Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng cách nào? Giá bao nhiêu? Ở đâu tốt?
Xét nghiệm vi khuẩn HP là cách tốt nhất để có thể phát hiện loại vi khuẩn này trong cơ thể – nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày hiện nay. Vậy những đối tượng nào nên thực hiện loại xét nghiệm này, các phương phương tiến hành và những lưu ý trong quá trình thực hiện là gì? Tất cả sẽ được bài viết giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Nên biết: Vi khuẩn Hp là gì? vi khuẩn hp là gì có nguy hiểm không?
Xét nghiệm vi khuẩn HP là gì?
Xét nghiệm vi khuẩn HP là một loại xét nghiệm nhằm mục đích phát hiện vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) trong cơ thể. Loại xét nghiệm này thường được các bác sĩ tiến hành để xác định nguyên nhân chính xác gây ra các vấn đề ở dạ dày và thực quản. Khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có khả năng tồn tại và phát triển rất tốt trong môi trường acid đậm đặc. Vì vậy, trong thể con người, chúng thường sinh sống chủ yếu tại dạ dày hoặc bám vào thành niêm mạc của dạ dày. Đây chính là nguyên nhân ra tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, thậm chí là dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.
Theo đó, việc điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do vi khuẩn HP gây ra cần phải có phác đồ điều trị riêng biệt. Cụ thể phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP sẽ căn cứ vào độ nhạy cảm của vi khuẩn, cũng như thể trạng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.
Những ai nên thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP?
Không phải bất kỳ ai khi mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng cần phải thực hiện làm xét nghiệm vi khuẩn HP. Bởi thực tế, loại khuẩn này có thể sống trong dạ dày mà không gây ảnh hưởng gì. Thậm chí, đôi khi chúng còn có khả năng giúp loại bỏ một số tác nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, không phải trường hợp nào bị mắc bệnh dạ dày cũng xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn HP gây ra mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Bởi vậy, chỉ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh mới nên tiến hành làm xét nghiệm vi khuẩn HP, tránh lãng phí.
Theo đó, để phòng tránh nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn HP gây ra, người bệnh hãy đến cơ sở y tế để xét nghiệm khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau:
- Bị đau rát ở vùng thượng vị, cơn đau có thể diễn ra theo từng cơn hoặc liên tục. Đau nhiều nhất vào lúc đói hoặc khi ăn quá no.
- Thường xuyên buồn nôn hoặc bị nôn, ngay cả khi đói, đặc biệt tình trạng nôn khan diễn ra nhiều vào buổi sáng.
- Người bệnh có biểu hiện ợ chua, ợ nóng thường xuyên.
- Hay tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: Táo bón hoặc tiêu chảy, phân màu đen hoặc có mùi tanh.
- Bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, hoặc ăn không thấy ngon miệng.
- Cơ thể suy nhược và bị sút cân nhanh chóng.
Ngoài ra, HP là loại vi khuẩn có thể lây nhiễm qua các dụng cụ y tế trong quá trình xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế có chất lượng, uy tín để đảm bảo an toàn khi tiến hành kiểm tra.
Đọc thêm: Xét nghiệm máu tìm HP có chính xác không? Những trường hợp nào nên thực hiện?
Các cách xét nghiệm vi khuẩn HP hiện nay
Xét nghiệm vi khuẩn bằng cách nào? Hiện nay, tại các bệnh viện trên cả nước đang tiến hành thực hiện 4 phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP. Mỗi phương pháp xét nghiệm đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Việc test vi khuẩn HP bằng cách nào sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và ý kiến tư vấn của bác sĩ. Sau đó, người bệnh có thể yêu cầu thực hiện phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP phù hợp. Dưới đây là các phương pháp phổ biến hiện nay.
Phương pháp xét nghiệm máu
Nhiều người băn khoăn xét nghiệm máu có phát hiện vi khuẩn HP không? Trên thực tế, khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra các kháng thể kháng lại sự tấn công của vi khuẩn HP. Kháng thể này có ở trong máu và có khả năng được phát hiện thông qua phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể. Xét nghiệm máu để phát hiện vi khuẩn HP là phương pháp được sử dụng khá phổ biến, được áp dụng ở hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh từ cấp tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thế nhưng xét nghiệm máu lại không phải là phương pháp được ưu tiên thực hiện bởi nó có thể cung cấp thông tin dương tính giả khá cao. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP có thể tồn tại ở cơ quan tiêu hoá và cũng làm cho xét nghiệm máu có kết quả dương tính như các xoang, khoang miệng, đường ruột nhưng lại hoàn toàn không gây bệnh.
Ngoài ra, tuy là vi khuẩn HP trong dạ dày đã được tiêu diệt toàn bộ, thế nhưng các kháng thể HP vẫn được lưu lại trong máu trong thời gian dài, có thể lên đến vài tháng, thậm chí là một vài năm sau đó. Hoặc ở những người có sức đề kháng kém, hệ miễm dịch không đủ khả năng chống lại vi khuẩn HP thì sẽ không có loại kháng thể tương ứng. Do vậy mà phương pháp này chỉ được sử dụng tại các cơ sở y tế không có kỹ thuật xét nghiệm nào khác, hoặc bổ sung cùng một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàn khác mà thôi.
Xem ngay: Nhóm thuốc đặc trị vi khuẩn hp dạ dày tốt nhất hiện nay
Phương pháp test hơi thở
Một trong những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP hiệu quả nhưng không gây xâm lấn, được áp dụng phổ biến tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam là xét nghiệm qua hơi thở. Người bệnh chỉ cần sử dụng thiết bị kiểm tra và thở vào đó, sau khoảng 1 tiếng sẽ có được kết quả chính xác. Hiện nay đang có 2 loại hình test vi khuẩn HP bằng hơi thở được áp dụng, đó là:
- Test hơi thở bằng bóng: Người bệnh thổi liên tục vào một thiết bị có hình dạng tương tự như quả bóng.
- Test hơi thở bằng thẻ: Người bệnh thổi liên tục vào một thiết bị có hình dạng tương tự như chiếc thẻ ATM.
Ngay sau đó, hơi thở của người bệnh sẽ được kiểm tra và đánh giá dựa trên kết quả của thiết bị phân tích, từ các chỉ số đánh giá được bác sĩ xem xét, nhận định xem người bệnh liệu có dương tính với HP hay không. Kết quả từ phương pháp test hơi thở rất chính xác và thường được khuyến khích áp dụng phổ biến trên mọi đối tượng. Bởi thời gian test khá nhanh, không cần can thiệp, xâm lấn, dễ dàng thực hiện đối với cả trẻ em.
Ngoài ra, xét nghiệm vi khuẩn HP bằng hơi thở còn đặc biệt hữu ích với những trường hợp đã từng nhiễm khuẩn HP và điều trị trước đó. Bây giờ muốn tái khám nhằm đánh giá lại hiệu quả của quá trình điều trị.
Khi test vi khuẩn HP bằng hơi thở bạn cần lưu ý, hiện nay đang có 2 dạng test hơi thở thông dụng là dùng carbon C13 và carbon C14. Trong đó, carbon C14 có giá thành rẻ hơn, tuy nhiên chúng lại dùng nguyên tử phóng xạ, không hề tốt cho phụ nữ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, trong độ tuổi sinh nở và trẻ em dưới 6 tuổi. Do đó, trước khi tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP, bạn nên tham khảo qua sự tư vấn của bác sĩ để chọn được phương pháp phù hợp, tránh tổn hại nhất.
Bạn cần biết: Xét nghiệm HP qua hơi thở giá bao nhiêu? Test ở đâu uy tín Hà Nội và TP.HCM
Xét nghiệm vi khuẩn HP qua phân
Khi thực hiện test vi khuẩn HP qua phân, mẫu phân sẽ được đưa đi làm xét nghiệm nhằm mục đích xác định sự tồn tại của loại vi khuẩn này trong đường tiêu hóa thông qua việc tìm kháng nguyên lẫn trong phân.
Chuẩn bị:
Khác với những kỹ thuật khác, trong xét nghiệm khuẩn HP qua phân, mẫu phân sẽ được người bệnh tự thu thập tại nhà chứ không phải bởi nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nếu có kế hoạch tiến hành làm xét nghiệm vi khuẩn HP bằng hình thức này, bạn nên ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc kháng acid, thuốc trung hòa acid, thuốc kháng sinh, hoặc thuốc bao vết loét dạ dày trong thời gian khoảng 2 tuần.
Cách thực hiện:
Người bệnh sẽ được nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách lấy mẫu phân thông qua hình thức viết ra giấy nhằm tránh lây nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Để việc lấy mẫu phân thành công, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
- Sử dụng găng tay bảo vệ khi tiến hành lấy mẫu.
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi lấy phân.
- Cần dùng túi nilon chuyên dụng lấy mẫu phân để đảm bảo an toàn. Sau đó, bạn hãy sử dụng thêm một túi nilon khác hoặc hộp, lọ để bỏ túi đựng mẫu phân vào. Điều này sẽ giúp bảo vệ quanh túi và tránh tình trạng lây nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào.
- Khi lấy mẫu, bạn không nên để nước tiểu lẫn vào trong phân có thể khiến cho kết quả xét nghiệm không chính xác.
- Nên sử dụng loại túi nilon đựng phân có miệng đóng kín và phải sạch.
Sau khi thu thập mẫu phân, người bệnh nên đưa ngay đến trung tâm hoặc cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu không thể đến ngay cơ sở thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần bảo quản túi trong điều kiện lạnh.
Sau khi đưa mẫu phân đến phòng thí nghiệm, các kỹ thuật viên lấy một lượng nhỏ và cho vào ống nghiệm. Đồng thời cho thêm hóa chất hoặc một số loại chất tạo màu đặc biệt vào. Người bệnh sẽ được chẩn đoán là dương tính với vi khuẩn HP nếu ống nghiệm xuất hiện màu xanh dương. Thông thường, kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP qua phân sẽ có sau khoảng 1 – 4 ngày.
Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, phương pháp này có mặt hạn chế là có thể gây khó khăn cho người bệnh khi lấy mẫu phân. Đồng thời cũng không giúp quan sát được các tổn thương ở dạ dày.
Xem thêm: Viêm Hang Vị Dạ Dày Uống Thuốc Gì? 7 Loại Hiệu Quả Nhất
Nội soi dạ dày để xét nghiệm vi khuẩn HP
Nội soi dạ dày là kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho việc chẩn đoán các vấn đề ở đường tiêu hóa và có mục đích là xét nghiệm vi khuẩn HP. Các bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi có kích thước nhỏ, gắn camera nội soi ở đầu. Sau đó nó được đưa vào bằng đường miệng hoặc mũi của người bệnh, đi xuống cổ họng, luồn vào dạ dày qua thực quản, dạ dày để xác định được vị trí của các ổ viêm loét ở dạ dày, vết xước niêm mạc hay khối u bất thường xuất hiện tại đường tiêu hóa.
Một mảng sinh thiết ở quanh vị trí dạ dày tổn thương được lấy ra ngoài để làm xét nghiệm Clo Test hoặc nuôi cấy vi khuẩn, hay chỉ đơn giản phục vụ cho mục đích quan sát hình thái của tổn thương. Từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ về tình trạng nhiễm khuẩn HP của bệnh nhân.
Đối với phương pháp xét nghiệm nội soi, bác sĩ không chỉ có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng loét dạ dày, tá tràng của người bệnh, mà còn đánh giá được mức độ của triệu chứng, xác định vị trí gây tổn thương. Từ đó phán đoán về diễn tiến của bệnh cũng như lựa chọn được phác đồ điều trị vi khuẩn HP phù hợp nhất cho từng trường hợp.
Phương pháp này có thể cung cấp được kết quả chính xác, tuy nhiên với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là người lớn tuổi, người bị mẫn cảm, nội soi chính là một dạng thủ thuật không hề dễ chịu chút nào. Bởi việc đưa ống nội soi vào bằng đường mũi hoặc miệng khiến cho người bệnh khó chịu, buồn nôn, thậm chí là trầy xước niêm mạc. Ngoài ra, nếu đã từng điều trị vi khuẩn HP trước đó mà triệu chứng vẫn còn thì bác sĩ thường chỉ định làm kháng sinh đồ. Mục đích là kiểm tra khả năng cũng như quyết định sử dụng phác đồ thuốc khác thích hợp nhất cho người bệnh.
Xem thêm: Dấu hiệu vi khuẩn hp kháng thuốc? Vi khuẩn HP kháng thuốc do đâu?
Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu?
Để giúp người bệnh có được địa chỉ thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP chính xác và nhanh chóng, chúng tôi xin giới thiệu những địa chỉ uy tín ngay sau đây:
Khu vực miền Bắc
1. Khoa tiêu hóa – BV Bạch Mai xét nghiệm vi khuẩn HP chính xác
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cơ sở hàng đầu hiện nay tại khu vực miền Bắc có thể khám và điều trị nhiều khoa bệnh lý khác nhau. Nơi đây tập trung đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc và cơ sở vật chất hiện đại.
- Địa chỉ: Tầng 5 nhà P, Số Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, HN.
- SĐT: 04.62598285
- Email: tieuhoa@bachmai.gov.vn
2. Bệnh viện Đại học y Hà Nội
Đây cũng là địa chỉ xét nghiệm tìm vi khuẩn HP uy tín bởi có riêng Trung tâm nội soi tiêu hóa với thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất hiện đại và liên tục đổi mới giúp phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày một cách chính xác.
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Q. Đống Đa – Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3574.7788
- Bệnh viện làm việc từ T2 – T7. Thời gian từ 7h30 – 17h. Riêng thứ 7, bệnh viện chỉ khám vào buổi sáng.
3. Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện E
Bệnh viện E có trung tâm tiêu hóa là tổ hợp các chuyên ngành liên quan đến tiêu hóa, có thể thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến khám và điều trị nội, ngoại khoa cùng với việc nội soi chẩn đoán. Vì vậy nếu chưa biết khám vi khuẩn HP ở đâu, bệnh nhân có thể lựa chọn nơi đây để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Hp.
- Địa chỉ: số 89 Trần Cung – P. Nghĩa Tân – Q. Cầu Giấy – Hà Nội.
- Liên hệ: 024 3754 3650
- Thời gian làm việc: 7h30 – 12h00; Chiều từ 13h30 – 17h30 từ thứ 2 đến thứ 7. Chủ nhật chỉ làm việc buổi sáng.
4. Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bệnh viện Nhi Trung ương là địa chỉ quen thuộc được nhiều cha mẹ lựa chọn để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé. Bởi hiện nay, trẻ em cũng là đối tượng rất dễ bị nhiễm khuẩn HP.
- Địa chỉ: 18/879 đường La Thành, Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội
- Liên hệ: 024 6273 8532
- Giờ làm việc: Từ 7h – 11h30 và từ 13h30 – 16h30 T2 đến T7 hàng tuần.
Nên xem: 20+ Cách Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Tại Nhà
Khu vực miền Trung
5. Bệnh viện Trung ương Huế
Với những bệnh nhân ở khu vực miền Trung có thể thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP ở bệnh viện Trung ương Huế tại:
- Địa chỉ: Số 16 đường Lê Lợi, TP Huế.
- Liên hệ: 0234 3822325
- Thời gian làm việc của bệnh viện: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
6. Bệnh viện Đà Nẵng
Nếu ở gần Đà Nẵng, bạn cũng có thể đến tiến hành xét nghiệm tìm vi khuẩn HP tại bệnh viện này:
- Địa chỉ: Số 124 Hải Phòng, Q.Thạch Thang, TP. Đà Nẵng.
- Liên hệ SĐT: 0236.3821118.
- Thời gian làm việc của bệnh viện: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Khu vực miền Nam
7. Khoa nội tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy
Đây là một trong những bệnh viện lớn tại khu vực miền Nam. Vì vậy, khoa nội Tiêu hóa – Bệnh viện Chợ Rẫy cũng là địa chỉ khám, làm xét nghiệm và tiến hành điều trị vi khuẩn Hp uy tín, chính xác hiện nay.
Địa chỉ: số 201B đường Nguyễn Chí Thanh – P. 12 – Q. 5 – Hồ Chí Minh.
8. Xét nghiệm vi khuẩn HP tại Bệnh viện Nhiệt Đới
Bệnh viện Nhiệt đới còn có tên gọi khác là Bệnh viện Chợ Quán. Nơi đây có riêng một Khoa tiêu hóa, có thể đáp ứng nhu cầu của người dân với sự đa dạng về dịch vụ y tế chất lượng cao. Vì vậy, nếu bạn khu vực miền Nam và chưa biết xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu thì có thể tham khảo địa chỉ này:
- Địa chỉ: 764 đường Võ Văn Kiệt – P. 1 – Quận 5 – Hồ Chí Minh.
- Liên hệ: 028.3923.5804 hoặc 028.3923.8704.
9. Bệnh viện Nhân dân 115
Cũng tại TP. Hồ Chí Minh, người bệnh có thể đến và làm xét nghiệm vi khuẩn HP tại bệnh viện Nhân dân 115.
- Địa chỉ: 527 đường Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Liên hệ: 028.3865 2368.
- Thời gian làm việc của bệnh viện: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Bác sĩ chia sẻ: Xét Nghiệm Vi Khuẩn HP Ở Trẻ Em Bằng Cách Nào? Ở Đâu Tốt?
Xét nghiệm vi khuẩn HP giá bao nhiêu?
Ngoài phương pháp thực hiện và các địa chỉ uy tín thì xét nghiệm vi khuẩn Hp giá bao nhiêu cũng được rất nhiều người bệnh quan tâm. Tại các cơ sở, bệnh viện khác nhau, với mỗi phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP đều có mức giá niêm yết riêng. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở bệnh viện công hiện nay cũng có những quy ước chung về chi phí để thực hiện xét nghiệm. Cụ thể như sau:
- Xét nghiệm vi khuẩn HP qua máu hoặc phân có chi phí rẻ hơn từ 150.000 – 300.000 VNĐ.
- Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng test hơi thở có mức dao động từ 620.000 – 780.000 VNĐ.
- Thực hiện nội soi dạ dày cũng các kỹ thuật khác có giá đắt hơn, dao động từ 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ.
Như vậy, tùy vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh phải đặc biệt tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để việc xét nghiệm vi khuẩn HP được diễn ra thuận lợi, chính xác nhất.
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm
Xét nghiệm vi khuẩn HP là một trong kỹ thuật quan trọng giúp chẩn đoán nguyên nhân cũng như đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp. Tuy nhiên, để đạt được kết quả chính xác nhất về mức độ bệnh lý, trước khi thực hiện, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau.
- Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP. Việc thăm khám hoặc làm xét nghiệm tại các phòng khám nhỏ, không đảm bảo máy móc, trang thiết bị có thể cho ra kết quả không chính xác. Bên cạnh đó còn có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn do từ các thiết bị y khoa không được vô khuẩn, vô trùng hoàn toàn.
- Người bệnh lưu ý không nên ăn uống từ 4 – 6 tiếng (có thể dùng nước lọc) trước khi tiến hành nội soi dạ dày hoặc xét nghiệm vi khuẩn HP bằng test hơi thở. Tốt nhất bạn nên thực hiện xét nghiệm này vào sáng sớm.
- Trước khi thực hiện kỹ thuật nội soi dạ dày, người bệnh nên tránh dùng thuốc đông máu và thuốc chống viêm không chứa steroid. Do phương pháp này có thể gây ra trầy xước và chảy máu niêm dạ dày.
- Đừng quên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của mình, nhất là các trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp hay các bệnh lý tim mạch để tránh các rủi ro trong quá trình thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP.
- Người bệnh cũng có thể đề nghị bác sĩ gây mê nếu thực hiện phương pháp nội soi để tránh tình trạng khó chịu, buồn nôn.
- Nếu thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP qua máu hoặc phân, bạ cần nói cho bác sĩ biết về lịch sử dụng thuốc nhằm tránh tình trạng cho ra kết quả sai lệch.
Như vậy, mỗi phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP đều có những ưu, nhược điểm riêng. Và đây là một kỹ thuật không quá khó khăn, có thể được thực hiện tại nhiều bệnh viện khác nhau. Hãy tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi bạn quyết định thực hiện loại xét nghiệm này.
Tin liên quan:
- TOP 8 cách trị vi khuẩn HP bằng thuốc Nam hiệu quả và an toàn nhất
- Người bị vi khuẩn hp có lây không? Lây qua đường nào và cách phòng ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!