Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và loét sâu). Ở các giai đoạn nặng, cơn đau thường bùng phát với tần suất thường xuyên và mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần có phương án điều trị và xử lý sớm để kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh chuyển biến xấu.
Tìm hiểu các cấp độ đau dạ dày
Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Thống kê của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam cho thấy, khoảng 70% dân số nước ta gặp phải tình trạng này. Đau dạ dày thường bùng phát khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và kích thích do dạ dày rối loạn nhu động hoặc tăng tiết dịch vị quá mức.
Tương tự như các bệnh lý tiêu hóa khác, mức độ đau dà dày thường nặng dần theo thời gian nếu không có biện pháp điều trị và kiểm soát. Ở giai đoạn mới phát, cơn đau có mức độ nhẹ, đau không đáng kể và chỉ khu trú ở vùng thượng vị (vùng bụng nằm trên rốn). Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương nặng khiến cơn đau tăng dần về mức độ và tần suất.
Các cấp độ đau dạ dày được phân loại dựa vào mức độ tổn thương của niêm mạc, cụ thể như sau:
Cấp độ 1: Viêm xung huyết/ trợt dạ dày
Ở cấp độ 1, đau dạ dày thường có mức độ nhẹ, cơn đau thỉnh thoảng bùng phát sau khi ăn no, khi đói hoặc khi căng thẳng quá mức. Ngoài ra, triệu chứng cũng có thể xảy ra do sử dụng một số loại thực phẩm và thức uống kích thích niêm mạc dạ dày như rượu bia, nước ngọt có gas, món ăn chứa gia vị cay nóng, thực phẩm chứa nhiều axit,…
Ban đầu, niêm mạc dạ dày chỉ bị viêm xung huyết (phù nề, sưng đỏ) do mạch máu tại chỗ bị giãn nở. Sau một thời gian, niêm mạc tổn thương có thể hình thành các vết trầy xước nhỏ trên bề mặt (được gọi là viêm trợt). Viêm xung huyết và viêm trợt dạ dày là các dạng tổn thương nhẹ nên gần như không gây ra triệu chứng quá rõ rệt.
Ở cấp độ 1, đau dạ dày thường khởi phát đơn độc hoặc đi kèm với một số triệu chứng có mức độ nhẹ như buồn nôn, đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu và chướng bụng.
Cấp độ 2: Loét nông
Loét nông là tình trạng vết loét bắt đầu ăn mòn sâu hơn vào thành dạ dày nhưng tổn thương chưa đi qua lớp niêm mạc. Ở giai đoạn này, đau dạ dày xảy ra với tần suất thường xuyên và mức độ cơn đau cũng tăng lên đáng kể. Ở cấp độ 2, đau dạ dày có thể bùng phát khi đói, khi no hoặc khi căng thẳng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn mửa. Cảm giác buồn nôn ở cấp độ 2 thường nghiêm trọng hơn so với cấp độ 1. Bệnh nhân có xu hướng nôn ói sau khi ăn để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể khiến cơ thể sụt cân và xanh xao.
Cấp độ 3: Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét đã tiến triển nặng và gây hư hại toàn bộ lớp niêm mạc, để lộ lớp cơ của dạ dày. Ở giai đoạn này, đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm xảy ra với tần suất thường xuyên hơn. Cơn đau có xu hướng bùng phát đột ngột sau khi ăn hoặc khi bụng đói và có thể lan tỏa sang bên trái/ bên phải bụng trên hoặc lan xuống vùng bụng giữa.
Ở cấp độ 3, thường xuyên khởi phát các cơn đau dạ dày vào ban đêm khiến bệnh nhân mất ngủ, suy nhược và mệt mỏi. Bệnh nhân nôn ói nhiều sau khi ăn, cơ thể mệt mỏi và sụt cân đáng kể. Ngoài ra ở giai đoạn loét hoàn toàn, chức năng tiêu hóa cũng có dấu hiệu suy giảm, bệnh nhân thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng và giảm cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
Cấp độ 4: Loét sâu
Loét sâu là giai đoạn nặng, xảy ra khi vết loét tiến triển và ăn mòn lớp cơ của dạ dày. Nếu không điều trị sớm, dạ dày có thể bị xuất huyết và thủng (thủng dạ dày xảy ra khi cơ và thanh mạc bị phá hủy, ăn mòn). Vết loét sâu gây đau dạ dày dữ dội, đau cục bộ từng cơn khiến bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém và giảm hiệu suất lao động – học tập.
Ở cấp độ 4, cơn đau có thể bùng phát vào bất cứ thời điểm nào và rất khó kiểm soát bằng các biện pháp giảm đau dạ dày tại nhà. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa,… cũng có xu hướng gia tăng cả về mức độ và tần suất khiến sức khỏe của bệnh nhân sụt giảm đáng kể.
Bạn nên biết: Đau Dạ Dày Thường Đau Ở Vị Trí Nào Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
Cách điều trị các cấp độ đau dạ dày
Đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều toái khi sinh hoạt, học tập và lao động. Để kiểm soát cơn đau, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp chữa đau dạ dày nhanh như sau:
1. Giảm đau dạ dày có mức độ nhẹ đến trung bình
Đối với cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc không kê toa và áp dụng một số mẹo an toàn tại nhà. Các biện pháp này có thể cải thiện cơn đau ở vùng thượng vị và làm giảm một số triệu chứng đi kèm.
Cách giảm cơn đau dạ dày có cấp độ nhẹ đến trung bình:
- Uống nước ấm: Uống nước ấm là cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau dạ dày. Nước ấm có tác dụng trung hòa dịch vị và thư giãn cơ trơn dạ dày, qua đó làm dịu cơn đau do dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức. Do đó, bệnh nhân có thể uống từng ngụm nước ấm khi cơn đau bùng phát để cải thiện triệu chứng.
- Sử dụng trà thảo dược: Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại trà thảo dược như trà hoa cúc, bạc hà, mật ong, trà gừng,… để cải thiện cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Một số loại thảo dược còn chứa các chất chống viêm tự nhiên có tác dụng giảm xung huyết và hỗ trợ tái tạo, phục hồi ổ viêm loét.
- Massage giảm đau dạ dày: Sử dụng dầu nóng xoa đều vào lòng bàn tay và massage bụng trên theo chiều kim đồng hồ từ 3 – 5 phút có thể làm dịu cơn đau dạ dày đáng kể. Ngoài ra, biện pháp này còn thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng ở bệnh nhân có vấn đề về dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non).
- Sử dụng thuốc không kê toa: Nếu cơn đau không thuyên giảm hoàn toàn khi áp dụng các mẹo trên, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau dạ dày không kê toa như thuốc kháng axit, thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc đau dạ dày chữ P… Hiện nay, các loại thuốc giảm đau dạ dày dạng sữa được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tính tiện lợi cao, hương vị dễ uống và mang lại hiệu quả nhanh. Hơn nữa, các loại thuốc này tương đối an toàn ở liều điều trị và có thể sử dụng mà không cần kê toa.
Các biện pháp kể trên chỉ có tác dụng giảm đau dạ dày tạm thời. Nếu cơn đau không thuyên giảm hoàn toàn sau 5 – 7 ngày, nên cân nhắc đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị, chăm sóc phù hợp.
Tham khảo thêm: 10 bài thuốc đông y chữa đau dạ dày hiệu quả
2. Cách giảm đau dạ dày cấp độ nặng
Đau dạ dày cấp độ nặng thường xảy ra vào giai đoạn loét và loét sâu. Ở cả hai giai đoạn này, cơn đau thường lan tỏa toàn bộ bụng trên và bụng giữa, đau quặn từng cơn khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ăn uống kém. Đối với đau dạ dày cấp độ nặng, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị y tế.
Tùy theo tình trạng loét và nguyên nhân gây bệnh (có vi khuẩn Hp hay không), bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc điều trị sau:
- Thuốc kháng axit
- Thuốc bảo vệ niêm mạc
- Thuốc kháng histamine H2
- Thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc ức chế gastrin
- Thuốc ức chế dây thần kinh phế vị
- Kháng sinh (trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp)
- Một số loại thuốc hỗ trợ khác
Đau dạ dày nặng là dấu hiệu cho thấy niêm mạc dạ dày và tá tràng bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng bài thuốc điều trị dạ dày được kết hợp từ hơn 30 vị thuốc nam quý của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường có tên là Dạ dày Đỗ Minh. Với hơn 150 năm nghiên cứu, hoàn thiện và ứng dụng vào chữa bệnh, đây đã và đang trở thành giải pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả hàng đầu được nhiều người ưa chuộng.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh đau dạ dày tái phát
Người bệnh và gia đình cần tìm hiểu rõ về thông tin về các cấp độ đau dạ dày, những mức độ cảnh báo nguy hiểm của bệnh và cách chữa trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ đau dạ dày tái phát để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.
Một số cách đơn giản để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày như sau:
- Người bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời lưu ý, khi chế biến nên thái thật nhỏ và nấu nhừ để giảm thiểu áp lực cho việc co bóp của dạ dày.
- Luôn thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa chất bảo quản, hóa chất độc hại hoặc chất kích thích.
- Bạn nên ăn theo chế độ với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tránh ăn quá no gây ảnh hưởng tới dạ dày và dẫn đến đầy bụng, khó chịu.
- Lưu ý khi ăn nên nhai kỹ, ăn từ từ để giúp điều hòa việc co bóp của dạ dày được ổn định.
- Sau khi ăn no nên ngồi nghỉ ngơi thư giãn hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Tránh chạy nhảy, khuân vác và vận động mạnh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ chua, thực phẩm giàu axit hay những đồ uống có ga, cà phê.
- Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn thức ăn tái sống, đồ lạnh và các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ dễ gây đầy bụng, khó tiêu hóa.
- Giữ tâm trạng, tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá độ. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau dạ dày.
- Tránh thức khuya, vì khi cơ thể ngủ cũng là khoảng thời gian dạ dày được nghỉ ngơi sau một ngày “lao động chăm chỉ”.
- Ngoài ra, bạn nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để giải tỏa năng lượng tiêu cực và tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là thông tin về các cấp độ đau dạ dày, một số cách chữa cũng như phòng ngừa bệnh, hy vọng có ích cho các bạn. Bên cạnh các biện pháp giảm đau tạm thời, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để phục hồi sức khỏe và đẩy nhanh tiến độ điều trị.
Tìm hiểu thêm:
- Bị đau dạ dày ăn sữa chua có tốt không? Nên ăn lúc nào?
- Người Bị Đau Dạ Dày Có Được Ăn Xoài Không?