Theo nhịp sống hiện đại, ngày càng có nhiều người mắc bệnh đau dạ dày cấp. Chứng bệnh này không chỉ làm người mắc cảm thấy khó chịu và đau đớn mà dễ chuyển biến thành viêm dạ dày mãn tính gây nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, việc nhận biết sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa biến chứng nặng.
Bệnh đau dạ dày cấp là gì?
Đau dạ dày cấp là giai đoạn đầu của bệnh dạ dày tá tràng. Chứng bệnh này khởi phát là do ổ viêm trong lớp niêm mạc dạ dày xuất hiện và phát triển làm cho người bệnh có cảm giác nóng ruột, đau rát, khó chịu trong một thời gian ngắn.
Bệnh đau dạ dày cấp tuy không quá nguy hiểm nhưng tái phát nhiều lần. Bệnh có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người cao tuổi. Do đó, nếu không có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh dễ chuyển biến nặng gây viêm, loét dạ dày.
Tại sao mắc đau dạ dày cấp?
Đau dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân làm đau dạ dày cấp khởi phát, tuy nhiên chủ yếu vẫn là do thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa lành mạnh. Dưới đây là một số tác nhân gây bệnh phổ biến nhất:
Do vi khuẩn
Nếu như bạn đang có những triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, nôn ói và đầy hơi… Nhiều khả năng là do vi khuẩn HP với tên khoa học Helicobacter Pylori gây ra.
Nhờ cơ chế tiết dịch Enzym Urease, loại vi khuẩn này có thể tồn tại, sinh sôi và phát triển. Chính sự tồn tại của vi khuẩn HP làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp tính.
Do tâm lý
Theo các nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực công việc, học hành và gia đình sẽ có nguy cơ mắc đau dạ dày cấp cao hơn là những người khác.
Bởi khi bị stress, dạ dày phải hoạt động mạnh hơn những lúc bình thường đồng thời thúc đẩy quá trình tiết dịch axit ra nhiều hơn. Từ đó làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị hao mòn dẫn đến tình trạng đau, viêm dạ dày.
Bạn cần biết: Làm Gì Khi Bị Đau Bao Tử – Gợi Ý 8 Cách Giảm Đau Nhanh
Đau dạ dày cấp do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
Việc ăn uống thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nói chung mà còn gây các bệnh về dạ dày nói riêng. Những người bận rộn luôn có thói quen ăn ngủ không đúng giờ, ăn vội vàng, ăn đêm nhiều, thường xuyên bỏ bữa.
Bên cạnh đó, những ai có sở thích ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích, thức ăn không đảm bảo… Tất cả những thói quen ăn uống, sinh hoạt bừa bãi này làm tổn thương niêm mạc dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp.
Đau dạ dày cấp do lạm dụng thuốc tây
Hầu hết các loại thuốc tây nào cũng có tác dụng phụ do được tổng hợp từ hóa dược. Chính vì vậy, khi bạn sử dụng bừa bãi, không hỏi ý kiến bác sĩ sẽ khiến dạ dày dễ bị viêm, loét gây ra những cơn đau cấp tính.
Nhiều thống kê cho thấy, việc sử dụng các loại thuốc như NSAIDs hay Corticoid thường xuyên sẽ làm lớp niêm mạc bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe và dạ dày, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc tân dược nào.
Lưu ý: Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không? (Paracetamol, efferalgan)
Nhận biết triệu chứng bệnh đau dạ dày cấp
Khi bị đau dạ dày, người bệnh không chỉ cảm thấy mệt mỏi mà còn đau đớn, khó chịu gây ảnh hưởng đến học tập, công việc… Dưới đây là những triệu chứng điển hình, người mắc cần chú ý để có cách xử lý kịp thời.
Những cơn đau cấp tính
Dấu hiệu đầu tiên, phổ biến nhất của bệnh đau dạ dày cấp đó là đau bụng ở vùng thượng vị kèm theo các biểu hiện nóng rát và cồn cào. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn no, đau lúc quá đói, đau dạ dày về đêm…
Tùy vào tình trạng tổn thương của lớp niêm mạc, mỗi người mắc sẽ chịu mức độ đau cùng tần suất khác nhau. Trong một số trường hợp, người bị chỉ đau âm ỉ thi thoảng đau quặn từng cơn. Một số khác lại bị đau dữ dội, các cơn đau xuất hiện nhiều hơn đi kèm với biểu hiện cồn cào và khó chịu.
Buồn nôn và nôn sau khi ăn
Khi bị đau dạ dày cấp, ngoài việc phải chịu những cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ, người bệnh còn phải đối mặt với triệu chứng buồn nôn, nôn dữ dội, nôn hết ngay sau khi ăn xong.
Điều này làm cho người bệnh mất nước, mệt mỏi, chán ăn, da xanh sao, sút cân… ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây chính là lý do lý giải tại sao, những ai mắc bệnh dạ dày thường gầy gò, ốm yếu, cơ thể suy nhược.
Tiêu chảy và táo bón
Những người mắc đau dạ dày cấp khi ăn những thực phẩm lạnh, không đảm bảo vệ sinh hay lạ bụng thường bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Khi bị tiêu chảy thường có biểu hiện phân lỏng, có bọt, đi nhiều lần cho đến khi hết thức ăn mới thôi.
Chẩn đoán đau dạ dày cấp
Để chuẩn đoán chính xác tình trạng và cấp độ đau dạ dày, các bác sĩ không chỉ dựa vào các biểu hiện, tiền sử, thói quen ăn uống và sinh hoạt mà dựa vào kết quả chụp X quang, siêu âm, nội soi và xét nghiệm.
Khi muốn biết nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh thực hiện nội soi dạ dày để thấy rõ được vị trí tổn thương. Ngoài ra, việc xét nghiệm có vi khuẩn HP trong dạ dày hay không cũng rất cần thiết.
Bởi việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh khỏi hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ còn yêu cầu bệnh nhân siêu âm ổ bụng hay chụp X quang để phân biệt rõ đau dạ dày cấp với một số bệnh lý khác.
Chuyên gia chia sẻ: Phương pháp chữa bệnh đau dạ dày bằng diện chẩn hiệu quả
Đau dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Đau dạ dày cấp không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên nếu người bệnh cứ dửng dưng, coi nhẹ, để kéo dài mà không xử lý sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính như:
- Khi các cơn đau bụng xuất hiện ngày càng nhiều và dữ dội làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, không tập trung cho công việc và học tập, cơ thể suy nhược và sức đề kháng kém…
- Nếu lớp niêm mạc bị tổn thương kéo dài dễ biến chứng thành xuất huyết dạ dày, làm mất máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Đặc biệt là khi lớp niêm mạc bị viêm mà không có biện pháp xử lý sẽ làm cho thành dạ dày mỏng dần và thủng. Lúc này, nguy cơ bị nhiễm trùng hay viêm phúc mạc xảy ra cao hơn. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là người bệnh thấy cơn đau bụng rất dữ dội, người ớn lạnh và khát nước.
- Đau dạ dày cấp tính kéo dài sẽ làm hẹp hậu môn, thậm chí ung thư dạ dày.
Cách điều trị đau dạ dày cấp nhanh và hiệu quả là gì?
Bệnh đau dạ dày cấp không phải là một bệnh khó chữa. Nếu người bệnh phát hiện ra sớm cộng với việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sẽ giúp quá trình điều trị trở lên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau dạ dày cấp, bạn nên tham khảo để có biện pháp xử lý kịp thời ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bệnh đầu tiên:
Điều trị đau dạ dày cấp bằng thuốc Tây y
Bằng kết quả xét nghiệm hay nội soi, các bác sĩ sẽ phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn HP hay bị viêm, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả như:
- Thuốc Aspirin và một số thuốc kháng viêm có tác dụng kháng viêm và giảm đau, nhưng không được lạm dụng.
- Thuốc kháng sinh Metronidazole, Amoxicillin, Tetracyclin và Clarithromycin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm, sưng dạ dày.
- Pepto-Bismol và TUMS có tác dụng kháng axit.
- Ranitidine, Nizatidine, Esomeprazole, Lansoprazole, Ranitidine… có công dụng ức chế bơm proton.
- Misoprostol, Ucralfate có khả năng bao vết loét.
Chữa đau dạ dày cấp tại nhà
Một số mẹo chữa đau dạ dày tại nhà vừa có tác dụng giảm nhanh cơn đau bụng vừa ngăn chặn tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Do đó, bạn nên tham khảo và ghi nhớ một số cách chữa đau dạ dày tại nhà dưới đây:
Chườm nóng
Ngay khi bạn thấy các cơn đau bụng xuất hiện, bạn nên chườm nóng để giúp xoa dịu cơn đau và đem lại cảm giác thoải mái hơn. Bởi khi thực hiện cách này sẽ làm cơ thể nóng lên làm cho các cơ và dây chằng giãn ra, giảm áp lực cho dây thần kinh đau nhờ đó các cơn đau bụng sẽ nhanh chóng qua đi, giúp cơ thể thư giãn.
Cách thực hiện:
- Bạn cho một cốc nước nóng vào chai thủy tinh, đậy nắp.
- Tiếp đến bạn dùng chai lăn qua lăn lại vùng bụng, đặc biệt vùng thượng vị bị đau.
- Thực hiện từ 10-15 phút mỗi khi đau, sẽ làm cơn đau dạ dày thuyên giảm.
Uống trà gừng
Hai hợp chất Shogaol và Gingerol trong gừng có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Biện pháp này phù hợp cho những trường hợp bị ung bướu, xương khớp và đau dạ dày cấp.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì gừng còn có tác dụng chống buồn nôn, kích thích thèm ăn, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và đầy bụng.
Cách thực hiệu:
- Lấy một củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng.
- Cho gừng đã thái lát vào nồi với 200ml đun sôi.
- Tắt bếp và đợi khoảng 5 phút, để nước gừng nguội.
- Chắt ra cốc và cho thêm 1 thìa mật ong uống mỗi khi đau.
Dùng nghệ với mật ong
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng nghệ kết hợp với mật ong để làm giảm bớt những cơn đau dạ dày cấp. Trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin nổi bật với tác dụng gây ức chế vi khuẩn HP, làm giảm quá trình tiết dịch vị trong dạ dày. Đồng thời làm tăng tiết dịch chất nhầy bảo vệ và hỗ trợ tiêu hóa, giảm biến chứng viêm, loét dạ dày. Dùng nghệ chữa đau dạ dày không còn xa lạ.
Trong khi đó, mật ong có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, tăng miễn dịch, nâng cao sức khỏe bằng các loại vitamin, khoáng chất. Khi mật ong kết hợp với nghệ tạo thành bài thuốc điều trị đau dạ dày cấp hiệu quả và an toàn.
Cách làm:
- Chuẩn bị 100ml nước ấm.
- Cho 10g bột nghệ và 1-2 thìa mật ong, khuấy đều và uống.
- Để thuyên giảm tình trạng đau dạ dày cấp và nâng cao sức khỏe, bạn nên thực hiện 2-3 mỗi ngày trước mỗi bữa ăn và kiên trì thực hiện trong 1 thời gian dài.
Điều trị đau dạ dày cấp bằng Đông y
Thực tế, bất cứ một phương pháp hay loại thuốc điều trị bệnh nào cũng có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay mọi người có xu hướng thích sử dụng những bài thuốc Đông y hơn là các loại thuốc tân dược.
Bởi các phương thuốc chữa đau dạ dày cấp cổ truyền này vừa có khả năng hỗ trợ điều trị các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị, khó tiêu… Đồng thời giúp điều hòa khí huyết, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
Dưới đây là một số bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau dạ dày cấp, bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Rau má 20g; râu bắp, đan bì và bạch thược mỗi loại 12g; liên thục, cam thảo, mã đề, hoài sơn, đương quy và bạch truật mỗi thứ 16g; bán hạ, trần bì và chi tử mỗi tứ 10g.
- Cách sắc: Đem tất cả nguyên liệu đi rửa, cho vào nồi sắc thuốc, đun thuốc cho tới khi chỉ còn 1 bát, chia thành 2 phần và uống hết trong ngày, dùng sau bữa ăn.
- Chú ý: Để thuốc phát huy tác dụng trong quá trình sử dụng, người bệnh cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, hạn chế hoạt động nặng.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu cần có: Ngưu tất, bạch truật, liên nhục và hoài sơn mỗi thứ 16g; chỉ xác và bán hạ chế mỗi loại 10g; phòng sâm và hắc táo nhân mỗi loại 20g, viễn chí và trần bì mỗi loại 12g.
- Cách thực hiện và dùng thuốc: Rửa sạch nguyên liệu và để ráo,cho vào nồi sắc để lấy 1 bát thuốc, chia đều làm 4 lần uống trong 2 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa trưa và tối.
Bài thuốc số 3
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thược dược và đan bì mỗi thứ 20gr; bối mẫu 12gr; thanh bì 8gr; trạch tả 16gr; trần bì 10gr.
- Cách sắc và dùng thuốc: Đem nguyên liệu đi rửa thật sạch và để ráo nước, cho vào nồi sắc lấy 1 bát thuốc, chia làm 5 lần uống hết trong ngày.
Xem thêm: 10 bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày hiệu quả
Địa chỉ chữa đau dạ dày cấp uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều bệnh viện tư lẫn công có thể thực hiện khám chữa bệnh đau dạ dày cấp. Tuy nhiên đâu mới là địa chỉ uy tín đang là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số địa chỉ các bạn có thể tham khảo.
Tại Hà Nội
Nếu đang ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội, bạn có thể tìm đến một trong số các bệnh viện sau để khám và điều trị đau dạ dày cấp.
Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Nằm tại số 78 Giải Phóng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Ngoài ra, hiện tại bệnh viện còn có cơ sở 2 ở xã Liêm Tuyền, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).
- Điện thoại: 0246.2598285.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ chữa dạ dày tốt nhất ở Hà Nội. Khi tới thăm khám tại đây, người bệnh tới thẳng Khoa Tiêu hóa để được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm khám và tư vấn. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện nội soi dạ dày nhằm đánh giá tổng quát và chính xác nhất tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên do đây là bệnh viện lớn nên rất đông, bởi vậy bạn nên đi sớm để tránh phải chờ đợi lâu.
Bệnh viện Thanh Nhàn
- Địa chỉ: Nằm tại số 42 Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
- Điện thoại: 0243 9714 363.
Bệnh viện Thanh Nhàn là địa chỉ tiếp theo bạn không nên bỏ qua. Chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện là nơi chịu trách nhiệm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về dạ dày uy tín toàn miền Bắc. Tại đây quy tụ được một đội ngũ y bác sĩ giỏi với trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trong nghề. Bên cạnh đó, ngoài kỹ thuật thăm khám như nội soi hay nội soi gây mê,… bệnh viện còn có phương pháp chụp CT đại tràng. Nhờ đó, có thể giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh ung thư cũng như các bất thường khác về đường ruột.
Bệnh viện Đại học y
- Địa chỉ: Nằm tại số 1 Tôn Thất Tùng, Q.Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3574 7788.
Để khám và điều trị bệnh đau dạ dày cấp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thì bạn sẽ đến trực tiếp Phòng khám số 1. Đây là phòng khám dịch vụ được bệnh viện chú trọng đầu tư phát triển về chuyên khoa tiêu hóa. Tại đây có hệ thống trang thiết bị nội soi hiện đại để hỗ trợ cho quá trình chuẩn đoán được chính xác và việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Tại Hồ Chí Minh
Nếu cần khám chữa bệnh đau dạ dày cấp tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo một trong số những địa chỉ sau.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Nằm ở số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 2: Nằm ở số 201 đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 3: Nằm ở số 221B Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3855 4269
Đại học Y dược TPHCM là một trong những bệnh viện khám và điều trị các bệnh lý về dạ dày tốt khu vực phía Nam. Khoa khám bệnh Tiêu hóa- Gan mật của bệnh viện được thành lập từ lâu đời bởi vậy quy tụ một đội ngũ bác sĩ đều là chuyên gia đầu ngành và dày dặn kinh nghiệm. Hơn nữa tại khoa được trang bị hệ thống các trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị.
Bệnh viện Chợ Rẫy
- Địa chỉ: Nằm tại số 208 đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028 3855 4137.
Bệnh viện chợ Rẫy là nơi sở hữu các trang thiết bị y tế hiện đại cùng một đội ngũ bác sĩ giỏi để thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ khi đến chữa bệnh dạ dày cấp tại đây. Tuy nhiên do là bệnh viện đa khoa nên có số lượng bệnh nhân rất lớn, bạn nên đến sớm và tránh các ngày đầu tuần.
Bệnh viện Quân y 175
- Địa chỉ: Nằm tại số 782 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0969831010.
Khoa nội Tiêu hóa của Bệnh viện Quân y 175 cũng là một địa chỉ người bệnh có thể tin tưởng. Tại đây được trang bị các máy nội soi dạ dày và thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao nhằm tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày cấp cần thiết cho bất cứ ai
Đau dạ dày cấp là một chứng bệnh phổ biến về đường tiêu hóa. Bệnh có thể điều trị và phòng ngừa được, nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ đúng các biện pháp dưới đây:
Thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh không chỉ là liều thuốc giúp bạn bảo vệ sức khỏe, mà còn ngăn chặn kích hoạt dạ dày.
- Ăn sáng mỗi ngày, đều đặn, đúng giờ, dùng đồ nóng và đảm bảo vệ sinh.
- Để tránh áp lực cho dạ dày, thường xuyên ăn rau xanh và trái cây có nhiều chất xơ.
- Hạn chế tuyệt đối những đồ uống có gas, chất kích thích, nước ngọt…
- Duy trì thói quen trước khi ăn rửa tay chân thật sạch, không ăn bốc.
- Không ăn các đồ ăn, đồ uống cay nóng, có vị chua.
- Không nên ăn quá no, nên chia thành những bữa ăn nhỏ nhưng không ăn quá nhiều bữa trong ngày, đặc
- biệt hạn chế ăn đêm muộn.
- Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống trước và sau ăn.
- Không nên ăn vặt hay những đồ ăn nhanh nhiều.
- Không vận động mạnh hay nằm khi vừa ăn xong.
- Nên ăn nhạt, hạn chế dùng thức ăn mặn, nhiều dầu mỡ.
Chú ý khi dùng các loại thuốc tây
Để sử dụng các loại thuốc tân dược an toàn, ít tác dụng phụ và hiệu quả thì người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đồng thời lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh mà không có chứa steroid.
- Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và liệu trình dùng thuốc bác sĩ đã kê.
- Không uống thuốc khi đói hay trước giờ đi ngủ.
- Uống thuốc cùng 1 cốc nước lọc để giảm tác động đến lớp niêm mạc.
- Nếu thấy bất cứ bất thường nào trong quá trình dùng thuốc, hãy gọi cho bác sĩ.
Tạo thói quen sinh hoạt hằng ngày khoa học
Bên cạnh thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, việc duy trì những thói quen sinh hoạt có khoa học sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Bỏ ngay thói quen thức khuya, hút thuốc lá và làm việc quá sức.
- Mỗi ngày ngủ đúng giờ và đủ giấc
- Thể dục 10-15 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng.
- Massage vùng bụng mỗi ngày.
- Sắp xếp thời gian làm việc nhà, cơ quan và nghỉ ngơi hợp lý.
Tóm lại, đau dạ dày cấp là một chứng bệnh về dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ ai và diễn biến nặng nếu không có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bạn quan tâm:
- Top 14 Thuốc Trị Đau Dạ Dày Tốt Nhất Của Mỹ Được Bình Chọn
- TOP 9 Thuốc Trị Đau Dạ Dày Của Nhật Bản HIỆU QUẢ NHẤT 2023