Nội dung chính

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể bị đau dạ dày với những biểu hiện khác biệt. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ khiến con gặp nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đau dạ dày ở trẻ em nguyên nhân do đâu và làm sao để chữa trị triệt để?

Biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em như thế nào?

Không giống với những biểu hiện ở người lớn, ở trẻ em thì vị trí đau dạ dày thường là những cơn đau đến từ khu vực trên hoặc xung quanh rốn. Phụ huynh thường chủ quan và nhầm lẫn là đau bụng do giun sán. Nếu cơn đau xuất hiện nhiều lần thì bố mẹ cần chú ý và đưa bé đi khám ngay.

Bệnh đau dạ dày ở trẻ em gây buồn nôn, ợ chua
Bệnh đau dạ dày ở trẻ em gây buồn nôn, ợ chua

Những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em bố mẹ cần biết:

  • Đau bụng thường xuyên: Trẻ từ 10 – 16 tuổi có thể bị đau vùng thượng vị giống người lớn. Các cơn đau âm ỉ và kéo dài, trẻ sẽ thường bị đau dạ dày về đêm dữ dội hơn, mỗi cơn đau có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Trẻ em dưới 10 tuổi thì cơn đau sẽ tập trung ở vùng xung quanh rốn.
  • Triệu chứng trướng bụng, khó tiêu: Nguyên nhân do lượng acid dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản khiến trẻ bị ợ hơi, ợ chua và ho mạnh.
  • Trẻ thường xuyên chóng mặt, da xanh xao: Khi cơn đau xuất hiện cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, trẻ không còn năng động thì rất có thể trẻ đã bị đau dạ dày, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng khiến trẻ bị thiếu chất cà mệt mỏi.
  • Trẻ thường xuyên buồn nôn và nôn: Dấu hiệu thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tình trạng trẻ bị nôn mửa tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.
  • Trẻ bị thiếu máu: Cơn đau dài liên tục có khả năng dẫn đến xuất huyết tiêu hóa khiến trẻ sẽ bị thiếu máu do xuất huyết bởi vết loét ăn mòn vào trong lớp niêm mạc. Làm tổn thương mạch máu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Trẻ đi đại tiện ra phân đen hoặc ra máu: 50% ca mắc bệnh đau dạ dày ở trẻ em có xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen.

Đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ không biết nói ra khó chịu trong người nên bố mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi các triệu chứng của bé. Cần thiết hãy cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Đọc thêm:

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày có thể do chủ quan hoặc khách quan. Kết quả thống kê ở khoa nhi các bệnh viện đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản như sau.

  • Đau dạ dày do di truyền: Một số trường hợp bố mẹ có tiền sử đau dạ dày có thể di truyền dang cho con ngay từ khi mới sinh ra.
  • Đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn Hp làm tổn thương và phá hủy niêm mạc dạ dày, chúng ký sinh lại ở niêm mạc và hình thành một ổ viêm loét gây nên những cơn đau kèm theo buồn nôn, chán ăn.
  • Do ăn uống không vệ sinh: Đồ ăn không đảm bảo hoặc một số mẹ thường có thói quen nhá cơm rồi bón cho trẻ vô tình khiến vi khuẩn xâm nhập. Một số vi khuẩn hoặc virus từ mẹ có thể lây lan sang cho bé đặc biệt là khi mẹ đang bị đau dạ dày.
  • Chế độ ăn uống kém khoa học: Bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó tiêu thụ được những đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ hộp. Bố mẹ thường chiều cho trẻ ăn quà vặt hàng ngày vô tình khiến niêm mạc bị tổn thương gây nên đau và viêm loét.
  • Do áp lực học tập căng thẳng: Bố mẹ thường nghĩ trẻ con không có áp lực nhưng không phải. Học thêm, học trên lớp, quá nhiều bài tập, lịch học triền miên cũng khiến trẻ bị stress, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng.
  • Sử dụng thuốc tây không đúng cách: Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh khiến dạ dày của bé bị ảnh hưởng, acid trong dạ dày bé thay đổi, kích ứng niêm mạc dẫn đến tổn thương, đau và viêm loét dạ dày.

Cần xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ để có phương pháp điều trị dứt điểm. Tránh để bệnh kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh đau dạ dày ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Nên biết: Trẻ Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Cần Kiêng Thực Phẩm Nào?

Đau dạ dày ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người nghĩ rằng đau dạ dày không nguy hiểm và để từ từ chữa sau cũng được nhưng đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, đau dạ dày khiến bé bị sụt cân, không hấp thụ được dưỡng chất, thần kinh và thể xác mệt mỏi do các cơn đau liên tục xuất hiện.

Viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời hoặc sai cách. Một số trường hợp bị xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị hoặc nguy hiểm hơn cả là thủng dạ dày. Trẻ sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn ra máu, xuất huyết ra máu, sốt cao… Những biến chứng bệnh dạ dày nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Bệnh đau dạ dày ở trẻ em nguy hiểm không kém gì các bệnh khác nên bố mẹ không được coi thường. Cần theo dõi tần suất các cơn đau của trẻ và các biểu hiện kèm theo để xác định cấp độ bệnh và điều trị đúng cách.

Hướng dẫn xử lý tình trạng đau dạ dày ở trẻ em hiệu quả

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia về cách chữa trị, không nên tự ý áp dụng. 

Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể. Nếu bệnh nhẹ thì cha mẹ chỉ cần cho bé dùng các nguyên liệu, thuốc chữa đơn giản, nhưng nếu nặng thì cần dùng các thuốc đặc trị được kê đơn.

Xem thêm: Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau nhanh chóng

Chữa đau dạ dày ở trẻ em ngay tại nhà

Nếu bé đau dạ dày do lối sống, thói quen ăn uống sinh hoạt thì cha mẹ cần thay đổi ngay chế độ dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, bạn hãy kết hợp cùng một số biện pháp chữa đau dạ dày không dùng thuốc sau đây:

Dùng mật ong và gừng tươi

Gừng có tính ấm, vị cay giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức dạ dày, tăng cường tuần hoàn máu. Trong khi đó, mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm nên giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, ngăn tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Mật ong và gừng tươi kết hợp có thể giúp giảm đau dạ dày ở trẻ em
Mật ong và gừng tươi kết hợp có thể giúp giảm đau dạ dày ở trẻ em

Kết hợp gừng và mật ong sẽ giúp chữa đau dạ dày ở trẻ em an toàn, hiệu quả. Kiên trì cha mẹ sẽ thấy tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng nhanh chóng biến mất.

Cách thực hiện

  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát và cho vào cối giã.
  • Lọc lấy nước cốt gừng và trộn cùng mật ong đã chuẩn bị.
  • Cho trẻ uống mỗi ngày.
  • Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì pha thêm nước lọc để tránh bị cay, khó uống.

Massage bụng trẻ

Để giúp bé giảm đau và dễ chịu hơn, cha mẹ có thể dùng dầu ấm hoặc dầu oliu thoa lên vùng bụng bị đau. Sau đó làm ấm 2 lòng bàn tay và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý rằng bạn hãy dùng lực tay vừa phải, massage cho đến khi bé thấy thoải mái và đỡ đau hơn.

Giảm đau bằng nước dừa và nghệ tươi

Nước dừa chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp kháng viêm, giảm đau và làm lành tổn thương. Ngoài ra, nước dừa cũng nhiều enzym giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày. Trong khi đó, nghệ tươi là thảo dược dùng nhiều trong chữa trị các bệnh về tiêu hóa. Do vậy bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để giảm đau, viêm dạ dày ở trẻ.

Cách thực hiện

  • Nghệ tươi cạo sạch vỏ sau đó đem thái lát mỏng.
  • Đun sôi nghệ trong 10 phút cùng nước dừa và chia thành 3 lần để bé uống mỗi ngày.
  • Sau 5 ngày cha mẹ sẽ thấy tình trạng đau dạ dày ở trẻ được cải thiện.
Nước dừa có chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của bé
Nước dừa có chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của bé

Đọc thêm: Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng nghệ và nước dừa cực hiệu quả

Thuốc Tây chữa đau dạ dày

Đối với những bé bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Một số thuốc trị đau dạ dày được dùng phổ biến hiện nay để chữa bệnh gồm:

  • Yumangel: Đây là thuốc giúp giảm triệu chứng buồn nôn, đầy hơi ở bé, tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ là táo bón, tiêu chảy.
  • Gastropulgite: Thuốc đau dạ dày gastropulgite giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, ít gây ra tác dụng phụ nên được nhiều cha mẹ tin dùng.
  • Nexium: Thuốc giúp hỗ trợ quá trình phục hồi, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, điều chế ở dạng cốm bột.
  • Phosphalugel: Giúp giảm đau, được dùng nhiều cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Việc dùng thuốc nên có sự tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ, tránh tự ý gia giảm liều sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nên biết:

Biện pháp phòng ngừa đau bao tử ở trẻ nhỏ

Phần lớn các trường hợp trẻ bị đau bao tử do thói quen ăn uống không lành mạnh. Bố mẹ cần điều chỉnh thói quen và chế độ ăn uống để có thể ngăn chặn bệnh đau dạ dày cho bé. Những biện pháp ngăn ngừa đau dạ dày ở trẻ nhỏ gồm có:

  • Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không cho bé dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt,…
  • Ăn chín uống sôi, hạn chế cho bé ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán, khoai chiên, đồ ăn chua, cay.
  • Không nên cho bé ăn đồ sống, tái như các món gỏi.
  • Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga hoặc có chứa phẩm màu.
  • Hướng dẫn trẻ nhai chậm, tập trung khi ăn, nên chế biến thức ăn thái nhỏ, vừa miếng và đun nấu mềm.
  • Bổ sung nhiều rau, củ quả đặc biệt là các loại tốt cho dạ dày như súp lơ, cải xanh, táo,…
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước hàng ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của hệ tiêu hóa.
  • Không bắt trẻ học quá nhiều, lịch học quá dày đặc khiến bé bị stress và rối loạn chức năng tiêu hóa.

Có thể nói, bệnh đau dạ dày ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ không kịp phát hiện và điều trị. Vậy nên, ngay khi thấy trẻ buồn nôn, ợ hơi, trào ngược, bạn hãy đưa con đi khám tại địa chỉ uy tín để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị phù hợp, tránh để bệnh nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

Thông tin hữu ích: 

Câu hỏi liên quan

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp