Nội dung chính

Hầu hết các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày đều sử dụng các cây thuốc Nam quen thuộc như nghệ, gừng tươi, lá khôi tía, chè dây, bột sắn dây,… So với tân dược, thuốc Nam được đánh giá cao về độ lành tính, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. 

bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
Các bài thuốc chữa đau dạ dày đa phần sử dụng các cây thuốc Nam

Có nên chữa đau dạ dày bằng thuốc nam?

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng cơn đau bùng phát do dạ dày bị kích thích quá mức. Tình trạng này xảy ra ngay sau bữa ăn hoặc có thể bùng phát khi bụng đói. Đau dạ dày có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, đặc biệt là người thường xuyên sử dụng rượu bia, sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học.

Hiện nay ngoài tân dược, nhiều bệnh nhân cần lựa chọn điều trị đau dạ dày bằng thuốc nam. Thuốc Nam là các loại thảo dược quen thuộc với người Việt có công năng và dược tính nên được tận dụng để điều trị các bệnh lý thường gặp.

Các cây thuốc Nam chữa đau dạ dày có khả năng điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị và ổn định nhu động dạ dày. Từ đó hỗ trợ kiểm soát cơn đau bùng phát sau bữa ăn và khi bụng đói. Ngoài ra, một số cây thuốc còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm buồn nôn, nôn mửa và cải thiện sức khỏe.

bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày
Các cây thuốc Nam có khả năng trung hòa dịch vị

So với tân dược, thuốc Nam được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính. Hơn nữa, các thảo dược tự nhiên hầu như không có chống chỉ định tuyệt đối nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Trong khi đó, một số người có bệnh lý nền gần như không thể sử dụng thuốc Tây. Trong trường hợp này, thuốc Nam được xem là giải pháp thay thế tối ưu.

Tuy nhiên, mức độ cải thiện của thuốc Nam đối với chứng đau dạ dày thường kém hơn so với tân dược. Hơn nữa, tác dụng của thảo dược phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người. Một số cây thuốc còn chưa được công nhận hiệu quả trên phương diện khoa học. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham vấn y khoa trước khi áp dụng phương pháp này.

11 Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày bằng thuốc nam

Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày bằng thuốc nam. Hầu hết các cây thuốc Nam được sử dụng đều khá quen thuộc với người Việt, dễ tìm và chi phí thấp. Nếu áp dụng đúng cách, bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm.

1. Nghệ – Cây thuốc Nam chữa đau dạ dày công hiệu

Nghệ là cây thuốc Nam chữa đau dạ dày được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Theo y học cổ truyền, nghệ có vị cay, đắng, tính ôn, tác dụng sinh cơ (làm lành da), phá ác huyết và chỉ huyết nên thường được dùng để chữa đau dạ dày, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều,…

Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, các bài thuốc chữa đau dạ dày từ nghệ cũng đã được công nhận hiệu quả trên cơ sở khoa học. Hoạt chất curcumin trong thảo dược này có khả năng kháng khuẩn mạnh, góp phần ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp – tác nhân thường gặp gây đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng,… Ngoài ra, curcumin còn hỗ trợ chống viêm, đẩy nhanh tốc độ tái tạo và phục hồi ổ loét.

Bên cạnh công năng và dược tính đa dạng, nghệ còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Các thành phần dinh dưỡng trong nghệ có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, ổn định tiêu hóa và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Cây thuốc nam chữa dạ dày
Nghệ – Cây thuốc Nam chữa đau dạ dày công hiệu

Một số cách dùng nghệ chữa đau dạ dày theo kinh nghiệm dân gian:

  • Nghệ tươi ngâm mật ong: Rửa sạch 100g nghệ tươi, sau đó để ráo và cắt thành từng mỏng. Xếp nghệ vào bình và đổ 150ml mật ong vào, đậy kín nắp bảo quản ở nơi khô ráo, ngâm từ 20 – 30 ngày là dùng được. Có thể ăn trực tiếp 2 – 3 thìa nghệ ngâm mật ong hoặc dùng pha với nước ấm uống 2 – 3 lần/ ngày.
  • Bột nghệ pha chữa đau dạ dày: Sử dụng 2 thìa bột nghệ pha với 350ml nước ấm, sau đó thêm vào 3 – 4 thìa mật ong và dùng uống khi còn ấm. Nên dùng bột nghệ pha vào mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy để dạ dày hấp thu các dưỡng chất có trong thảo dược.

Tác dụng chữa đau dạ dày của nghệ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc áp dụng bài thuốc từ thảo dược này bên cạnh việc sử dụng tân dược.

2. Dùng lá khôi tía chữa đau dạ dày theo kinh nghiệm dân gian

Lá khôi tía (cây xăng sê) là loài cây mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,… Đây là cây thuốc Nam quý có tác dụng đặc trị các bệnh lý dạ dày như đau thượng vị (đau bao tử) và viêm loét dạ dày tá tràng. Theo kinh nghiệm dân gian, cây xăng sê có vị chua, tính hàn, tác dụng giảm can khí uất và bình can để trị đau dạ dày rất hiệu quả.

Hiện tại, tác dụng chữa đau dạ dày của lá khôi tía cũng đã được nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Quân y 108 cho thấy, lá khôi tía có khả năng cải thiện từ 80 – 100% các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ hơi, khó tiêu, đau dạ dày,… Ngoài ra, thảo dược này còn giúp ổn định hoạt động tiết dịch vị và giúp dịch vị trở về mức bình thường. Mặc dù nghiên cứu được thực hiện ở quy mô nhỏ nhưng phần nào có thể khẳng định được hiệu quả giảm đau dạ dày của lá khôi.

Cây thuốc nam chữa dạ dày
Dùng lá khôi tía chữa đau dạ dày là bài thuốc dân gian

Một số cách dùng lá khôi tía chữa đau dạ dày:

  • Dùng độc vị: Sử dụng khoảng 30 – 40g lá khôi tía hãm với 1 lít nước sôi trong vòng 20 phút. Sau đó, dùng nước uống như trà, nên chia đều thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày. Nên dùng trước khi ăn khoảng 15 phút để cây thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Kết hợp với thảo dược khác: Chuẩn bị nhân trần, lá khổ sâm và bồ công anh mỗi thứ 12g, chút chít và lá khôi mỗi thứ 10g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 30g thuốc bột uống với nước sôi để nguội.

3. Chữa đau dạ dày bằng cây chè dây

Chữa đau dạ dày bằng cây chè dây là bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Thảo dược này có mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, tính mát, tác dụng chống viêm, thanh nhiệt và giải độc. Với công năng kể trên, chè dây thường được dùng để nấu nước uống để làm mát cơ thể khi trời nắng nóng và hỗ trợ giảm các chứng bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược, loét dạ dày tá tràng,…

Ngoài ra y học hiện đại cũng nhận thấy, các flavonoid trong cây chè dây có tác dụng giảm đau, kháng viêm và điều tiết dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và các chủng vi khuẩn có hại khác. Hiện nay, chè dây đã được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày
Chữa đau dạ dày bằng cây chè dây

Cách dùng cây chè dây chữa đau dạ dày theo dân gian:

  • Mỗi ngày dùng 30 – 50g dược liệu khô hãm hoặc sắc lấy nước uống
  • Chia đều thành nhiều phần bằng nhau và uống hết trong ngày
  • Mỗi đợt uống liên tục từ 15 – 30 ngày, sau đó ngưng một thời gian và lặp lại liệu trình

4. Dạ cẩm – Cây thuốc Nam chữa đau dạ dày công hiệu

Ngoài lá khôi tía, chè dây và nghệ, dạ cẩm cũng là cây thuốc Nam chữa đau dạ dày công hiệu. Các bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này được ghi nhận trong tài liệu y học cổ truyền và đã được chứng minh qua một số nghiên cứu khoa học.

Theo dân gian, dạ cẩm là cây thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc và làm dịu cơn đau. Vì vậy, thảo dược này thường được dùng để chữa chứng vị quản thống (đau dạ dày) do nhiệt (do dùng thức ăn cay nóng, giàu đạm, uống nhiều rượu bia,…).

Các thành phần hóa học trong cây dạ cẩm như athra-glucozit, anthraglycosid, saponin, tannin và alcaloid được chứng minh có khả năng giảm triệu chứng đau dạ dày. Hiệu quả chữa bệnh của thảo dược này cũng đã được nghiên cứu vào năm 1962 tại Bệnh viện Lạng Sơn. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có khả năng làm se vết loét, giảm ợ chua và trung hòa axit dạ dày.

cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày
Dạ cẩm – Cây thuốc Nam chữa đau dạ dày công hiệu

Một số cách dùng cây dạ cẩm chữa đau dạ dày:

  • Bài thuốc sắc: Mỗi lần dùng từ 10 – 25 lá ngâm rửa sạch và sắc lấy nước uống. Nên uống thuốc trước khi ăn hoặc dùng khi lúc cơn đau bùng phát.
  • Cao lỏng: Chuẩn bị đường kính 2kg, mật ong 1kg và lá dạ cẩm khô 7kg. Nấu thảo dược cùng với nước đến khi thành cao thì cho đường vào đánh tan, sau cùng thêm mật ong vào. Đợi cao nguội rồi cho vào chai bảo quản để dùng dẫn. Mỗi lần ăn 1 thìa to, ngày dùng 2 – 3 lần trước khi ăn hoặc khi cơn đau bùng phát.

5. Nha đam giảm đau dạ dày

Nha đam (lô hội) thường được dùng để chế biến thành các thức uống và món ăn giải nhiệt. Ngoài ra, thảo dược còn được tận dụng để chăm sóc và điều trị một số vấn đề về da vì chứa hàm lượng nước và khoáng chất dồi dào. Nước nha đam còn được dùng để làm dịu cảm giác nóng rát và cơn đau dạ dày do uống rượu bia, dùng thức ăn mặn, cay nóng,…

Với lượng nước dồi dào, nha đam có khả năng trung hòa dịch vị và ngăn chặn hiện tượng ăn mòn niêm mạc của axit dạ dày. Bên cạnh đó, các hợp chất sinh học trong thảo dược còn có tác dụng chống viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tái ổ, viêm loét. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng tăng nhu động ruột, từ đó giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu thường gặp ở bệnh nhân bị đau dạ dày.

cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày
Các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ nha đam

Cách dùng cây nha đam chữa đau dạ dày theo kinh nghiệm dân gian:

  • Ăn nha đam tươi: Gọt vỏ nha đam, rửa sạch nhớt và dùng gel ăn vài lần trong ngày. Nên ăn khi đói hoặc khi cơn đau bùng phát để làm dịu niêm mạc dạ dày.
  • Dùng các món ăn, thức uống từ nha đam: Ngoài cách ăn nha đam trực tiếp, bệnh nhân cũng có thể dùng các món ăn và thức uống từ nha đam như nha đam đường phèn, chè nha đam đậu xanh,… để hỗ trợ giảm đau dạ dày và làm mát cơ thể.

6. Gừng tươi trị đau dạ dày – Bài thuốc dân gian công hiệu

Gừng tươi (sinh khương) có vị cay, hơi đắng, tính ấm, tác dụng cầm nôn, chống viêm, kháng khuẩn và chỉ thống (giảm đau). Với công năng đa dạng, vị thuốc này được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý thường gặp như ho, cảm, viêm họng, đau bụng, dị ứng hải sản và đau dạ dày.

Cách chữa đau dạ dày bằng gừng có tác dụng giảm nhẹ cơn đau, cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, các hợp chất từ gừng như Tecpen, Oleoresin, Zingiberol,… trong thảo dược này còn có khả năng ức chế hại khuẩn và trung hòa dịch vị. Vì vậy, bệnh nhân có thể áp dụng cách chữa từ thảo dược này để hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế.

Cây thuốc nam trị đau dạ dày
Gừng tươi có tác dụng chống viêm, thư giãn cơ trơn dạ dày

Một số bài thuốc chữa đau dạ dày từ gừng tươi được lưu truyền rộng rãi trong dân gian:

  • Ngậm gừng tươi: Ngậm gừng tươi là cách đơn giản nhất để giảm nhẹ đau dạ dày và cảm giác buồn nôn. Ngay khi cơn đau bùng phát, bệnh nhân có thể ngậm từ 2 – 3 lát gừng, sau đó nhai và nuốt bã. Mẹo chữa này tương đối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá rõ rệt, nhất là với trường hợp bị đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa.
  • Gừng ngâm mật ong: Chuẩn bị khoảng 200g gừng tươi và 250ml mật ong. Rửa sạch gừng, để ráo và cắt thành từng lát mỏng. Cho dược liệu vào bình thủy tinh và đổ mật ong vào, đậy kín và bảo quản ở nơi khô ráo. Khi dùng, có thể ăn trực tiếp 1 – 2 thìa mật ong kèm vài lát gừng hoặc pha với nước ấm uống khi cơn đau bùng phát.
  • Trà gừng ấm: Dùng 2 củ gừng tươi rửa sạch, xắt lát và hãm với 300ml nước ấm. Sau đó, cho thêm 1 ít mật ong hoặc đường phèn vào, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm. Nên dùng vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ để phòng ngừa đau dạ dày bùng phát sau bữa ăn và ngăn hiện tượng trào ngược khi ngủ.

7. Bột sắn dây chữa đau dạ dày

Bột sắn dây (cát căn) có vị ngọt, tính mát, tác dụng thoái nhiệt, sinh tân dịch và chỉ khát. Thảo dược này thường dùng để chữa chứng sốt cao, nóng trong, tiêu chảy và hỗ trợ giảm đau dạ dày. Cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây được áp dụng khá phổ biến vì nguyên liệu dễ tìm, không chứa độc tính, an toàn và dễ thực hiện.

Dù chưa được nghiên cứu nhiều trên phương diện khoa học nhưng đa phần bệnh nhân đều nhận thấy, cảm giác đau rát và khó chịu ở vùng thượng vị thuyên giảm đáng kể khi uống nước sắn dây. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy, chất Daidzein trong sắn dây có khả năng thư giãn cơ trơn dạ dày, từ đó làm dịu cơn đau do dạ dày co bóp quá mức.

các cây thuốc nam chữa đau dạ dày
Bột sắn dây được sử dụng để chữa chứng đau dạ dày do nhiệt

Một số cách dùng bột sắn dây chữa đau dạ dày:

  • Nước sắn dây: Pha 3 thìa cà phê bột sắn cây với 300ml nước sôi để nguội, sau đó thêm vào 1 ít đường trắng và 1 ít nước cốt chanh (có thể không thêm nếu đau dạ dày nặng). Khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ để làm dịu cơn đau và cải thiện một số triệu chứng đi kèm.
  • Trà sắn dây: Chuẩn bị bạch linh 90g, củ sắn dây 200g, đan sâm 180g và cam thảo 160g. Đem tất cả dược liệu sấy khô, tán vụn và cho vào lọ kín để dùng dần. Khi dùng, sử dụng khoảng 40g dược liệu hãm với 1.5 lít nước sôi trong 20 – 30 phút. Dùng trà uống hằng ngày để làm mát cơ thể và giảm đau, nóng rát dạ dày.

8. Dùng lá mơ lông trị đau dạ dày

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông là bài thuốc dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đến nay, các chữa từ thảo dược này vẫn được áp dụng rộng rãi vì lá mơ lông là loại rau ăn quen thuộc, hoàn toàn không có độc tính, chi phí thấp và an toàn khi sử dụng lâu dài. Bên cạnh dược tính đa dạng, lá mơ lông còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào.

Trên thực tế, hiệu quả chữa đau dạ dày từ lá mơ lông chủ yếu được ghi chép trong y học cổ truyền. Chưa có nghiên cứu khoa học nào công nhận tác dụng trị bệnh của thảo dược này. Mặc dù hiệu quả chữa bệnh chưa được chứng minh nhưng các món ăn từ lá mơ lông chính là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin lành mạnh cho cơ thể. Do đó, bệnh nhân có thể bổ sung lá mơ lông vào chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị.

các cây thuốc nam chữa đau dạ dày
Bổ sung món ăn từ lá mơ lông để hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Cách dùng lá mơ lông chữa đau dạ dày theo kinh nghiệm dân gian:

  • Dùng lá mơ lông tươi: Có thể ăn trực tiếp vài lá mơ lông tươi hoặc giã ép lấy nước uống khi cơn đau bùng phát. Theo kinh nghiệm của nhiều bệnh nhân, cách này có thể làm dịu cảm giác nóng rát và hỗ trợ làm giảm cơn đau đáng kể.
  • Trứng rán lá mơ lông: Chuẩn bị 3 quả trứng gà ta và 1 ít lá mơ lông. Đem lá mơ rửa sạch, cắt nhỏ và đánh đều với trứng gà. Sau đó, nêm nếm gia vị và chiên chín rồi dùng ăn kèm với cơm nóng hoặc cháo.

9. Lược vàng – Cây thuốc Nam chữa đau dạ dày dễ tìm

Lược vàng là một trong những cây thuốc Nam chữa đau dạ dày công hiệu. Ban đầu, thảo dược này được trồng để làm cảnh nhưng sau này được nhân dân tận dụng để chữa các chứng bệnh thường gặp như viêm họng, viêm amidan và đau dạ dày. Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây lược vàng được áp dụng phổ biến vì có độ an toàn cao, lành tính và an toàn – ngay cả khi thực hiện trong thời gian dài.

Theo một số nghiên cứu sơ bộ, steroid và flavonoid trong cây lược vàng có khả năng kháng viêm, hoạt huyết và đẩy nhanh tốc độ se ổ viêm, loét ở dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non). Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả của cây lược vàng mới chỉ được công nhận bước đầu. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa từ thảo dược này.

các cây thuốc nam chữa đau dạ dày
Lược vàng là cây thuốc Nam chữa đau dạ dày hiệu quả

Một số cách dùng cây lược vàng chữa bệnh đau dạ dày:

  • Dùng thảo dược tươi: Rửa sạch lá cây lược vàng, sau đó để ráo và nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Thực hiện đều đặn ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn.
  • Trà lược vàng: Dùng lá lược vàng tươi rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào bình thủy tinh hãm với 1 lít nước sôi. Chia trà thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày. Nên dùng liên tục trong 2 – 3 tuần, sau đó ngưng và dùng lại để đạt hiệu quả tốt.

10. Trầu không chữa đau dạ dày

Trầu không được biết đến là loài cây thường xanh, thân dây leo, sống lâu năm và phù hợp sinh trưởng với khí hậu của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh là cây gia vị truyền thống, thì trầu còn là vị thuốc Nam đặc trị nhiều bệnh lý, trong đó có đau dạ dày nhờ vào thành phần đặc tính riêng biệt của nó.

Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá trầu không có chứa nhiều chất oxy hóa chống lại các gốc tự do. Nhờ đó mà nó mang đến công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Đồng thời, theo Đông y, lá trầu không có tính ấm nên rất thích hợp cho việc kích thích hệ tiêu hóa.

Trong việc điều trị đau dạ dày, lá trầu không sẽ hỗ trợ tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại, trung hòa acid dịch vị, kích thích hoạt động co thắt, giãn nở của cơ vòng, qua đó ngăn chặn tình trạng trào ngược và bảo vệ cho lớp niêm mạc dạ dày. Khi được sử dụng đúng cách, trầu không sẽ là bài thuốc giúp ngăn ngừa các triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, làm lành nhanh các vết viêm loét dạ dày.

Trầu không chữa đau dạ dày được nhiều người áp dụng
Trầu không chữa đau dạ dày được nhiều người áp dụng

Để dùng trầu không điều trị bệnh đau dạ dày, bạn có thể thực hiện theo các phương pháp sau đây:

Cách 1: Nhai trực tiếp

Bạn chọn lá trầu không non, tươi, đem rửa sạch, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút để làm sạch tạp chất. Sau đó nhai trực tiếp lá trầu không non, nhai chậm, nuốt nước và nhả bã. Bạn có thể nhai lá trầu không ngay khi cơn đau dạ dày vừa xuất hiện, chỉ sau 2 – 3 lần thực hiện các cơn đau sẽ giảm rõ rệt.

Cách 2: Hãm nước uống

Lá trầu có vị cay nồng nên nhiều người sẽ gặp khó khăn khi nhai trực tiếp. Khi đó bạn có thể khắc phục bằng cách hãm thành nước để uống. Dùng lá trầu không rửa sạch rồi vò nát và hãm cùng nước sôi như hãm trà. Hãm trong khoảng 10 – 15 phút, chia thành nhiều lần uống trong ngày. 

11. Lá vú sữa – Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

Theo y học hiện đại, thành phần của lá vú sữa rất giàu protein, chất xơ, glucid, axit malic, canxi, vitamin A, B1, B2, B3, C, E mang tới nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe và điều trị bệnh, mà đặc biệt là bệnh đau dạ dày. Trong dân gian, các bài thuốc từ lá vú sữa cũng được lưu truyền và áp dụng rộng rãi. Cụ thể, lá vú sữa mang đến những công dụng như:

  • Làm lành các vết thương nhanh chóng: Nước từ lá vú sữa có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo cấu trúc của các tế bào, hỗ trợ cơ thể tăng cường tổng hợp collagen, nhờ đó mà làm lành nhanh các tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
  • Tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột: Các hoạt chất tự nhiên trong lá vú sữa có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán và nhiều loại ký sinh trùng khác. Đồng thời, việc thường xuyên uống nước từ lá cây vú sữa sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Lá vú sữa giúp hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày, tăng cường các phản ứng miễn dịch nhờ vào thành phần giàu chất chống oxy hóa.
  • Hạn chế tiết acid dịch vị: Nước từ lá vú sữa giúp giảm tiết acid dạ dày, nhờ đó mà lớp niêm mạc được bảo vệ tối đa, làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
  • Bổ huyết: Lá vú sữa giúp người bệnh bồi bổ khí huyết, giảm tình trạng thiếu hụt máu tới dạ dày, làm giảm cảm giác đau, khó chịu và hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh về dạ dày.
Lá vú sữa - Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
Lá vú sữa – Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

Với lá vú sữa, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây để làm giảm cơn đau dạ dày:

Cách 1: Sắc nước lá uống

  • Chuẩn bị 200g lá vú sữa tươi, rửa sạch rồi đem phơi khô.
  • Cho lá khô vào nồi cùng khoảng 1 lít nước, sắc đều lửa cho tới khi trong nồi còn lại khoảng 200ml nước.
  • Chắt lấy nước, bỏ bã, bảo quản nước trong bình giữ nhiệt để chia làm 2 phần uống trong ngày.
  • Trẻ em cũng có thể dùng cách này tuy nhiên chỉ dùng 1/4 liều lượng so với người lớn, trẻ từ 7 – 12 tuổi dùng 1/2 liều lượng so với người lớn.

Cách 2: Sắc nước vỏ cây

  • Chuẩn bị khoảng 100g vỏ cây vú sữa đã được làm sạch và phơi khô.
  • Cho vỏ cây khô vào nồi, sắc cùng một lượng nước vừa đủ trong khoảng 40 – 60 phút để cả hoạt chất ngấm ra hoàn toàn.
  • Sắc xong thì bỏ bã, chắt lấy nước và chia ra uống trong ngày, nên uống liên tục trong 7 – 10 ngày để được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi dùng thuốc Nam chữa đau dạ dày

Hiện nay, cách chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam được nhiều bệnh nhân lựa chọn bên cạnh thuốc Đông y và tân dược. Biện pháp này được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính, chi phí thấp và phù hợp với nhiều đối tượng.

bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
Khi đau dạ dày nặng, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên trước khi áp dụng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Trên thực tế, một số bài thuốc chữa đau dạ dày chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian và hoàn toàn chưa được công nhận về hiệu quả. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro và tác dụng phụ.
  • Đối với những trường hợp đau dạ dày nhẹ, có thể dùng thuốc Nam kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp dạ dày đã xuất hiện ổ loét hoặc dương tính với vi khuẩn Hp, nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ để kiểm soát bệnh hoàn toàn. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp với bài thuốc dân gian nhưng cần tham vấn y khoa để tránh hiện tượng tương tác.
  • Hầu hết các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên đều cho hiệu quả chậm. Vì vậy, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện trong khoảng 1 – 3 tháng hoặc hơn tùy theo tình trạng bệnh. Nếu không có hiệu quả sau một thời gian áp dụng, nên cân nhắc thay đổi phương pháp để tránh trì hoãn tiến độ phục hồi.
  • Chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian điều trị và thông báo ngay với bác sĩ khi cần thiết.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị.

Chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam là biện pháp hỗ trợ bên cạnh sử dụng thuốc Tây và điều chỉnh lối sống. Hầu hết các bài thuốc dân gian đều có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên để đảm bảo tiến độ điều trị, bệnh nhân nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ mẹo chữa nào.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa