5+ Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Nguy Hiểm Và Phổ Biến Nhất
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày ngày càng phổ biến, gây nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng người bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, khó phòng tránh. Hơn nữa, nếu không được điều trị sớm, chủ quan không kiêng khem, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng bệnh dạ dày nghiêm trọng.
Những biến chứng bệnh dạ dày phổ biến
Viêm, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như thói quen ăn uống, lối sống, di truyền,… Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là những cơn đau nhói ở vùng bao tử mỗi khi ăn xong hoặc ngay cả lúc đói. Đi cùng với đó là tình trạng buồn nôn, nôn hoặc những cơn ợ chua,…
Chính vì vậy, trong trường hợp không được phát hiện sớm, điều trị dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng dạ dày vô cùng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
Viêm loét dạ dày, tá tràng
Niêm mạc dạ dày là cơ quan dễ bị tổn thương, vì vậy nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm đau sẽ nhanh chóng chuyển thành các vết loét nghiêm trọng. Điều này là do các hại khuẩn tấn công vào thành dạ dày làm hình thành lên các ổ viêm loét. Không chỉ xảy ra tại dạ dày, nếu không được khống chế chúng sẽ phát triển rất nhanh và có nguy cơ lây lan đến các cơ quan kế cận là ruột non, ruột già, trực tràng, hay hành tá tràng,…
Nếu bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội, nhói liên tục và mạnh hơn nhiều so với khi đau dạ dày thông thường. Đồng thời vào lúc này, bạn chỉ cần dùng các thực phẩm không phù hợp cọ xát vào vết loét hoặc có lối sinh hoạt không lành mạnh sẽ gây ra trào ngược dạ dày, nôn ra máu và nhiều tổn thương nghiêm trọng đến đường tiêu hóa.
Biến chứng xuất huyết dạ dày
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh dạ dày. Hơn nữa, tình trạng xuất huyết lại rất dễ xảy ra nếu bệnh dạ dày không được điều trị kịp thời.
Được biết xuất huyết dạ dày là hiện tượng các vết viêm loét lan rộng, phát triển rộng chạm đến mao mạch máu thành dạ dày. Khi các mao mạch vỡ ra sẽ gây chảy máu trong dạ dày, hành tá tràng. Lượng máu này sẽ theo đường miệng hoặc đại tiện để đào thải ra khỏi cơ thể.
Nếu việc xuất huyết diễn ra theo đường miệng, bạn sẽ bị nôn ra máu đỏ tươi, hoặc dịch dạ dày kèm các hạt màu đen như hạt cà phê. Kèm theo đó, người bệnh còn phải đối mặt với những cơn đau nhói dữ dội, sau đó ngất và mất ý thức. Còn trong trường hợp thoát ra bằng đường đại tiện, phân sẽ lẫn màu đỏ tươi. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày, người bệnh có khả năng đào thải ra phân có màu bã cà phê hoặc hắc ín.
Tốt nhất khi gặp tình trạng này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khắc phục kịp thời. Tránh để dẫn đến biến chứng thủng dạ dày, chảy máu ồ ạt, từ đó mất máu nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh vô cùng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Xử Lý Xuất Huyết Dạ Dày Đúng Cách – Thông Tin Quan Trọng
Hẹp môn vị
Môn vị là cơ quan giữ nhiệm vụ nối tá tràng và dạ dày. Do đó mang đến công dụng đẩy thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Trong trường hợp hẹp môn vị sẽ gây khó khăn, thậm chí là đình trệ đến quá trình lưu thông thức ăn và dịch vị dạ dày.
Với biến chứng dạ dày này sẽ tiến triển từ từ với 2 giai đoạn chính là:
- Giai đoạn 1: Quá trình lưu thông thức ăn qua môn vị mới gặp khó khăn, chưa bị tắc nghẽn hoàn toàn. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau vùng trên rốn, các cơn đau tăng lên sau bữa ăn, buồn nôn,… Trong đó hiện tượng nôn mửa sẽ xuất hiện ngay sau bữa ăn, nôn ra thức ăn mới ăn xong chưa tiêu hóa. Tuy nhiên sau khi nôn ra được thì cơn đau sẽ thuyên giảm.
- Giai đoạn 2: Môn vị hẹp lại hơn nên gần như thức ăn sẽ bị tắc hoàn toàn khi lưu thông qua đây. Các triệu chứng cũng nặng nề hơn giai đoạn đầu. Hai biểu hiện phổ biến nhất ở người bệnh chính là đau bụng liên tục và luôn cảm thấy chướng bụng. Tiếp theo là nôn ra thức ăn từ bữa trước nhưng chưa được tiêu hóa, nôn ra nước có màu xanh đen, thậm chí nhiều người phải móc họng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài những triệu chứng trên, khi môn vị bị hẹp, bạn có thể đối mặt với việc viêm nhiễm, phù nề, co thắt do biến chứng thành ung thư, hoặc xuất hiện xơ chai, ổ viêm loét tá tràng lớn,… Đa số các trường hợp bị hẹp môn vị có thể xử lý bằng cách điều trị nội khoa, trừ trường hợp có tổn thương thực thể thì cần can thiệp cấp cứu ngoại khoa sớm.
Xem ngay: Đau Dạ Dày Nằm Ở Đâu, Vị Trí Nào Dễ Đau Nhất Và Bệnh Lý Liên Quan
Biến chứng bệnh dạ dày – Teo niêm mạc
Một trong những biến chứng viêm dạ dày nguy hiểm và phổ biến nhất các bạn cũng có thể gặp phải nếu bệnh không được điều trị sớm chính là teo niêm mạc. Được biết niêm mạc giữ hai chức năng quan trọng nhất là làm mềm thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa và sát khuẩn cho dạ dày. Chính vì giữ vai trò quan trọng và hoạt động thường xuyên nên khi gặp phải các vấn đề bệnh lý hoặc dạ dày bị tổn thương, đây sẽ là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên, nhiều nhất, cũng như dễ bị axit ăn mòn.
Nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương rất khó để tái tạo lại được như ban đầu, hơn nữa kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến teo niêm mạc. Điều này làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ dinh dưỡng hơn, từ đó cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt, thiếu máu, thiếu chất, đồng thời sức đề kháng suy giảm, đây cũng là tiền đề dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Ung thư dạ dày
Đây là biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất trong các biến chứng bệnh dạ dày. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng này khi vết viêm loét không được xử lý triệt để, tái phát nhiều lần, càng kéo dài nguy cơ biến chứng thành ung thư càng cao.
Theo số liệu thống kê thực tế, trung bình mỗi năm trên thế giới sẽ có thêm hơn 800 nghìn người mắc bệnh ung thư dạ dày và khoảng hơn 600 nghìn người tử vong do bệnh lý này. Ở Việt Nam đây cũng là loại ung thư phổ biến, với tỷ lệ tử vong cao, chỉ sau ung thư vú ở nữ giới và ung thư phổi ở nam giới. Bởi vậy, ung thư dạ dày được đánh giá là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nhưng lại dễ gặp ở đường tiêu hóa.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày là người bệnh bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Tình trạng này nên được điều trị dứt điểm sớm, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Các triệu chứng cho thấy bệnh dạ dày đã chuyển biến sang giai đoạn ung thư gồm có chán ăn, ăn không ngon miệng, nôn hoặc đại tiện ra máu, đau dạ dày vào ban đêm dai dẳng kèm theo các dấu hiệu đầy hơi, sụt cân,… Tuy nhiên do các biểu hiện này khá giống với viêm dạ dày thông thường hoặc táo bón nên nhiều người chủ quan không đi thăm khám kịp thời. Mặc dù ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được thăm khám và chữa trị đúng phương pháp vẫn có khả năng phục hồi và kéo dài tuổi thọ.
Có thể bạn cần: Cảnh báo những dấu hiệu ung thư dạ dày và cách phát hiện kịp thời
Hướng dẫn phòng ngừa biến chứng bệnh dạ dày
Ngày nay, tỷ lệ người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày ngày càng cao, khó điều trị triệt để. Bệnh này dễ tái phát làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, biện pháp đầu tiên và quan trọng các bạn cần thực hiện chính là phòng ngừa bệnh. Cụ thể một số vấn đề cần ghi nhớ như sau:
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, bởi căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm đau dạ dày. Khi cơ thể căng thẳng, hệ thần kinh sẽ vô thức tiết ra nhiều HCL – thành phần gây tổn hại nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, làm việc điều độ, hạn chế việc thức khuya. Việc làm việc quá mức có thể dẫn đến mệt mỏi, làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, đồng thời chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để dạ dày làm việc hiệu quả nhất. Việc ăn quá no có thể khiến dạ dày bị quá tải, dễ dẫn tới đau dạ dày, hoặc nếu để bụng quá đói lớp niêm mạc ở thành dạ dày sẽ cọ xát vào nhau, tạo ra vết xước, lâu dần làm hình thành vết loét.
- Người bệnh cần tránh sử dụng quá nhiều chất kích thích, ăn các đồ ăn cay nóng, rượu bia hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Nếu nạp vào cơ thể những thực phẩm này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, ruột,… dẫn đến những cơn đau, khiến bạn vô cùng khó chịu.
- Nên đi thăm khám và điều trị sớm khi phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào. Việc điều trị kịp thời sẽ đem đến tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn và phòng tránh được biến chứng đau dạ dày nguy hiểm.
- Các bạn cần tuân thủ việc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ về đơn thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt, điều này sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
- Nếu muốn sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào hay thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày khác, các bạn cần xin ý kiến bác sĩ. Tự ý mua về dùng và sử dụng các thực phẩm này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, vì vậy bạn cần hết sức thận trọng.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, đảm bảo liệu trình điều trị của bạn diễn ra liên tục, phù hợp với tiến triển của bệnh trên cơ thể bệnh nhân. Đồng thời trong những buổi tái khám này, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên về hướng điều trị tốt và hiệu quả nhất.
- Ngoài ra, các bạn cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn, từ đó kịp thời điều trị.
Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đến đã giúp các bạn hiểu rõ về các biến chứng bệnh dạ dày thường gặp, cùng một số lưu ý giúp phòng ngừa căn bệnh này. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào khác liên quan hệ tiêu hóa và sức khỏe hãy để lại lời nhắn ngay phía dưới.
Tin liên quan:
- Đau Dạ Dày Có Nên Uống Sữa? Loại Sữa Nào Tốt?
- Sôi bụng xì hơi là dấu hiệu của bệnh gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!