Viêm loét dạ dày tá tràng có lây không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, bệnh lý này hầu như không có khả năng lây nhiễm nếu xảy ra thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học,… Tuy nhiên trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm thông qua nước bọt, phân, thực phẩm bẩn, vật dụng trung gian. Cùng Favina Hospital tìm hiểu qua bài viết sau.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có lây không?
Viêm loét dạ dày tá tràng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non) bị tổn thương và hình thành ổ viêm, loét. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị sau khi ăn hoặc khi bụng đói, đi kèm với một số biểu hiện khác như nóng rát, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
Có rất nhiều nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó thường gặp nhất là nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori), lạm dụng rượu bia trong thời gian dài và sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn. Đây là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở người từ 30 – 50 tuổi. Viêm loét dạ dày có thể điều trị hoàn toàn bằng sử dụng thuốc và tổ chức lại lối sống. Tuy nhiên nếu chủ quan, ổ viêm loét có thể tiến triển nặng dẫn đến hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày.
Vì có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nặng nề nên khá nhiều bệnh khá lo lắng về vấn đề “Liệu viêm loét dạ dày tá tràng có lây không?”. Được biết, viêm loét dạ dày âm tính với vi khuẩn Hp hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Trong trường hợp này, ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học và lạm dụng thuốc quá mức.
Xem thêm: Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới, triệu chứng và cách trị
Tuy nhiên, viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm cao. Vi khuẩn Hp có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường nước bọt (hôn môi, ăn uống chung, sử dụng ống nội soi chưa được vô khuẩn,…). Ngoài ra, Helicobacter pylori còn có thể tồn tại trong nguồn nước và đất nhiễm bẩn. Vì vậy, vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm nếu không có các biện pháp phòng ngừa.
Mặc dù có khả năng lây nhiễm cao nhưng ở một số trường hợp, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gần như không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ phát triển ổ viêm, loét ở dạ dày tá tràng để đưa ra phương án điều trị.
Đường lây của viêm loét dạ dày tá tràng
Nếu người bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP thì hoàn toàn có thể lây nhiễm cho những người xung quanh. Một số đường lây của vi khuẩn này gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể kể đến như:
- Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng hay khoang miệng của người bệnh. Vậy nên chúng có thể lây nhiễm nếu có sự dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, dùng chung bát đũa, mẹ nhá cơm cho con nhỏ hoặc giữa hai người hôn nhau.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP có trong phân của bệnh nhân nên nếu đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ thì chúng có thể bám vào thức ăn. Một số trường hợp khác thì nhiễm qua trung gian bằng như ruồi, gián, chuột,… khi không đậy kỹ thức ăn.
- Đường dạ dày – dạ dày: Điều này chủ yếu xảy ra khi người bệnh thực hiện nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi bệnh nhân bị dạ dày có vi khuẩn HP nếu không làm sạch dụng cụ, dụng cụ không đạt chuẩn, thì nó có thể lây sang bệnh nhân nội soi tiếp theo.
Cần biết: 6 Biến Chứng Của Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Nên Chú Ý
Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa thường gặp. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị,… Ngoài ra, bệnh lý này còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Mặc dù có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nhưng viêm loét dạ dày tá tràng có thể phòng ngừa dễ dàng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản như:
- Tránh các thói quen làm lây nhiễm vi khuẩn Hp như ăn rau sống sử dụng phân hữu cơ, sử dụng chung bát đũa, ăn uống chung,… Nếu gia đình có người nhiễm Hp, cần ăn uống riêng để tránh lây nhiễm cho những người khỏe mạnh.
- Hạn chế sử dụng các món ăn sống, tái như gỏi, rau sống, sashimi,… Thay vào đó nên ăn chín uống sôi để hạn chế nguy cơ nhiễm Hp và các chủng vi khuẩn có hại khác.
- Vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh để phòng ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).
- Ngoài vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể xảy ra do lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) quá mức. Do đó, nên hạn chế sử dụng nhóm thuốc này nếu không thật sự cần thiết.
- Không sử dụng rượu bia và thuốc lá. Các thói quen này đều gây tăng tiết axit dạ dày, đồng thời làm giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc dẫn đến tăng nguy cơ viêm, loét dạ dày và tá tràng.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm kích thích lên niêm mạc dạ dày và tá tràng như thực phẩm chứa nhiều axit (chanh, xoài, me, cóc,…), món ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối, gia vị cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt), thực phẩm dễ gây dị ứng,…
- Thay đổi một số thói quen ăn uống như nhịn ăn, ăn uống quá mức, ăn nhanh, nhai không kỹ, vận động ngay sau khi ăn,…
- Ngoài ra, nên hạn chế một số thói quen sinh hoạt có thể khiến dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức như thức khuya, căng thẳng, làm việc quá sức và lười vận động.
- Khám sức khỏe 6 tháng/ lần để phát hiện sớm sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong cơ quan tiêu hóa. Thực tế, nhiễm vi khuẩn Hp gần như không phát sinh triệu chứng trong thời gian đầu. Vì vậy, vi khuẩn rất dễ lây lan cho những người xung quanh nếu không tiến hành khám sức khỏe định kỳ.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Viêm loét dạ dày có lây không?” Đường lây truyền?” và hướng dẫn một số cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, nguy cơ mắc bệnh lý sẽ giảm đi đáng kể.
Tham khảo thêm:
- Bị viêm loét dạ dày có mổ không? Khi nào nên mổ? Giải đáp chi tiết
- Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng cách nào? Giá bao nhiêu? Ở đâu tốt?