Cảnh báo những dấu hiệu ung thư dạ dày và cách phát hiện kịp thời

Ung thư dạ dày là tình trạng hình thành khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức tạo thành khối u. Chảy máu bất thường, sụt cân, mệt mỏi, tiêu chảy…. là những biểu hiện sớm cảnh báo bệnh nhưng rất dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua. Hãy cùng Favina tìm hiểu về dấu hiệu ung thư dạ dày ngay dưới bài viết này.

Dấu hiệu ung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn
Dấu hiệu ung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn

Tìm hiểu ung thư dạ dày là bệnh gì?

Được biết ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào bên trong dạ dày phát triển bất thường và mất kiểm soát, từ đó dẫn đến hình thành các khối u. Nếu bệnh tiến triển nặng, các khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và thậm chí là tử vong.

Được biết đây là loại u ác tính thường gặp, đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc bệnh trong số các loại ung thư trên thế giới, nguy hiểm hơn nữa tỷ lệ tử vong đứng thứ 2. Khu vực dễ mắc ung thư dạ dày là các nước Đông Nam Á, Châu Nam Mỹ và Đông Âu. Ung thư dạ dày có thể ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 40 – 60, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới là 2:1.

Mối nguy hiểm lớn nhất của ung thư dạ dày là khó chẩn đoán bệnh. Vì ung thư dạ dày thường không gây ra bất kỳ triệu chứng sớm nào, nó thường không được chẩn đoán cho đến khi lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên việc phát hiện sớm ung thư dạ dày sẽ giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công và kéo dài tuổi thọ.

Bệnh ung thư dạ dày gồm các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 0: Lúc này khối u thường được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày. Giai đoạn này được gọi là thời kỳ ung thư biểu mô.
  • Giai đoạn 1: Khối u xâm lấn ở lớp thứ hai của thành dạ dày và phần dưới niêm mạc. Tuy vậy, bệnh vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu rõ rệt và cũng chưa lây lan ra các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: Khối u xâm lấn ở lớp dưới niêm mạc. Tuy nhiên, các tế bào ung thư chưa lây lan đến hạch bạch huyết hay các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 3: Khối u xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc và cả lớp cơ, nguy hiểm hơn là có thể đã lây lan vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Song các tế bào ung thư chưa phát triển đến hạch bạch huyết và những bộ phận ở xa.
  • Giai đoạn 4: Đây chính là giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày. Lúc này tế bào ung thư đã di căn ra khắp cơ thể và gần như không có khả năng chữa trị.
Ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong cao
Ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong cao
Xem thêm thông tin: Dạ Dày Nằm Ở Đâu, Vị Trí Nào Dễ Đau Nhất Và Bệnh Lý Liên Quan

Một số dấu hiệu ung thư dạ dày điển hình

Theo các bác sĩ tại Favina thì trong số các triệu chứng điển hình, có những lúc tưởng chỉ thoáng qua hoặc bình thường, khiến người bệnh dễ bỏ qua. Dưới đây là những dấu hiệu ung thư dạ dày cảnh báo:

1. Chán ăn, ăn nhanh no

Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn nhanh no được xem là dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày phổ biến nhất. Nếu tình trạng không muốn ăn xảy ra thường xuyên hoặc khi bạn đang có cảm giác rất đói nhưng chỉ ăn vài miếng đã thấy no thì bạn nên đi khám bác sĩ xem sao nhé.

Đột nhiên chán ăn có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày
Đột nhiên chán ăn có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày

Vì đây là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh tiêu hóa bình thường khác nên người bệnh thường hay chủ quan, tự mua thuốc uống mà không đi thăm khám gì. Vì vậy khi phát hiện ra thì bệnh đã nặng, việc chữa trị lúc này là vô cùng khó khăn.

2. Thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng

Chướng bụng, đầy hơi cũng là một trong những triệu chứng của căn bệnh ung thư dạ dày, chúng thường hay xuất hiện sau mỗi bữa ăn khoảng nửa tiếng hoặc khi người bệnh nghỉ ngơi. Cũng vì lý do này mà giống như biểu hiện chán ăn, người bệnh thường hay nhầm lẫn và chủ quan, cho rằng đây chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa bình thường, do thức ăn hoặc do chế độ sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo.

Theo các nghiên cứu cho thấy, có hơn 70% ca mắc bệnh ung thư dạ dày có những triệu chứng này, vì thế nếu thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng thì bạn không được chủ quan và phải đi khám ngay nhé.

3. Sút cân bất thường, người mệt mỏi

Chán ăn, thường xuyên bỏ bữa, hay bị chướng bụng, đầy hơi sẽ khiến cho bệnh nhân không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, kéo theo tình trạng sút cân nghiêm trọng. Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược do thiếu chất vì thế mà hệ miễn dịch trong cơ thể cũng bị suy yếu, làm mất đi sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại phát triển gây bệnh.

Quan tâm: Top 15 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Dễ Kiếm

4. Ợ hơi, ợ nóng, đau tức vùng thượng vị

Nếu thường hay bị những cơn ợ nóng, ợ hơi, đau vùng thượng vị làm phiền thì khả năng cao là bạn đã mắc một bệnh lý nghiêm trọng nào đó về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… thậm chí là ung thư dạ dày.

Những người bị ung thư dạ dày cũng sẽ có những dấu hiệu này, xảy ra với tần suất lớn. Các cơn đau vùng thượng vị có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể là đau quặn trong một thời gian ngắn nhưng cũng có khi đau âm ỉ, kèm theo đó bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát vùng thượng vị.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe một chút nào, vì thế mà bạn không được chủ quan, phải đi khám ngay để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Đau ở thượng vị là khu vực nằm ở giữa ngay dưới đáy xương sườn cảnh báo dấu hiệu ung thư dạ dày
Đau ở thượng vị là khu vực nằm ở giữa ngay dưới đáy xương sườn cảnh báo dấu hiệu ung thư dạ dày

5. Xuất huyết tiêu hóa

Với những người bị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thì chứng xuất huyết tiêu hóa được xem là dấu hiệu rõ ràng và nguy hiểm nhất. Khi các tế bào ung thư trong dạ dày phát triển mạnh, các mạch máu trong dạ dày cũng bị tác động gây rách, vỡ khiến máu chảy trong ống tiêu hóa. Lúc này, máu trong dạ dày sẽ được tống ra ngoài bằng hai con đường là đường miệng hoặc bằng đường hậu môn. Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu tươi lẫn các cục máu đông màu đen. Khi đi đại tiện, phân có màu đen hoặc lẫn máu tươi.

Khi bị chảy máu dạ dày thì có nghĩa là bệnh đã khá nặng, các triệu chứng bệnh sẽ đồng loạt “kéo tới” gây ra đau đớn, khó chịu khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Xem thêm: Xuất huyết tiêu hóa trên: Triệu chứng, chẩn đoán, cấp cứu thế nào?

6. Thường hay bị tiêu chảy

Ở những người có tình trạng bệnh nặng hơn, họ sẽ thường xuyên bị táo bón. Tình trạng này khiến cho người bệnh bị mất nước, khiến cơ thể suy kiệt sức lực. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tác phụ của việc điều trị bằng thuốc trong quá trình điều trị hoặc những tổn thương trong dạ dày khiến cho chức năng chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn.

Theo thời gian, bệnh ngày càng phát triển nhanh chóng khiến sức đề kháng của người bệnh không còn các tế bào ung thư ngày càng lây lan làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Các cơn đau lúc này cũng trở nên dữ dội hơn, không còn kiểm soát được bằng các loại thuốc giảm đau nữa mà cần có những biện pháp chữa trị chuyên biệt.

7. Nôn ói liên tục

Đây  được cho là một trong những triệu chứng thường gặp ở những trường hợp bị bệnh giai đoạn cuối. Lúc này, dạ dày bị đầy  hơi do các khối u chèn ép, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do tâm lý sợ hãi mà người bệnh thường xuyên bị buồn nôn và nôn. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối thì việc cứu chữa dường như là không thể. Những phương pháp điều trị lúc này chỉ có tác dụng làm giảm những cơn đau và kéo dài thời gian sống co người bệnh mà thôi. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng sự dày vò do các triệu chứng của bệnh gây ra, sống chung với nó và ra đi trong đau đớn.

Đọc thêm: Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không? Bao Lâu Khỏi?

Hướng dẫn cách phát hiện ung thư dạ dày sớm

Để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày cách tốt nhất là làm sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày. Bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm kiểm tra như:

Khi thấy các dấu hiệu ung thư dạ dày bạn nên đi khám sớm
Khi thấy các dấu hiệu ung thư dạ dày bạn nên đi khám sớm

Thủ thuật nội soi dạ dày phóng đại kết hợp nhuộm màu

Các tổn thương do ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có kích thước rất nhỏ, nằm ở vị trí rất khó phát hiện. Bởi vậy, dễ bị bỏ sót do nhầm lẫn trong vùng niêm mạc bình thường.

Nội soi nhuộm màu và phóng đại sẽ sử dụng cách thức nhuộm màu mẫu mô, sau đó quan sát dưới máy thu hình có độ phóng đại cao. Từ đó, mọi tổn thương trên niêm mạc đường tiêu hóa sẽ được nhìn thấy một cách rõ ràng hơn. Hay nói một cách khác, nội soi nhuộm màu và phóng đại sở hữu một ưu điểm vượt bậc so với phương pháp nội soi trước kia là giúp làm nổi bật sự khác biệt ở niêm mạc. Đặc biệt là những thay đổi loạn sản hoặc ác tính không rõ ràng khi nhìn trong ánh sáng trắng.

Tham khảo thêm: Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày và lưu ý quan trọng

Siêu âm nội soi dạ dày

Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, người ta có thể gắn vào đầu của ống nội soi một đầu dò siêu âm cho phép thực hiện thăm khám bằng siêu âm từ trong lòng ống tiêu hóa. Kỹ thuật này chính là siêu âm nội soi. Đây là sự kết hợp giữa nội soi và siêu âm, trong đó đầu dò siêu âm có thể tiếp cận gần nhất (Không bị các hạn chế của siêu âm thông thường như nhiễu ảnh hay vướng khí,…) với các tổn thương cần thăm dò bằng đường nội soi. Bao gồm: Tổn thương thành thực quản, dạ dày, gan, ruột, tụy mật.

Phương pháp siêu âm nội soi giúp bác sĩ phân biệt tổn thương đó ở thành ống tiêu hóa hay từ phía ngoài. Đồng thời đánh giá được kích thước, cấu trúc khối u, cũng như mức độ xâm lấn với độ chính xác cao. Điều này nhằm phát hiện chính xác các giai đoạn ung thư. Bởi vậy, siêu âm nội soi được coi là một trong những thành tựu lớn nhất ở lĩnh vực tiêu hóa trong thời gian gần đây.

Sinh thiết tế bào dạ dày

Trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ở vị trí bất thường của dạ dày. Sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra các tế bào bất thường về cấu trúc cũng như chức năng để phát hiện ra loại bệnh mà người bệnh mắc phải.

Đọc ngay: Top 6 Thuốc Dạ Dày Hàn Quốc Được Đánh Giá Cao Nhất

Làm sao để phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bởi vậy ngay từ bây giờ bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân. Cụ thể như sau:

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày
Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày
  • Duy trì một cân nặng lý tưởng, phù hợp với chiều cao của bản thân, bởi vậy bạn nên giảm cân ngay nếu đang bị béo phì.
  • Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục thể thao đúng cách để nâng cao sức khỏe cũng như phòng bệnh tật.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và nhiều muối.
  • Bạn không nên hút thuốc lá, đồng thời hạn chế bia rượu và tuyệt đối tránh xa các chất kích thích.
  • Nếu mắc phải các bệnh liên quan đến dạ dày như các khối polyp hay khối u lành tính thì cần thăm khám sớm và điều trị triệt để.
  • Thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ để kịp thời phát hiện ngay từ giai đoạn đầu nhằm điều trị tốt hơn.

Dấu hiệu ung thư dạ dày không dễ nhận biết nhưng đây lại là một trong số những căn bệnh quái ác nhất. Vì thế, nếu không muốn mình trở thành đối tượng của căn bệnh này thì phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình theo hướng tích cực lên, thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao, tránh xa các loại thực phẩm có hại cho dạ dày cùng với đó các Bác sĩ tại Favina khuyên tất cả mọi người nên tạo cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để chủ động phòng tránh cũng như điều trị các bệnh lý dạ dày từ sớm. Chúc các bạn luôn khỏe nhé!

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN GIA  ĐÌNH VIỆT NAM-  FAVINA HOSPITAL.

Favina Hospital, Khu vực Ứng Hòa

Địa chỉ: 135, Thanh Ấm, Thị trấn Vân Đình- Ứng Hòa

Điện thoại:  024.33.989.666 – 0963.396.115

Tin liên quan: