Nội dung chính

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt với hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt là ở những người bị đau dạ dày, ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát. Cần nắm rõ vấn đề “Bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì” để có sự điều chỉnh phù hợp.

bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì
Nắm rõ “đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì” chính là cơ sở để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Nguyên tắc ăn uống cho người bị đau dạ dày

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa có chức năng sản sinh dịch dị và co bóp liên tục để tiêu hóa thức ăn. Các enzyme trong dịch vị dạ dày sẽ giúp chuyển hóa dưỡng chất. Đồng thời tạo điều kiện cho ruột non hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dạ dày có thể gặp phải tình trạng rối loạn co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương và làm bùng phát các cơn đau. Có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi…

Các chuyên gia cho biết, để có quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt, ngoài các phương pháp y tế, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Việc thay đổi kịp thời các thói quen xấu sẽ làm hạn chế mức độ cũng như tần suất của cơn đau. Hơn nữa còn điều hòa hoạt động co bóp và bài tiết dịch vị. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tổn thương niêm mạc được phục hồi.

Người bị đau dạ dày cần chú ý đến một số nguyên tắc sau để xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

  • Thực phẩm nên bổ sung: Một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên và trung hòa dịch vị rất tốt. Tăng cường bổ sung các thực phẩm này sẽ giúp làm giảm mức độ viêm loét và góp phần cải thiện các triệu chứng một cách đáng kể.
  • Thực phẩm nên hạn chế: Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều acid, sữa động vật, đồ uống chứa cồn hay caffeine, đồ ăn cay nóng, đồ chế biến sẵn, đồ tái, sống… Đây là các loại đồ ăn thức uống không lành mạnh có thể khiến tổn thương ở niêm mạc dạ dày nghiêm trọng thêm.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn thì người bệnh có thể ăn 5 – 6 bữa nhỏ/ ngày. Mỗi bữa chỉ nên tiêu thụ 1 lượng thức ăn vừa đủ để hạn chế gây áp lực cho dạ dày.
  • Ăn chín uống sôi: Người bệnh cần đảm bảo vấn đề ăn chín uống sôi. Bởi tiêu thụ các loại đồ ăn tái, sống có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tại tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Đảm bảo nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế áp lực cho bóp cho dạ dày. Từ đó hỗ trợ làm giảm đau dạ dày, buồn nôn, nôn ói và đầy chướng bụng sau khi ăn. Tránh tình trạng ăn quá nhanh khiến cho dạ dày phải làm việc quá sức khiến cơn đau phát sinh với tần suất thường xuyên hơn.
  • Không vận động hay nằm ngay sau khi ăn: Nằm hay vận động mạnh ngay sau khi ăn đều có thể khiến cơn đau dạ dày bùng phát. Ngoài ra, tình trạng này diễn ra thường xuyên còn làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới. Từ đó dẫn tới nguy cơ mắc chứng trào ngược.
  • Chú ý phương thức chế biến: Người bị đau dạ dày nên chế biến thực phẩm ở dạng luộc, hấp thay vì chiên, nướng xào. Điều này giúp bảo toàn dưỡng chất của thực phẩm và dễ tiêu hóa hơn.
  • Không ăn quá khuya: Nên ăn bữa tối trước 20:00 với lượng thức ăn vừa đủ. Tránh ăn quá khuya bởi có thể làm tăng áp lực lên hoạt động tiêu hóa và dễ bị tăng cân. Hơn nữa, ăn khuya còn khiến dạ dày phải làm việc quá sức, không có thời gian để phục hồi niêm mạc tổn thương.
  • Đa dạng dưỡng chất trong bữa ăn: Người bệnh nên đa dạng các nhóm thực phẩm trong thực đơn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
vai trò của chế độ ăn uống với người bị đau dạ dày
Ăn uống lành mạnh giúp làm giảm đau dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn

Việc ăn uống khoa học và cân bằng không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể. Trường hợp không duy trì chế độ ăn uống hợp lý thì đau dạ dày có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng như hẹp môn vị, loét dạ dày, thủng dạ dày…

Đọc thêm thông tin: 5+ Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Nguy Hiểm Và Phổ Biến Nhất

Bị đau dạ dày nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Bị đau dạ dày nên ăn gì là thắc mắc thường gặp. Bởi đây là một trong những cơ sở giúp người bệnh điều chỉnh và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Dưới đây là một số thực phẩm hữu ích, nên bổ sung vào khẩu phần ăn khi bị đau dạ dày:

1. Thực phẩm chứa probiotic hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Trong rất nhiều trường hợp, tình trạng đau dạ dày là do rối loạn đường ruột gây ra. Do đó, bổ sung các loại thực phẩm giàu probiotic là giải pháp tuyệt vời giúp ngăn ngừa được tình trạng đau dạ dày. Đồng thời tăng cường lượng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột, làm dịu nhanh các cơn đau, cảm giác khó chịu và cải thiện những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, ăn lâu tiêu… ở những người mắc bệnh dạ dày.

Chưa hết, bên cạnh khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhóm thực phẩm giàu probiotic còn cung cấp lượng lớn protein và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, việc bổ sung probiotic có thể làm giảm các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế sản xuất acid dạ dày và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

đau dạ dày nên ăn gì
Thực phẩm giàu probiotic hữu ích cho những người bị đau dạ dày

Trong đó, một số loại thực phẩm giàu probiotic mà bạn nên bổ sung cho cơ thể gồm có:

  • Sữa chua: Là các sản phẩm được lên men từ sữa chua, có chứa nhiều lợi khuẩn sống ở dạng hoạt động. Vậy đau dạ dày có ăn được sữa chua không? Câu trả lời là Có: Mỗi ngày bổ sung từ 1 – 2 hũ sữa chua có thể giúp bạn cân bằng được hệ vi sinh đường ruột, giảm tiêu chảy, táo bón, xoa dịu các kích ứng tại niêm mạc dạ dày, ngoài ra còn kích thích tái tạo tổn thương tại niêm mạc ruột.
  • Kefir: Là một loại đồ uống lên men khá phổ biến, ngoài ra còn được gọi với cái tên là nấm tuyết Tây Tạng. Kefir giúp cải thiện sức khỏe và chức năng của dạ dày, kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, ngăn ngừa tình trạng táo bón bằng cách tăng cường vi khuẩn có lợi. Người bị chứng đau dạ dày cũng được khuyến cáo nên uống 500ml Kefir mỗi ngày trong một tháng liên tục để cải thiện các triệu chứng.
  • Một số thực phẩm giàu probiotic khác: Bên cạnh sữa chua hay Kefir, bạn cũng có thể tăng cường một số thực phẩm có nhiều probiotic vào thực đơn hàng ngày như miso, kim chi, dưa bắp cải…

Tham khảo thêm: Bị Đau dạ dày có uống được vitamin C không? Bổ sung thế nào đúng cách?

2. Người bị đau dạ dày nên ăn rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bất cứ khẩu phần ăn uống lành mạnh nào. Đối với những người bị đau dạ dày do trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng… thì bổ sung rau xanh là hoàn toàn phù hợp.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh sẽ giúp hấp thụ bớt lượng dịch vị dư thừa và làm giảm độ acid trong dạ dày. Từ đó ngăn chặn tình trạng acid dạ dày ăn mòn và tấn công làm tổn thương niêm mạc. Ngoài chất xơ thì rau xanh còn chứa lượng nước, các vitamin và khoáng chất dồi dào. Đây đều là các thành phần dưỡng chất dễ tiêu hóa, rất hiếm khi gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Đặc biệt hầu hết các loại rau xanh đều chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên. Điển hình như flavonoid, polyphenol, quercetin… Các thành phần này có khả năng kháng viêm và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của dịch vị.

đau dạ dày ăn gì tốt
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người bị đau dạ dày

Người đau dạ dày nên ăn rau gì? Khi bị đau dạ dày, nên ưu tiên bổ sung các loại rau xanh có tác dụng trung hòa dịch vị. Cụ thể như:

  • Cải bẹ xanh: Theo Đông y, cải bẹ xanh có công dụng giảm đau hiệu quả, giúp lợi tiểu, giảm cảm và an thần. Hàm lượng chất xơ lớn của nó hỗ trợ điều trị táo bón, trợ nhu đường ruột và cải thiện chức năng hệ tiêu hoá.
  • Rau chân vịt: Dịch tiết ra từ rau chân vịt giúp chống viêm, loét hiện quả, chúng có thể bảo vệ lớp màng dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thành phần glyceroglycolipid còn hỗ trợ tăng cường sức mạnh của lớp niêm mạc, giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Bắp cải: Loại rau này cung cấp hàm lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hoá và toàn cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của các loại lợi khuẩn trong đường ruột như bifidobacteria, lactobacilli, nhờ đó mà ngăn ngừa được táo bón và một số bệnh đường ruột khác.
  • Súp lơ: Có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng. Chất xơ trong súp lơ còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hoá, ngăn ngừa bệnh táo bón và khó tiêu.
  • Rau mồng tơi: Có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, chữa chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Chưa hết, chất nhầy của mồng tơi còn rất tốt cho niêm mạc, chống viêm và kích thích nhu động ruột.

3. Bị đau dạ dày nên ăn trái cây gì?

Bên cạnh rau xanh thì trái cây cũng là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày nên lựa chọn loại trái cây phù hợp để bổ sung. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm đau dạ dày và cải thiện sức khỏe.

Tốt nhất nên ưu tiên lựa chọn các loại quả không chứa acid, giàu dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ trong các loại trái cây này sẽ giúp làm giảm đau dạ dày và trung hòa acid dịch vị. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương niêm mạc được chữa lành.

Ngoài ra, lượng chất xơ khá dồi dào trong trái cây còn thúc đẩy tăng cường lợi khuẩn. Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung các loại trái cây phù hợp vào các bữa phụ còn giúp hạn chế tình trạng bị đau dạ dày khi đói.

trái cây tốt cho bao tử đang tổn thương
Người bị đau dạ dày nên bổ sung các loại trái cây không chứa acid

Một số loại trái cây tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm:

  • Cherry: Có chứa nhiều flavonoid  là một chất chống oxi hoá, giúp cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức đề kháng và ức chế hoạt động, sự phát triển của vi khuẩn H.pylori, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Dâu tây: Là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra có còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm lành tổn thương do viêm. loét dạ dày gây ra.
  • Việt quất: Chứa nhiều chất khoáng, chất xơ, vitamin và đặc biệt là các chất chống oxy hoá giúp củng cố hệ miễn dịch,  ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế sự hình thành của gốc tự do. Chưa hết, proanthocyanidins  flavonoid có trong việt quất còn ngăn ngừa tác động của vi khuẩn Hp gây hại cho dạ dày.
  • Đu đủ chín: Chứa nhiều enzyme papain và chymopapain giúp dạ dày tiêu hóa protein và kích thích sự sản sinh acidic làm dịu đi các triệu chứng khó chịu khi bị đau dạ dày.
  • Chuối: Chứa lượng lớn pectic có khả năng khắc phục các biểu hiện khó chịu ở dạ dày như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng… Ngoài ra beta caroten, vitamin A, C, E giúp chống oxy hóa và nhiễm khuẩn đường ruột.

Đọc thêm: Đau dạ dày nên ăn trái cây gì để nhanh khỏi

4. Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Các loại chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6… mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài tốt cho thị lực, tim mạch và hệ thống xương khớp thì còn giúp làm giảm đau dạ dày cùng một số triệu chứng khác đi kèm.

Acid béo lành mạnh sẽ giúp trung hòa dịch vị dư thừa và điều hòa nhu động dạ dày – đường ruột. Ngoài ra còn tạo màng bảo vệ ổ viêm loét tại niêm mạc dạ dày. Trong đó, omega-3 còn có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung thực phẩm giàu omega-3 sẽ làm giảm mức độ xung huyết tại niêm mạc dạ dày – tá tràng. Hơn nữa còn thúc đẩy tốc độ tái tạo cũng như phục hồi niêm mạc bị tổn thương.

Bên cạnh đó, các chất béo lành mạnh còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa sẽ giúp tránh tình trạng suy nhược, sụt cân do đau dạ dày kéo dài gây ra.

thực phẩm giảm đau bao tử
Các hồi giàu omega-3 giúp thúc đẩy tái tạo niêm mạc tổn thương

Các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm:

  • Cá béo (cá hồi, cá thu): Một trong những nguyên nhân gây ra chứng ruột kích thích có thể là do cơ thể tiêu thụ không đủ acid béo omega 3, trong khi đó một số loại cá béo lại là nguồn cấp omega 3 phong phú. Do đó, bổ sung các loại cá này hàng ngày sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Quả bơ: Chứa nhiều chất chống oxy hoá, chống viêm cùng các chất dinh dưỡng giúp nhanh làm lành sẹo khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng và viêm đại tràng. 100g bơ chứa khoảng 7g chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và làm
  • Dầu dừa: Chứa chuỗi acid béo trung tính, acid lauric, vitamin A, E, K giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, nuôi dưỡng tế bào tại vùng viêm loét dạ dày, đồng thời ngăn chặn viêm nhiễm, quá trình hình thành vết thương mới, giảm nhanh cảm giác khó chịu.
  • Dầu ô liu: Chứa nhiều chất béo bão hòa và không bão hòa, carotine, cacbohydrat, vitamin A, D, F và K giúp làm liền vết loét, khắc chế các cơn đau dạ dày hiệu quả.
  • Các loại đậu: Theo Đông y, đậu có vị ngọt, tính bình, giúp hoạt huyết, giải độc, giảm trướng bụng, giảm đau, viêm sưng. Còn theo Tây y nó lại chứa nhiều vitamin B1, vitamin B2, Phospho, glucid, sắt, canxi, vitamin PP, , lipid và các loại axit amin thiết yếu giúp dạ dày khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm lành nhanh các vết thương, kháng viêm, điều hoà acid dịch vị dạ dày, giảm đầy hơi, khó tiêu…

Quan tâm: Các Cấp Độ Đau Dạ Dày Và Cách Xử Lý An Toàn Cho Người Bệnh

5. Thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn

Việc bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên cũng có thể hỗ trợ làm giảm nhẹ cơn đau dạ dày. Hơn nữa còn thúc đẩy tốc độ làm lành các tổn thương xuất hiện ở niêm mạc.

Một số thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên bao gồm:

  • Mật ong

Mật ong là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Bổ sung mật ong vào chế độ ăn uống sẽ giúp cung cấp lượng lớn acid amin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược do đau dạ dày thường xuyên.

Ngoài ra, lượng lớn hydrogen peroxide và defensin-1 trong mật ong còn có khả năng kháng khuẩn, chống nấm men và kháng virus rất tốt. Vì vậy, thường xuyên dùng các món ăn và đồ uống chứa mật ong có thể hỗ trợ đẩy lùi cơn đau dạ dày cùng một số triệu chứng khác kèm theo.

Tìm hiểu thêm: 11 Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong đơn giản tại nhà

  • Gừng

Gừng là loại gia vị có vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Thực phẩm này có khả năng chống buồn nôn và nôn ói do các vấn đề dạ dày gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, lượng lớn Gingerol và Zingerone trong gừng tươi còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Việc bổ sung các món ăn và đồ uống từ gừng sẽ giúp làm giảm nhẹ cơn đau dạ dày. Đồng thời cải thiện các triệu chứng đi kèm.

  • Nghệ

Ngoài làm tăng hương vị và màu sắc cho nhiều món ăn thì nghệ còn rất tốt với những người bị đau dạ dày. Cụ thể, hàm lượng curcumin dồi dào trong nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất hiệu quả. Đồng thời còn có tác dụng ức chế hoạt động của hại khuẩn và tái tạo tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

thực phẩm tốt cho người bị đau bao tử
Nghệ và gừng là 2 loại gia vị có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên rất tốt

Nên biết: Củ Nghệ Độc Chữa Đau Dạ Dày: 3+ Cách Hiệu Quả Nhất

  • Nha đam

Nha đam là thảo dược tự nhiên có chứa hàm lượng nước dồi dào với khả năng làm giảm độ acid trong dạ dày. Đồng thời giảm rõ rệt cơn đau kích hoạt ở vùng thượng vị.

Các thành phần chống oxy hóa như polyphenol, vitamin E, vitamin C và hợp chất polysaccharide dồi dào trong nha đam còn có tác dụng chống viêm. Đồng thời thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương niêm mạc. Hơn nữa còn có khả năng ức chế nấm men và hại khuẩn trong đường tiêu hóa.

Việc bổ sung các thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên ngoài làm dịu cơn đau dạ dày thì còn cải thiện các triệu chứng đi kèm. Điển hình như buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng… Ngoài ra các thực phẩm này còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa suy nhược do đau dạ dày mãn tính.

Người bị đau dạ dày nên kiêng ăn uống gì?

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày nói riêng và hàng loạt các vấn đề tiêu hóa khác nói chung. Cần nắm rõ bị đau dạ dày nên kiêng ăn uống gì để sớm cho sự điều chỉnh cho hợp lý.

Dưới đây là một số loại đồ ăn thức uống tác động xấu tới tiến triển của bệnh cần chú ý hạn chế tiêu thụ:

Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều acid

Các chuyên gia khuyên rằng, khi đang bị đau dạ dày, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều acid. Điển hình như chanh, cóc, me, dưa chua, kim chi, cà muối, soda, nước ngọt có gas… Dùng các loại thực phẩm và đồ uống này sẽ làm tăng acid dịch vị. Từ đó đẩy nhanh tốc độ tấn công và ăn mòn niêm mạc dạ dày.

đau bao tử kiêng ăn gì
Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều acid

Hơn nữa, việc tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều acid còn làm tăng mức độ và tần suất đau dạ dày. Cùng với đó là kích hoạt các triệu chứng đi kèm như đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu…

Nên xem: Đau dạ dày nôn ra máu là bị gì? Có nguy hiểm không?

Các món ăn cay nóng, nhiều gia vị

Các món ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như muối, ớt, tiêu, mù tạt… có thể khiến tổn thương niêm mạc trở nên nghiêm trọng. Từ đó làm bùng phát cơn đau dạ dày ở mức độ nặng. Ngoài ra, các loại đồ ăn cay nóng còn gây kích thích cả thực quản và đường ruột. Điều này làm tăng nguy cơ bị khó tiêu, đầy hơi, táo bón.

Thường xuyên tiêu thụ các món ăn có chứa nhiều gia vị sẽ đẩy nhanh tốc độ ăn mòn niêm mạc. Điều này làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, loét dạ dày, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày… Chính vì vậy, người bệnh nên tập thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn đồ cay nóng khi bị đau dạ dày.

Kiêng ăn đồ sống, tái

Đồ sống tái thường giữ được vị ngọt tự nhiên và chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Chính vì vậy mà đây là loại đồ ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu đang bị đau dạ dày thì tốt nhất bạn nên tránh dùng các thực phẩm sống, tái.

Việc tiêu thụ đồ sống, tái có thể khiến cho hại khuẩn, nấm men và ký sinh trùng tấn công vào niêm mạc dạ dày đang tổn thương. Từ đó gây viêm nặng nề và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Thức uống chứa cồn, caffeine

Thức uống chứa cồn tác động rất tiêu cực đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Thường xuyên uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng độ acid trong dịch vị. Từ đó khiến các ổ viêm loét tiến triển nghiêm trọng.

Đặc biệt ở những người đang có ổ loét ở niêm mạc dạ dày thì dùng rượu bia có nồng độ cồn cao có thể gây xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Hơn nữa, thường xuyên dùng thức uống chứa cồn còn làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

nên kiêng gì khi bị đau bao tử
Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa caffeine để tránh gây kích thích niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương

Ngoài đồ uống chứa cồn thì các thức uống chứa caffeine cũng không tốt cho người bị đau dạ dày. Caffeine có thể gây kích thích niêm mạc đang tổn thương và khiến cơn đau bùng phát. Người bệnh nên hạn chế uống cà phê, trà đặc, ca cao… khi đang bị đau dạ dày.

 Hạn chế tiêu thụ sữa động vật

Các loại sữa động vật như sữa bò, sữa dê… là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên lượng lớn lactose trong các loại đồ uống này lại rất khó tiêu hóa, dễ gây chướng bụng và đầy hơi. Nhất là ở những người đang bị đau dạ dày.

Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng sữa động vật khi đang gặp các vấn đề về dạ dày. Thay vào đó có thể sử dụng các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ thực vật như hạnh nhân, sữa hạt mè, óc chó, đậu đỏ…

Tham khảo thêm: Uống nước gì tốt cho dạ dày? Danh sách các loại nước uống tốt cho bệnh

Một số lưu ý khi bị đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng phiền toái do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

lưu ý khi bị đau bao tử
Ngoài ăn uống khoa học thì người bệnh cần ngủ đúng giờ đủ giấc để dạ dày được nghỉ ngơi
  • Trong một số trường hợp, cơn đau và các triệu chứng đi kèm có thể gây ra cảm giác chán ăn và ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên , bạn hãy cố gắng ăn uống đầy đủ nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe. Nếu thường xuyên bỏ bữa, cơn đau có thể bùng phát mạnh và diễn tiến nghiêm trọng.
  • Trường hợp đau dạ dày do các nguyên nhân nghiêm trọng thì dùng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tùy ý mua thuốc về dùng hay cân chỉnh liều lượng khi chưa nhận được chỉ định. Nhất là trong trường hợp đau dạ dày có dương tính với vi khuẩn Hp.
  • Nên hạn chế lao động nặng, hút thuốc lá, thức khuya, ngủ không đủ giấc và căng thẳng quá mức. Các thói quen xấu này có thể khiến cho dạ dày tăng tiết acid và kích thích tổn thương niêm mạc lan rộng.
  • Cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống, sử dụng thuốc khi cần thiết với thói quen tập luyện lành mạnh. Các chuyên gia cho biết, hoạt động thể chất ngoài giải tỏa căng thẳng thì còn điều hòa nhu động ruột và hoạt động sản xuất acid của thành dạ dày.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất”. Đồng thời đề cập tới một số vấn đề cần lưu ý khi bị đau dạ dày. Mong rằng với những thông tin, người bệnh có thể thiết lập được chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tốt triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe