Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở rất nhiều người. Vậy tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Cách điều trị nào hiệu quả? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc tìm hiểu rõ về các vấn đề trên.
Xem thêm định nghĩa: Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Một số thông tin nên biết
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không là thông tin nhận được sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân. Bởi đây là chứng bệnh dễ gặp, dễ tái phát do chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Nếu không sớm nhận biết bệnh sẽ diễn biến âm thầm chuyển nặng gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.
Chứng viêm loét dạ dày hành tá tràng hiện đang là căn bệnh phổ biến, gây ra những cơn đau, hành hạ người bệnh. Hiện nay, trong số những người mắc căn bệnh về đường tiêu hóa, thì triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng chiếm đến hơn 40%.
Hệ quả thường gặp là chứng mệt mỏi kéo dài, khó chịu, cáu gắt và chán ăn. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị các cơn đau gây mất ngủ, dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc hàng ngày.
Tuy bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng có tỷ lệ tử vong không cao, nhưng nó lại có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp. Dưới đây là các biến chứng có thể xảy ra mà người bệnh cần lưu ý.
- Xuất huyết: Theo thống kê, có khoảng 15 – 20% trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể phát sinh tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa. Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến các vết loét ngày càng sâu và làm vỡ các mạch máu, khiến máu chảy ồ ạt. Biểu hiện của biến chứng này là người bệnh có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân màu đen. Thậm chí là nguy hiểm hơn là tụt huyết áp, ngất xỉu, sốc, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Thủng dạ dày: Đây là biến chứng xảy ra sau khi bị xuất huyết ổ loét. Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhức như bị dao đâm, bụng căng cứng. Thủng dạ dày được xếp vào trường hợp cần cấp cứu y tế. Bởi tình trạng này có khả năng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Hẹp môn vị dạ dày: Đây được xem là biến chứng khá phổ biến khi vị trí viêm loét tá tràng ở gần với môn vị dạ dày. Tình trạng này thường sẽ gây cản trở việc tiêu hóa, gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, mất nước, sụt cân,…
- Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng được đánh giá là nghiêm trọng nhất khi các vết loét tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Tình trạng này sẽ khiến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và rất khó để điều trị dứt điểm. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm, khối u sẽ có nguy cơ di căn đến toàn bộ cơ thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Loét tá tràng là căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị nếu người bệnh đưa ra được hướng xử lý phù hợp và kịp thời. Ngược lại, nếu người bệnh quá chủ quan, để bệnh tiến triển lâu ngày sẽ gây nguy hiểm và để lại biến chứng nặng nề cho sức khỏe của bản thân.
Cần chú ý: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu rõ vấn đề viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, người bệnh cũng cần tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Tương tự các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa khác, chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng có khá nhiều cách chữa trị, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Các chuyên gia bệnh viện Favina xin chia sẻ một số phương pháp giúp hỗ trợ cũng như điều trị dứt điểm căn bệnh khó chịu này, từ đó giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và không cần phải lo lắng viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không.
Sử dụng thuốc tây để chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp dùng thuốc Tây y được nhiều người bệnh lựa chọn vì tính hiệu quả và nhanh chóng mà các phương thuốc này mang lại. Hầu hết người bệnh đều lựa chọn bốn nhóm thuốc sau đây:
Thuốc diệt vi khuẩn Hp
Khuẩn HP là một trong những tác nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày tá tràng. Việc sử dụng nhóm thuốc diệt trừ vi khuẩn HP được các bác sĩ khuyên dùng vì tính hiệu quả và nhanh chóng. Các loại thuốc điển hình trong nhóm này được chuyên gia gợi ý như sau:
- Clarithromycin
- Amoxicillin.
Thuốc trung hòa, giảm tiết acid
Khi lượng acid có trong vùng dạ dày quá cao sẽ khiến những vết viêm loét tại đây trở nên nghiêm trọng hơn, có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc sử dụng nhóm thuốc giúp trung hòa hoặc giảm tiết acid dạ dày sẽ hỗ trợ việc cân bằng lượng acid dư thừa này, tăng độ pH ở dạ dày lên.
Các loại thuốc phổ biến trong nhóm thuốc này là:
- Stomafar
- Hydroxyd
- Thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc kháng histamine H2.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Để giúp ngăn chặn các yếu tố gây hại cho dạ dày phát triển, người bệnh cũng cần bảo vệ sức khỏe của lớp niêm mạc dạ dày. Vì vậy, các bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn sử dụng các loại thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như:
- Sucralfate (Carafate)
- Misoprostol (Cytotec).
Tham khảo thêm: 9+ Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng tốt cho người bệnh
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng mẹo dân gian
Để giải quyết vấn đề viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không và hỗ trợ làm liền vết loét, các chuyên gia gợi ý người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam đang được lưu truyền phổ biến trong dân gian sau:
- Nha đam: Được dùng như loại dược liệu chữa đau dạ dày hiệu quả, ngoài ra còn giúp trung hòa acid dạ day, cân bằng hệ tiêu hoá, giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 1 – 2 nhánh nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ xanh bện ngoài rồi ngâm vào nước muối pha loãng trong 5 – 10 phút. Sau đó rửa lại với nước, cắt thành khúc rồi xay nhuyễn, khi đau dạ dày thì lấy uống 1/3 cốc nha đam để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng bởi nó có tính nhuận tràng, dùng nhiều có thể gây tiêu chảy hoặc chứng ruột kích thích.
- Lá bạc hà: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá bạc hà có chứa thành phần giúp chống viêm, làm dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, lượng tinh dầu của nó còn kích thích hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu chảy. Bạn dùng một nắm lá bạc hà tươi rửa sạch, đun cho nước sôi rồi cho lá vào, đun thêm khoảng 5 phút. Tới khi nước chuyển màu nâu thì tắt bếp, lọc với nước, cho thêm một thìa mật ong, cùng vài giọt chanh rồi uống hàng ngày.
- Củ gừng: Theo Đông y, gừng có tính ấm, giúp kháng viêm, hỗ trợ giảm triệu chứng đau dạ dày khẩn cấp, cải thiện cảm giác buồn nôn và ợ chua hiệu quả. Người bệnh dùng 1 – 2 lát gừng tươi, cho vào miệng nhai và núốt từ từ. Ngoài ra còn có thể dùng 2 – 3 lát gừng mỏng, cho vào ly nước sôi để hãm trong 5 – 10 phút, sau đó thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều cho dễ uống. Với gừng bạn cũng không nên lạm dụng bởi nó có tính nóng, khi dùng nhiều dễ gây nóng trong, nổi mụn nhọt, lở miệng…
- Quế: Trong quế cho nhiều hoạt chất chống oxy hóa như cinnamaldehyd, eugenol, linalool, chúng đều có tác dụng giảm viêm, hạn chế nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ hệ tiêu hoá, trung hoà acid dịch vị dạ dày, giảm ợ nóng, khó tiêu. Khi bị đau dạ dày, bạn có thể nhai một miếng quế nhỏ để làm dịu cơn đau. Hoặc có thể dùng bột quế để pha trà uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Thuốc nam được đánh giá là liệu pháp điều trị an toàn và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, các chuyên gia chia sẻ phương pháp này chỉ mang đến tác dụng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phục hồi.
Tham khảo: Cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc đơn giản không phải ai cũng biết
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng bài thuốc Đông y
Với mỗi tình trạng bệnh lý, việc áp dụng bài thuốc Đông y sẽ khác nhau, từ đó mang đến các tác dụng tương ứng để cải thiện tình trạng bệnh, hỗ trợ việc hoạt động của chức năng tiêu hóa và bồi bổ sức khỏe.
Bài thuốc 1
Theo Đông y, can khí phạm thị là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau dạ dày. Cụ thể là khí cơ uất trệ, thần kinh ức chế do người bệnh thường xuyên căng thẳng, lo âu, làm việc quá sức, khiến dạ dày bị tổn thương và gây đau đớn. Do đó, bài thuốc này có tác dụng giải tỏa căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái, dịu các căng thẳng, ức chế, cải thiện hoạt động của dạ dày.
Nguyên liệu chuẩn bị: 4 gram Chích thảo, 8 gram Sài hồ, 8 gram Xuyên khung, 8 gram Hương phụ, 8 gram Chỉ xác, 12 gram Bạch thược.
Cách thực hiện:
- Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước uống.
- Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì sử dụng trong khoảng 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc 2
Đây là bài thuốc phù hợp với những người thường xuyên bị đi ngoài, lạnh bụng, đầy bụng, đau tại vùng thượng vị. Bài thuốc sẽ giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu, đặc biệt là đau thượng vị. Ngoài ra nó còn hỗ trợ cải thiện chức năng và hoạt động của dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đi ngoài và làm ấm bụng.
nguyên liệu chuẩn bị: 6 gram Cam thảo, 6 gram Nhân sâm, 8 gram Quan phế, 8 gram Bạch truật, 12 gram Ngô thù du, 12 gram Can khương, 12 gram Đinh hương.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc, cùng với khoảng 1 lít nước lọc.
- Đun sôi thuốc với lửa nhỏ trong khoảng 45 phút, sau đó chắt lấy nước thuốc để uống sau các bữa ăn.
- Mỗi ngày uống 3 thang thuốc để tình trạng đau dạ dày nhanh chóng được cải thiện.
Bài thuốc 3
Bài thuốc này có khả năng làm lành vết loét, kháng viêm, giảm cảm giác nóng rát và cải thiện cơn đau tại vùng thượng vị. Thêm vào đó, nó còn giúp giảm chứng ợ nóng, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản và giúp an thần nhẹ, đặc biệt phù hợp với các bệnh nhân đau dạ dày do sinh lý, stress, căng thẳng.
Nguyên liệu chuẩn bị: 10 gram Sa nhân, 10 gram Thanh bì, 10 gram Cao lương khương đã được ngâm trong rượu, 10 – 18 gram Uất kim, 15 gram gram Hương phụ.
Cách thực hiện:
- Hương phụ đem rửa sạch rồi ngâm với giấm trong khoảng 24 giờ đồng hồ.
- Vớt Hương phụ ra, cho chung cùng các nguyên liệu khác vào ấm và cho thêm khoảng 500ml nước.
- Đun sôi nước cho đến khi trong ấm sắc còn lại khoảng 1/3 lượng nước ban đầu.
- Chắt lấy nước thuốc rồi dùng để uống trước khi ăn, sử dụng mỗi ngày một thang để giúp bệnh đau dạ dày giảm rõ rệt.
Biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, người bệnh cũng cần biết thêm cách phòng ngừa bệnh lý hiệu quả nhờ lối sống lành mạnh, chẳng hạn như:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Việc chú trọng hơn về vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ là biện pháp hoàn hảo để giúp bạn hạn chế khả năng bị mắc chứng bệnh về đường tiêu hóa này. Đặc biệt, để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn cần phải tránh xa các loại thực phẩm không có lợi cho dạ dày như:
- Đồ ăn có vị chua hoặc cay nóng.
- Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.
- Các món chiên, xào, nhiều dầu mỡ,…
- Các thức uống có cồn và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
Giải đáp thắc mắc: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Bạn đã biết chưa
Không nên lạm dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cần theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thêm thuốc lạ hoặc dùng sai liều, gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh lý kịp thời, từ đó ngăn chặn bệnh phát triển.
Thường xuyên rèn luyện thể thao
Áp dụng các bài tập thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, từ đó ngăn chặn được những yếu tố gây bệnh từ bên ngoài lẫn bên trong. Ngoài ra, việc kết hợp làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý còn giúp giảm căng thẳng cho bạn, tránh được các bệnh lý dạ dày hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không hoàn toàn thay thế cho việc thăm khám và điều trị y khoa chuyên sâu. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Cách điều trị
- 20 Cách chữa đau dạ dày khẩn cấp tại nhà đơn giản, hiệu quả