Nội dung chính

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, vitamin C còn hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp, đẩy nhanh tốc độ làm lành ổ viêm loét và giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày đáng kể.

đau dạ dày có nên uống vitamin c
Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?

Đau dạ dày có nên uống vitamin C? Tác dụng mang lại

Đau dạ dày là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi dạ dày co bóp hoặc tăng tiết axit quá mức. Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp ở người có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn uống thất thường, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và người nhiễm hại khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp).

Đau dạ dày là cơn đau xảy ra ở vùng thượng vị – vùng bụng dưới xương ức và trên rốn. Cơn đau thường bùng phát khi bụng đói hoặc sau khi ăn no. Đặc biệt, mức độ và tần suất của triệu chứng có thể tăng lên khi dung nạp một số loại thực phẩm, thức uống và thuốc – kể cả viên uống bổ sung.

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Bởi nhiều người lo lắng việc bổ sung vitamin này có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích và bùng phát cơn đau dữ dội. Tuy nhiên theo các chuyên gia Tiêu hóa, vitamin C là thành phần dinh dưỡng cần thiết mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Do đó, bệnh nhân bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung loại vitamin này vào chế độ dinh dưỡng.

Vitamin C cho người đau dạ dày
Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, vitamin C mang lại những công dụng sau:

  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin C (Ascorbic acid) là thành phần quan trọng đối với hệ miễn dịch. Bổ sung loại vitamin này có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh protein interferon – một loại protein có vai trò bảo vệ và ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại.
  • Tăng độ bền mạch máu: Với tác dụng tăng sinh collagen trong mạch máu, niêm mạc và da, vitamin C giúp tăng độ bền mao mạch và có thể hạn chế tình trạng xuất huyết tiêu hóa – biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, bệnh nhân bị đau dạ dày nặng nên tăng cường bổ sung vitamin C để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ phòng ngừa biến chứng của bệnh.
  • Đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét: Vitamin C là thành phần cần thiết cho quá trình sản sinh collagen, làm lành mô và da. Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn hằng ngày có thể đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét và ngăn ngừa vết loét tiến triển nặng.
  • Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là tác nhân thường gặp gây đau dạ dày và hàng loạt các bệnh tiêu hóa khác. Thêm vitamin C vào chế độ dinh dưỡng có thể giúp các tế bào miễn dịch ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn Hp. Qua đó đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết loét và rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

Như vậy có thể thấy, vitamin C mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bệnh nhân bị đau dạ dày. Do đó, bệnh nhân có thể bổ sung loại vitamin này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hỗ trợ nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh.

Bị đau dạ dày có uống được C sủi không?

Viên C sủi là chế phẩm vitamin C tổng hợp được sử dụng rất phổ biến. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng bệnh nhân đau dạ dày cần tránh sử dụng C sủi. C sủi chứa hàm lượng vitamin C cao (khoảng 1000mg) và nhiều chất hòa tan nên có thể làm giảm độ pH trong dạ dày.

Đau dạ dày có uống được C sủi không
Đau dạ dày có uống được C sủi không?

Độ pH trong dạ dày giảm thấp làm tăng hoạt tính của dịch vị và khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, hình thành ổ viêm, loét và phát sinh cơn đau ở vùng thượng vị. Ngoài ra, sử dụng C sủi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như tăng nguy cơ sỏi thận (sỏi oxalate), suy thận và tăng huyết áp. Do đó nếu không bị chứng khó nuốt, bệnh nhân nên bổ sung vitamin C ở dạng viên nén để hạn chế các tác dụng phụ kể trên.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách bổ sung vitamin C cho người đau dạ dày

Vitamin C là thành phần cơ thể không thể tự tổng hợp nên cần phải bổ sung thông qua thực phẩm và chế phẩm dạng viên, siro,… Dưới đây là 2 cách đơn giản để bổ sung vitamin C bệnh nhân bị viêm đau dạ dày có thể tham khảo và áp dụng:

Bổ sung qua thực phẩm

Thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm chứa nguồn vitamin C tự nhiên, dồi dào mà bạn có thể bổ sung thay vì sử dụng viên uống vitamin C hay viêm sủi. Vậy đau dạ dày nên ăn trái cây gì?

  • Ớt chuông đỏ: Bạn có biết, trong ớt chuông đỏ có chứa gần gấp 3 lần lượng vitamin có trong một quả cam. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn.
  • Ớt chuông xanh: Bên cạnh ớt chuông đỏ thì ớt chuông xanh cũng chứa nhiều vitamin C. Thực tế, trong 120mg ớt chuông xanh có chứa tới 200% hàm lượng dinh dưỡng được khuyến cáo hàng ngày, ngoài ra còn là nguồn cung cấp chất xơ hiệu quả.
  • Cải xoăn: Không chỉ gấp đôi hàm lượng vitamin D và gấp 7 lần lượng vitamin K được khuyến nghị cho cơ thể, cải xoăn còn cung cấp tới 80,4 mg vitamin C và rất nhiều chất khoáng và axit béo khác.
  • Cải xanh: Có chứa tới 132 mg vitamin C cùng hàm lượng chất xơ dồi dào, trong khi chỉ chứa có 30 calo trong mỗi khẩu phần ăn. Đặc biệt trong cải xanh còn chứa các chất chống lại tế bào ung thư.
  • Đu đủ chín: Một khẩu phần của đu đủ chín sẽ cung cấp cho cơ thể 88,3 mg vitamin C, ngoài ra còn có tác dụng làm sạch các xoang, làm sáng da và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Có rất nhiều loại thực phẩm chứa nguồn vitamin C tự nhiên
Có rất nhiều loại thực phẩm chứa nguồn vitamin C tự nhiên
  • Dâu tây: Trong một tách đầy dâu tây chứa tới 84,7 mg vitamin C, chưa hết nó còn chứa lượng lớn folate và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Súp lơ: Chỉ cần ăn một búp súp lơ nhỏ là bạn đã có thể bổ sung cho cơ thể khoảng 127,7 mg vitamin C, bên cạnh đó còn có thêm 5g chất xơ và 5g protein.
  • Quả dứa chín: Có chứa khoảng 78,9 mg vitamin C, ngoài ra còn có bromelain – một loại enzym tiêu hóa, có khả năng phân hủy thức ăn và giảm chứng chướng bụng. Hoạt chất này cũng tương tự như chất chống viêm tự nhiên, giúp bạn nhanh hồi phục sức sau khi hoạt động quá sức.
  • Kiwi: Một khẩu phần kiwi có chứa khoảng 137,2 mg vitamin C, loại quả này cũng chứa nhiều chất xơ và kali.
  • Xoài chín: Trong xoài có chứa khoảng 122,3 mg vitamin C, đồng thời là nguồn cấp vitamin A quan trọng, góp phần vào việc tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cho đôi mắt thêm sáng khỏe.
  • Nho đen: Trong 56g nho đen có chứa tới 101 mg vitamin C hoặc 112% DV, ngoài ra còn chứa flavonoid chống oxy hóa là anthocyanins khiến cho nho có màu đậm.

Tìm hiểu thêm

Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng cường vitamin C

Nhiều người bị đau dạ dày không có thời gian để chuẩn bị, chế biến đồ ăn hoặc khó hấp thụ đồ ăn có thể chọn lựa phương pháp bổ sung vitamin C qua các loại sản phẩm hỗ trợ tăng cường vitamin C cho cơ thể. Trong đó, các loại thực phẩm chức năng đang được sử dụng khá phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả tích cực trên thị trường hiện nay.

Mặc dù là được khuyến cáo nên bổ sung vitamin C vào cơ thể theo đường ăn uống, thế nhưng nếu chế độ ăn hàng ngày của bạn không đảm bảo thì thực phẩm chức năng vẫn là cách mà bạn nên tham khảo. Việc uống thực phẩm chức năng hàng ngày là vô cùng bình thường và cần thiết nếu bạn chọn lựa đúng sản phẩm phù hợp và uy tín.

Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng cường vitamin C
Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng cường vitamin C

Nhiều thương hiệu thực phẩm chức năng cung cấp các loại vitamin C dưới nhiều dạng như viên uống, viêm ngậm, viên sủi… Chúng đều có nhiều liều lượng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu của người sử dụng. Hầu hết thực phẩm chức năng đều được chiết xuất từ các thành phần an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng, bạn nên tham khảo qua ý kiến, chỉ định của bác sĩ về liều dùng chính xác.

Các sản phẩm giúp bổ sung vitamin C nên uống vào buổi sáng sớm khi chưa ăn sáng, bởi đây là thời điểm cơ thể có khả năng hấp thụ tốt nhất và tránh được tình trạng sỏi thận. Trong khi nếu uống vitamin C vào buổi tối có thể khiến các thành phần hoà tan bị lắng đọng tại thận và kết tinh thành sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, uống vitamin C vào thời điểm này có thể kích thích dạ dày, gây ra cảm giác đau bụng và khó chịu. Do đó, tốt nhất bạn nên sử dụng sau bữa sáng khoảng 1 tiếng để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.

Đọc ngay: Người Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì – Tổng Hợp 16 Loại Tốt Nhất

Lưu ý khi bổ sung vitamin C cho người bị đau dạ dày

Khác với người khỏe mạnh, người bị đau dạ dày dễ phát sinh các triệu chứng khó chịu khi sử dụng vitamin C – kể cả dạng viên uống và bổ sung bằng thực phẩm. Do đó khi bổ sung thành phần này vào chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đau dạ dày có uống được C sủi không
Trong thời gian bổ sung vitamin C dạng tổng hợp, nên uống nhiều nước để tránh hình thành sỏi thận
  • Tuyệt đối không dùng vitamin C dạng tổng hợp (siro, viên nén,…) khi đói. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tránh sử dụng các loại trái cây giàu vitamin C có chứa axit như cam, chanh, quýt, bưởi,… vào thời điểm bụng đói. Axit từ vitamin C cùng với dịch vị có thể kích thích lên niêm mạc dạ dày và làm phát cơn đau.
  • Nếu có ý định sử dụng vitamin C dạng viên, bệnh nhân nên trao đổi với dược sĩ để được tư vấn cụ thể. Tự ý sử dụng có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn.
  • Nếu sử dụng vitamin C ở dạng tổng hợp, cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian được chỉ định. Lạm dụng quá mức có thể gây sỏi thận, tăng oxalate niệu và nhiều tác dụng phụ khác.
  • Vitamin C có khả năng tăng hấp thu sắt – khoáng chất cần thiết trong quá trình sản sinh và tái tạo hồng cầu. Do đó, bệnh nhân đau dạ dày dai dẳng nên bổ sung thêm viên uống chứa sắt cùng với vitamin C tổng hợp để hạn chế tình trạng suy nhược và sụt cân do cơ thể giảm hấp thu dinh dưỡng.
  • Khi dùng vitamin C, nên chú ý uống nhiều nước và tăng cường vận động (đi bộ, chạy bộ, yoga,…) để cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất. Đồng thời hạn chế tình trạng axit ascorbic (một dạng phổ biến của vitamin C) tích lũy trong thận và gây kết tinh sỏi tiết niệu.
  • Bên cạnh vitamin C, bệnh nhân cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất khác để cải thiện sức khỏe toàn diện.

Bài viết đã tổng hợp thông tin giải đáp “Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?” và hướng dẫn một số cách bổ sung thành phần này vào chế độ dinh dưỡng. Nếu có ý định bổ sung vitamin C ở dạng tổng hợp, bệnh nhân nên trao đổi với dược sĩ/bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe