Theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, việc bấm huyệt đau bao tử cũng có tác dụng giúp làm giảm đau bụng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh bệnh cần thực hiện đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này.
Có nên bấm huyệt chữa bệnh dạ dày không?
Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp ở người do quá trình ăn uống, sinh hoạt không điều độ gây nên. Trong Đông Y, đau dạ dày có tên gọi là: Chứng vị quản thống.
Cách gọi khác của dạ dày trong Đông Y là: Tỳ vị. Tỳ là cơ quan nằm bên trái ổ bụng, nó có chức năng tiêu hóa thức ăn khi đưa vào cơ thể. Chứng quản vị thống khiến cho các cơ quan tiêu hóa hoạt động trì trệ, gây nên các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau nhức tỳ vị.
Nhằm giúp người bệnh thuyên giảm chứng vị quản thống, từ lâu, dân gian đã lưu truyền phương pháp bấm huyệt trị đau dạ dày. Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày đã được kiểm chứng hiệu quả qua nhiều năm tháng.
Người bệnh nên thực hiện trong trường hợp bệnh mới phát và cơn đau chỉ xảy ra tức thời. Phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ là biện pháp hỗ trợ giúp giảm các cơn đau trong thời gian ngắn, nhất định chứ không hoàn toàn có thể thay thế thuốc đặc trị.
Nếu người bệnh đang có triệu chứng bệnh đau dạ dày lâu ngày, dai dẳng thì nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, việc bấm huyệt đau dạ dày đòi hỏi người bệnh cần hiểu rõ về các huyệt trên cơ thể và bấm huyệt đúng cách thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm.
Xem thêm: 5+ Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Nguy Hiểm Và Phổ Biến Nhất
Một số huyệt giúp làm giảm đau dạ dày hiệu quả
Trên cơ thể con người có rất nhiều huyệt ở các vị trí khác nhau. Đối với người bị bệnh đau dạ dày, cần xác định được đúng vị trí của huyệt, có như vậy mới có thể đem lại hiệu quả. Trước khi bấm huyệt, bạn nên xoa bóp vùng bụng để làm ấm và giúp tăng cường lưu thông khí huyết.
Khi bấm cần giữ tay vuông góc với huyệt vị và nhấn từ từ cho đến khi có cảm giác tức nặng. Duy trì lực bấm trong vòng 1 phút thì dừng lại. Khi bấm lực sẽ mạnh hơn nên bạn cần tránh day vì có thể gây đau và bầm tím mô.
Dưới đây là một điểm bấm huyệt đau bao tử để giúp xoa dịu đau dạ dày bạn có thể tham khảo:
Bấm huyệt Cự khuyết chữa đau dạ dày
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm của chấn thủy, ngay giữa buồng tim từ rốn lên khoảng 6 thốn.
- Tác dụng: Hỗ trợ cải thiện tình trạng tiết nhiều dịch vị, nóng ran lồng ngực, ợ chua, đặc biệt hiệu quả với các bệnh dạ dày co thắt và hẹp thực quản.
- Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay cái day và ấn huyệt trong khoảng 1-2 phút, có thể thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Một ngày day ấn huyệt từ 1-2 lần, lưu ý chỉ sử dụng lực vừa phải để tránh làm tổn thương gan.
Bấm huyệt Trung quản
- Vị trí: Huyệt này nằm ở vùng bụng, giữa 2 bờ sườn, đo thẳng từ rốn lên khoảng 4 thốn.
- Tác dụng: Giúp giảm đau dạ dày, cải thiện chức năng co bóp, bài tiết dịch vị.
- Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào huyệt, tác động lên huyệt tạo nên cảm giác tê tức làn vào bên trong dạ dày.
Bấm huyệt Thượng quản
- Vị trí: Huyệt này nằm ngay dưới huyệt Cự khuyết 1 thốn và trên rốn 5 thốn.
- Tác dụng: Giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày, giảm các triệu chứng buồn nôn, sôi bụng, tức bụng.
- Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay day ấn huyệt trong khoảng 1-2 phút, mỗi ngày thực hiện 1-2 lần, nên thực hiện trong khoảng 10-15 ngày liên tục.
Bấm huyệt Thiên xu
- Vị trí: Nằm ngang rốn, cách rốn khoảng 2 thốn.
- Tác dụng: Giúp làm giảm nhanh cơn đau dạ dày, hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu chảy, tắc ruột.
- Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ và ngón giữa day ấn mạnh vào huyệt này trong khoảng 1-3 phút.
Có thể bạn quan tâm: Các Cấp Độ Đau Dạ Dày Và Cách Xử Lý An Toàn Cho Người Bệnh
Bấm huyệt Nội quan
- Vị trí: Nằm giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé ở phía trong cổ tay, cách đường chỉ tay 2 thốn.
- Tác dụng: Lưu thông khí huyết, giảm các triệu chứng đau dạ dày do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.
- Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan trong vòng 2 phút, lực đủ mạnh để cảm nhận được cảm giác căng tức tại chỗ.
Bấm huyệt Túc tam lý
- Vị trí: Huyệt Túc tam lý nằm ở vùng đầu gối, xác định bằng cách đặt hai tay lên đầu gối, điểm đầu ngón tay áp út chính là vị trí huyệt Túc tam lý.
- Tác dụng: Giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng, giảm táo bón, cải thiện vấn đề tiêu hóa, viêm ruột, nôn ói.
- Cách thực hiện: Dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay day ấn mạnh vào vị trí huyệt trong vòng 2 phút. Ngay lập tức sẽ có cảm giác căng tức tại chỗ và tê chân. Nên thực hiện khoảng 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Xem thêm: 20+ Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Bấm huyệt Lậu cốc
- Vị trí: Huyệt này nằm trên đường thẳng đi qua mắt cá chân, cách mắt cá chân khoảng 6 thốn.
- Tác dụng: Cải thiện tốt tình trạng nấc cụt, sôi bụng, chướng bụng, buồn nôn. Có tác dụng tốt trong điều trị đau dạ dày, sa dạ dày, nhão dạ dày.
- Cách thực hiện: Dùng 2 đầu ngón tay trỏ và ngón giữa day ấn mạnh vào cả 2 huyệt ở 2 bên chân.
Bấm huyệt Công Tôn
- Vị trí: Huyệt Công tôn nằm ở giữa thân và đầu sau thân xương đốt 1 ở bàn chân, cách mắt cá chân 3 thốn.
- Tác dụng: Giúp giảm đau dạ dày hiệu quả, hỗ trợ điều trị viêm ruột.
- Cách thực hiện: Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa day huyệt Công tôn trong khoảng 1-3 phút, ngày thực hiện 1-2 lần. Nên thực hiện liên tục trong khoảng 10-15 ngày/đợt.
Bấm huyệt Thái xung
- Vị trí: Huyệt này nằm ở mu bàn chân, đo lên 1,5 thốn từ kẽ ngón chân cái và ngón chân trỏ.
- Tác dụng: Giúp giảm đau vùng thượng vị dạ dày.
- Cách thực hiện: Dùng ngón tay day ấn huyệt với lực vừa phải trong khoảng 2 phút sao cho cảm thấy căng tức tại chỗ. Mỗi ngày bạn tác động lên huyệt Thái xung khoảng 2 lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày
Việc cẩn thận đề phòng tình huống không mong muốn xảy ra giúp cho bệnh nhân hạn chế được rủi ro. Vì vậy, trong quá trình dùng phương pháp bấm huyệt trị đau bao tử, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề như sau.
- Không bấm huyệt cho phụ nữ đang mang thai: Việc bấm huyệt cho phụ nữ đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, bấm huyệt trung quản sẽ thai nhi bị đau.
- Không thực hiện vào vùng vết thương hở: Bấm huyệt ở chỗ vết thương hở sẽ khiến vết thương tổn thương nặng hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Không thực hiện khi đang ăn no: Bấm huyệt khi ăn no sẽ khiến bụng bị trào ngược dạ dày, dẫn đến nôn mửa, khó chịu.
- Không bấm huyệt cho người có triệu chứng đau cơ: Vì khi bấm huyệt vào vị trí đau của cơ có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
- Không thực hiện khi không xác định được vị trí của huyệt trên cơ thể.
- Nên kết hợp với thuốc Đông y trị dạ dày để đạt hiệu quả cao nhất, điển hình là Sơ can Bình vị tán.
Phương pháp chữa đau dạ dày bằng cách bấm huyệt đã được ứng dụng từ lâu đời và được người xưa xem là một cách chữa bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên, ở thời kỳ hiện đại, việc bấm huyệt đau dạ dày đã không còn đảm bảo mang lại hiệu quả tuyệt đối với bệnh đau dạ dày, thay vào đó người ta kết hợp với phương pháp sử dụng thuốc uống.
XEM THÊM:
- Chữa Đau Dạ Dày Bằng Diện Chẩn Có Hiệu Quả Không?
- Khi bị đau dạ dày có uống giảm đau được không?