Nội dung chính

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để giảm đau, hạ sốt nhưng cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn. 

đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không
Đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không?

Đau dạ dày (đau bao tử) đề cập đến cơn đau bùng phát ở vùng thượng vị do dạ dày rối loạn nhu động và tăng tiết axit quá mức. Tình trạng này có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt, ăn uống nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều vấn đề sức khỏe như loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày thực quản,…

Đau dạ dày thường bùng phát sau khi ăn no hoặc khi bụng đói, mức độ cơn đau có thể tăng lên đáng kể khi có những yếu tố kích thích như sử dụng rượu bia, stress, căng thẳng quá mức, dùng món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và sử dụng thuốc. Thực tế cho thấy, rất nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày dữ dội, vết loét tiến triển nặng hoặc thậm chí là xuất huyết dạ dày do sử dụng một số loại thuốc.

Người bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không?

Paracetamol, Efferalgan, Panadol Extra là các biệt dược của Acetaminophen với tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Thuốc được sử dụng phổ biến trên lâm sàng vì phạm vi chỉ định rộng, phù hợp với cả trẻ nhỏ, người lớn và tương đối an toàn ở liều điều trị. Tuy nhiên tương tự như các loại thuốc khác, thuốc giảm đau Paracetamol, efferalgan cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Vậy, người bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không?.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị đau dạ dày hoàn toàn có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol, Efferalgan để cải thiện cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình và hạ sốt trong các trường hợp mọc răng khôn, cảm lạnh, cảm cúm và sốt do viêm nhiễm đường hô hấp cấp. Nhóm thuốc này chỉ có chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân quá mẫn với Acetaminophen, thiếu hụt men G6PD, thiếu máu nhiều lần, người có vấn đề về phổi, thận và gan.

Uống Panadol Extra có hại dạ dày không
Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể sử dụng các loại thuốc chứa Acetaminophen như Panadol Extra, Paracetamol, Efferalgan

Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Efferalgan vẫn có thể kích thích lên niêm mạc dạ dày, tá tràng bị viêm loét. Vì vậy trong thời gian sử dụng, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày nhẹ
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khó chịu ở vùng thượng vị

Các tác dụng phụ của thuốc giảm đau đối với dạ dày thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi ngưng thuốc. Ngoài những triệu chứng kể trên, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý khác như:

  • Dị ứng (nổi mề đay, phát ban, khó thở, sưng mí mắt, sưng môi, ngứa cổ họng,…)
  • Thiếu máu
  • Tổn thương gan – nhất là khi sử dụng liều cao hoặc dùng trong thời gian dài

Ngoài thuốc giảm đau Paracetamol, Efferalgan, Panadol, trên thị trường còn một số loại thuốc giảm đau mạnh hơn như thuốc chống viêm không steroid/ NSAID (Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen, Aspirin,…) và thuốc giảm đau gây nghiện (opioids).

Trong đó, opioids thường chỉ được dùng khi có toa của bác sĩ và một số NSAID có thể sử dụng mà không cần kê toa. Tuy nhiên, NSAID là nhóm thuốc gây hại trực tiếp lên dạ dày, có thể kích thích đau dạ dày bùng phát và khiến ổ viêm, loét tiến triển nặng hơn.

Trong trường hợp không có đáp ứng với các loại thuốc giảm đau nhẹ như Paracetamol và Efferalgan, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các nhóm thuốc giảm đau có hoạt tính mạnh kể trên.

Có thể thấy, thuốc giảm đau Paracetamol, Efferalgan được sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng. Do đó, bệnh nhân bị đau dạ dày gần như không thể tránh khỏi việc phải sử dụng nhóm thuốc này để giảm đau và hạ sốt. Mặc dù không tác động trực tiếp đến ổ viêm, loét nhưng Paracetamol, Panadol và Efferalgan có thể khiến kích thích dạ dày dẫn đến đau, khó chịu vùng thượng vị kèm theo buồn nôn và nôn mửa.

Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc giảm đau lên dạ dày, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Chỉ sử dụng khi cần thiết

Thực tế, rất nhiều người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc quá mức có thể làm giảm mức độ đáp ứng và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Đối với cơn đau có mức độ nhẹ và tình trạng sốt không đáng kể (khoảng 37 – 38 độ C), bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện thay vì lạm dụng Paracetamol, Efferalgan quá mức.

Efferalgan có hại dạ dày
Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân bị đau dạ dày chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết

Với bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng, lạm dụng thuốc giảm đau trong mọi trường hợp có thể làm bùng phát cơn đau thượng vị kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Vì vậy để giảm thiểu tác hại lên dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể, cần tránh sử dụng thuốc giảm đau khi không thật sự cần thiết.

Đọc thêm: 12 cách chữa đau dạ dày nhanh chóng tại nhà

2. Dùng đúng liều lượng

Đa phần các tác dụng phụ có mức độ nặng thường xảy ra do sử dụng thuốc liều cao hoặc lạm dụng trong thời gian dài. Do đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng liều lượng được chỉ định. Nếu không có toa của bác sĩ, chỉ nên dùng Paracetamol, efferalgan trong 5 – 7 ngày và cân nhắc đến bệnh viện trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm hoặc nghiêm trọng dần theo thời gian.

3. Sử dụng thuốc sau khi ăn no

Sử dụng thuốc sau khi ăn no là cách đơn giản để giảm tác hại của thuốc lên dạ dày. Bởi khi đói, dịch vị trong dạ dày tương đối cao có thể kích thích lên niêm mạc bị tổn thương và làm bùng phát cơn đau. Nếu sử dụng thuốc trong thời điểm này, mức độ cơn đau và các triệu chứng đi kèm thường có xu hướng nghiêm trọng hơn.

đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau
Uống thuốc sau khi ăn no có thể giảm thiểu tác dụng phụ lên cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng

Trong khi đó, sử dụng thuốc sau khi ăn no có thể giảm mức độ kích thích của thuốc và dịch vị lên vùng niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra, thức ăn còn có vai trò là chất đệm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tình trạng thuốc tiếp xúc trực tiếp với ổ viêm, loét.

Bác sĩ chia sẻ: 10 Loại Thuốc Dạ Dày Dạng Sữa An Toàn Hiệu Quả Nhất

4. Thay thế bằng thuốc dạng đặt

Ngoài thuốc uống (siro, viên sủi, bột sủi, viên uống), Paracetamol, Efferalgan còn được bào chế ở dạng viên đặt hậu môn. Thuốc đặt có hình viên đạn và được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào ống trực tràng – hậu môn. Dưới tác động của thân nhiệt, viên thuốc dần tan rã và phóng thích hoạt chất vào mạch máu.

đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau
Bệnh nhân có thể thay thế thuốc giảm đau dạng uống bằng thuốc dạng đặt để giảm tác hại lên dạ dày

Tương tự như thuốc đường uống, thuốc Paracetamol, efferalgan dạng đặt có tác dụng chính là hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên vì được hấp thu qua đường tĩnh mạch nên thuốc gần như không gây ra tác dụng phụ lên cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Vì vậy, bệnh nhân bị đau dạ dày – đặc biệt là trường hợp đau dạ dày cấp nên thay thế bằng thuốc dạng đặt để giảm thiểu tác dụng ngoài ý muốn. Ngoài ra, thuốc dạng đặt còn được dùng thay thế trong trường hợp bệnh nhân bị nôn ói và buồn nôn khi dùng thuốc dạng viên.

5. Chú ý các biểu hiện trong thời gian dùng thuốc

Tất cả các loại thuốc điều trị đều tiềm ẩn rủi ro và tác dụng ngoại ý. Do đó trong thời gian sử dụng, bệnh nhân nên chú ý các biểu hiện của cơ thể và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường. Việc chú ý các biểu hiện của cơ thể giúp phát hiện và xử lý sớm nếu có vấn đề phát sinh. Từ đó làm giảm tác hại của thuốc lên gan, thận, dạ dày và một số cơ quan khác.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ mang đến công dụng tạm thời, không có khả năng đặc trị dứt điểm bệnh đau dạ dày từ tận gốc. Chính vì vậy, sau khi dừng thuốc bệnh rất dễ tái phát, thậm chí còn có biểu hiện đau dạ dày nặng hơn so với trước. Vì vậy người bệnh nên tìm đến những phương thuốc đặc trị có thể điều trị dứt điểm được chứng đau dạ dày tận gốc.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe