục, cường độ cao người bệnh cần thăm khám và điều trị bằng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường có trong kê đơn cho bệnh đau dạ dày gồm có:
- Thuốc bột chữa đau dạ dày gastropulgite có tác dụng làm giảm nồng độ axit dạ dày dư thừa, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, tạo một lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác động xấu.
- Thuốc yumangel có tác dụng tiêu viêm, giảm đau tức thì. Nhờ cơ chế ức chế men pectin hoạt động, yumangel chống cơn đau dạ dày hiệu quả hơn.
- Thuốc chữa đau dạ dày phosphalugel trung hòa nồng độ axit trong dạ dày, kiểm soát và khắc phục các triệu chứng ợ hơi, ợ chua và giảm đau nhanh.
Ngoài ra có thể dùng aspirin, amoxicillin, clarithromycin,… Khi sử dụng thuốc Tây cần chú ý liều lượng, nếu dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan chức năng.
Sử dụng bài thuốc Đông y chữa vị trí đau dạ dày
Trong Đông y có nhiều bài thuốc giúp giảm đau dạ dày, tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn bệnh tái phát.
Một số bài thuốc Đông y trị dạ dày, hỗ trợ giảm đau dạ dày, tăng cường sức khỏe khác bạn đọc có thể tham khảo:
Bài thuốc Tiêu giao gia giảm
- Thành phần: Sài hồ, bạch thược, bạch truật, đương quy, phục linh, trần bì, bạc hà, đạ táo, sinh khương, cam thảo.
- Cách thực hiện: Sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc Thông tả yếu phương
- Thành phần: Bạch truật, trần bì, phòng phong, bạch thược, đại táo, sinh khương, cam thảo.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu sắc cùng 200ml đun trong 60 phút rồi uống 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc Tiêu giao hóa ứ thang
- Thành phần: Đương quy, xích thược, thương truật, xuyên khung, phục linh, thanh bì, sài hồ, xa tiền tử, bán hạ, sinh khương, chích thảo.
- Cách thự hiện: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang và dùng uống 3 lần mỗi ngày khi thuốc còn ấm.
Tham khảo thêm: TOP 20 Cách Chữa Đau Dạ Dày Khẩn Cấp Tốt Nhất Hiện Nay 2024
Cách phòng ngừa bệnh dạ dày và ngăn bệnh tái phát tốt nhất
Để không phải quan tâm đến đau dạ dày thường đau ở vị trí nào hay cách điều trị ra sao thì cần xây dựng thói quen và chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày. Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp tới bao tử. Kể cả sau khi điều trị bệnh dứt điểm mà không ăn uống khoa học cũng có thể khiến bệnh tái phát trở lại.
Tips để chăm sóc sức khỏe cho dạ dày:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ đúng bữa, tuyệt đối không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng.
- Hạn chế ăn các đồ ăn cứng, khó tiêu hóa như đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ cay nóng …
- Đau dạ dày ăn gì tốt? Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để thanh lọc dạ dày hàng ngày.
- Ăn chậm, nhai kỹ để giảm thiểu áp lực co bóp cho dạ dày.
- Không nên ăn quá nhiều thịt, không nên ăn quá nó khiến dạ dày bị căng phồng, dễ bị tổn thương niêm mạc.
- Cân bằng công việc và thời gian nghỉ ngơi, nên tập luyện thể thao hàng ngày để giải phóng năng lượng tiêu cực, giảm stress.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc kháng đau hoặc kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ cho dạ dày.
Trên đây là những vị trí đau dạ dày phổ biến và những cách chữa đau dạ dày nhanh an toàn, hiệu quả. Có thể thấy đau dạ dày gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe cho nên người bệnh cần có biện pháp khắc phục sớm. Bên cạnh đó, một lối sống khoa học, lành mạnh cũng sẽ hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả.
Tin tức liên quan:
- 2 Cách Trị Dạ Dày Bằng Lá Vú Sữa Tại Nhà Hiệu Quả
- Nên chọn cách trị đau dạ dày bằng rễ sim hay thuốc điều trị?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!