Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bao lâu khỏi? là những thắc mắc thường gặp. Bởi đây là bệnh lý tiêu hóa phổ biến tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và rất dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Những thông tin từ bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề này.
Bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?
Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa rất phổ biến ở người trưởng thành. Tuy nhiên bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nhưng tỷ lệ gặp phải là ít hơn. Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn tới hình thành các ổ viêm loét.
Viêm loét dạ dày khiến cho chức năng tiêu hóa bị suy giảm. Đồng thời dạ dày cũng sẽ nhạy cảm hơn và dễ bùng phát các cơn đau khi có yếu tố kích thích. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là khó tiêu, buồn nôn, nôn ói, chướng bụng, ợ nóng, ợ hơi…
Trường hợp không can thiệp kiểm soát kịp thời thì bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Điển hình như loét dạ dày mãn tính, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Các biến chứng này trong một số trường hợp còn trực tiếp đe dọa đến tính mạng.
Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không là một trong những thắc mắc thường gặp. Theo nhận định từ các chuyên gia, với các trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp tính, nếu sớm phát hiện và điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Tuy nhiên nếu chủ quan để bệnh tiến triển nặng, đặc biệt là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này, thường sẽ không thể điều trị khỏi bệnh một cách triệt để. Người bệnh có thể phải sống chung với tình trạng này cả đời với sự hỗ trợ của các loại thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Chuyên gia tư vấn: 9 loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày thông dụng
Viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi?
Bên cạnh thắc mắc viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không thì nhiều người còn băn khoăn về thời gian điều trị khỏi bệnh. Thực tế, bệnh viêm loét dạ dày bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, khả năng đáp ứng điều trị của từng cá thể và các biện pháp chăm sóc kết hợp.
Với các trường hợp viêm loét dạ dày có dương tính với vi khuẩn Hp thì việc dùng kháng sinh diệt Hp là rất cần thiết. Đa số các trường hợp, việc dùng kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp thường kéo dài ít nhất là 2 tuần. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định điều trị duy trì thêm 4 – 8 tuần để chữa khỏi hẳn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Việc điều trị viêm loét dạ dày bao lâu khỏi còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của từng người bệnh. Trường hợp người bệnh chủ quan không chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống hằng ngày, thường xuyên thức khuya, căng thẳng, uống nhiều rượu bia… thì bệnh sẽ tiến triển dai dẳng. Lúc này việc điều trị không chỉ gặp khó khăn, mất nhiều thời gian mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nên biết: Cách phòng ngừa các biến chứng của loét dạ dày tá tràng
Một số lưu ý khi mắc bệnh viêm loét dạ dày
Như đã đề cập, bệnh viêm loét dạ dày có khả năng chữa khỏi cao nếu sớm phát hiện và can thiệp điều trị đúng cách. Trường hợp gặp phải các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị, chăm sóc đúng cách.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu lý khi bị viêm loét dạ dày:
1. Tích cực điều trị
Viêm loét dạ dày là bệnh lý rất phổ biến cần tích cực điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Điều này giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng phát sinh. Đặc biệt tích cực điều trị còn giúp làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Sử dụng thuốc hiện đang là phương pháp điều trị chính cho những người bị viêm loét dạ dày. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc, ảnh hưởng của triệu chứng và khả năng đáp ứng điều trị của mỗi cá thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Người bệnh cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Đặc biệt là trong trường hợp viêm loét dạ dày có dương tính với vi khuẩn Hp. Dùng kháng sinh cần đảm bảo dùng đủ liều, không được tùy ý dừng thuốc khi chưa nhận được yêu cầu. Việc không dùng đủ liều điều trị có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh.
Với các trường hợp toa thuốc được chỉ định đáp ứng không tốt hay gây ra các tác dụng ngoại ý thì cần báo ngay cho bác sĩ được biết. Điều chỉnh kịp thời sẽ giúp kiểm soát tiến triển của bệnh tốt hơn, tăng khả năng chữa khỏi bệnh.
Đọc thêm: Các cách diệt vi khuẩn hp dạ dày: Đơn giản, hiệu quả
2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Ngoài việc tích cực điều trị theo phác đồ thì người bệnh được khuyên là nên thực hiện việc chăm sóc tốt tại nhà. Trong đó duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Bởi việc ăn uống lành mạnh không chỉ hữu ích với hoạt động tiêu hóa mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
Chú ý đến các vấn đề sau:
- Thay đổi các thói quen xấu như ăn uống thất thường hay ăn quá mức… Thay vào đó, có thể ăn 4 – 5 bữa/ ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời làm giảm áp lực co bóp cho dạ dày đang tổn thương.
- Tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều acid. Điển hình như xoài chua, cóc, me, chanh, tắc, đồ muối chua… Ngoài ra, đồ ăn chứa nhiều muối đường và gia vị cay nóng cũng không nên tiêu thụ.
- Tránh dùng rượu bia, cà phê, trà đặc và các chất kích thích. Đồng thời không nên sử dụng các loại thức uống chế biến sẵn và nước ngọt có gas.
- Để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, nên ưu tiên dùng các món ăn mềm và dễ tiêu. Ví dụ như món canh, súp, cháo, rau củ hầm…
- Tăng cường các thực phẩm có khả năng hỗ trợ trung hòa dịch vị và làm giảm triệu chứng viêm loét dạ dày. Điển hình như rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, đậu, các loại cá béo, trái cây (trừ các loại quả cứng hay chứa nhiều acid).
- Có thể dùng thêm một số thực phẩm có công dụng chống viêm tự nhiên như tỏi đen, nghệ, gừng, hành tây, thì là… để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
- Ăn chín, uống sôi, tránh tiêu thụ các loại thức ăn tái, sống trong thời gian điều trị viêm loét dạ dày.
- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng từ 2 – 2.5 lít). Ngoài nước lọc thì bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ rau củ quả tươi để tăng cường thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Đừng bỏ lỡ: Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
3. Điều chỉnh lối sống khoa học
Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống thì người bệnh cần điều chỉnh lối sống khoa học. Bởi đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Thực hiện tốt một số lời khuyên dưới đây:
- Hạn chế làm việc quá sức, nên giảm bớt khối lượng công việc và dành thời gian cho việc nghỉ ngơi. Đảm bảo đi ngủ đúng giờ (không thức khuya quá 23 giờ) và ngủ đủ giấc (khoảng 7 – 8 giờ đồng hồ/ ngày).
- Kiểm soát tốt căng thẳng và stress quá mức. Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, lạc quan để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Để giải tỏa căng thẳng, có thể áp dụng các giải pháp ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách, chia sẻ áp lực với người thân…
- Nếu bị căng thẳng kéo dài, cần chú ý tìm gặp bác sĩ để được cân nhắc trị liệu tâm lý trong các trường hợp cần thiết.
- Dành ra 30 – 45 phút/ ngày cho hoạt động thể chất. Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp điều hòa nhu động ruột rất tốt. Đồng thời còn giúp làm giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp, nên ăn uống riêng và hạn chế dùng chung các vật dụng cá nhân. Chú ý thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cho những người thân trong gia đình.
- Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người để hạn chế hít phải khói thuốc lá thụ động. Trường hợp có người thân thường xuyên hút thuốc thì bạn nên góp ý để đảm bảo môi trường sống trong lành. Điều này sẽ tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc “Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?”. Đồng thời đề cập đến những vấn đề cần lưu ý giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tốt nhất khi gặp phải các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên chủ động thăm khám và tích cực điều trị cũng như chăm sóc theo chỉ dẫn bác sĩ. Đây là cách tốt nhất giúp chữa khỏi bệnh và bảo vệ chức năng của hệ tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 15 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày dễ kiếm, hiệu quả
- TOP 6+ cách chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung hiệu quả, dễ thực hiện