Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày, đường ruột và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, tuy nhiên còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về loại vi khuẩn này. Đồng hành cùng bài viết sau để biết rõ đây là loại vi khuẩn là gì, nguyên nhân hình thành, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả nhất.

Định nghĩa vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP hay còn gọi với tên tiếng Anh là Helicobacter pylori (H. pylori) – loại vi khuẩn tồn tại và phát triển trong dạ dày con người. Chúng có thể sản sinh ra urase – chất gây phá hủy thành niêm mạc dạ dày, làm tổn thương, viêm loét dạ dày và có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư.

Vi khuẩn HP là gì? Đây là loại khuẩn có dạng hình xoắn ốc với chiều dài khoảng 1.5 – 5 µm, được cấu tạo gồm 4 – 6 lông mảnh ở mỗi đầu, giúp chúng di chuyển tốt trong môi trường chứa nhiều dịch nhầy của dạ dày. Ban đầu khuẩn HP tấn công vào bao tử con người, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa và viêm loét thành dạ dày. Quá trình phá hủy niêm mạc dạ dày không gây đau đớn cục bộ vì chúng diễn ra trong thời gian dài. Đây cũng chính là lý do khiến loại vi khuẩn này không được phát hiện sớm ở thời kỳ khởi phát.

Loại khuẩn này được định nghĩa theo 2 dạng chính là vi khuẩn HP dương tính và vi khuẩn HP âm tính. Nếu xét nghiệm không tìm thấy dấu hiệu của vi khuẩn HP trong dạ dày, đó là vi khuẩn HP âm tính. Ngược lại, trong kết quả kiểm tra cho thấy dạ dày có loại khuẩn này, người bệnh được kết luận dương tính với H. pylori.

Bên cạnh thắc mắc vi khuẩn HP là gì, rất nhiều người còn lo lắng khuẩn HP liệu có lây không, câu trả lời chắc chắn là có. Ở Việt Nam, có rất nhiều bệnh lý về dạ dày do H. pylori gây nên, nguyên nhân là bởi loại vi khuẩn này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc và những thói quen sinh hoạt cộng đồng.

Vi khuẩn HP là loại khuẩn gây tổn thương niêm mạc dạ dày
Vi khuẩn HP là loại khuẩn gây tổn thương niêm mạc dạ dày

Vậy con đường lây nhiễm vi khuẩn HP là gì – Theo nghiên cứu, khuẩn hại này có thể lây lan bằng các con đường sau:

  • Lây qua đường dạ dày – miệng: Những người bị nhiễm khuẩn HP gây đau dạ dày thường có biểu hiện ợ hơi, ợ chua và buồn nôn. Lúc này những vi khuẩn trong dạ dày có cơ hội phát tán ra bên ngoài và lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Lây qua đường miệng – miệng: Khuẩn H.pylori có thể tồn tại ở khoang miệng, trong nước bọt. Nếu bạn tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh hoặc dùng chung bát đũa, khăn, hôn môi hay mớm cho trẻ ăn đều có thể khiến vi khuẩn lây lan.
  • Lây qua thói quen vệ sinh: Phân của người bệnh thường chứa nhiều ấu trùng khuẩn HP, nếu sau khi đi vệ sinh quên không rửa tay, vi khuẩn sẽ nhiễm vào các dụng cụ thường dùng hay ruồi bọ, sau đó lây cho người khác.
  • Lây truyền qua đường dạ dày: Có rất nhiều trường hợp đi thăm khám dạ dày tại cơ sở điều trị, các dụng cụ, thiết bị máy móc không được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ. Khi đó vi khuẩn HP vẫn tồn tại và lây sang người khỏe mạnh.

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP

Hiện nay, y học chưa đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn HP là gì, tuy nhiên, người bệnh dễ dàng nhiễm khuẩn HP thông qua con đường ăn uống, dùng chung vật dụng cá nhân.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn H. pylori bao gồm:

  • Không có nguồn cung cấp nước sạch, dùng loại nước nhiễm khuẩn, tạp chất.
  • Dung nạp những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh.
  • Sử dụng chung vật dụng với người bị nhiễm khuẩn HP.
  • Tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch nhầy của người nhiễm bệnh.

Bệnh nhân có thể nhiễm HP do nguồn nước ô nhiễm
Bệnh nhân có thể nhiễm HP do nguồn nước ô nhiễm

Xem thêm thông tin: 5+ Phác Đồ Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn Hp Theo Bộ Y Tế 2024

Đối tượng nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn Hp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm Hp dạ dày cao nhất phải kể đến:

  • Những người thường xuyên ăn các món gỏi, đồ sống, rau sống.
  • Những người sinh sống trong khu vực có nguồn nước ô nhiễm, rác thải.
  • Sống chung với bệnh nhân bị dạ dày kèm nhiễm khuẩn Hp.
  • Trẻ nhỏ cũng là đối tượng có khả năng bị nhiễm vi khuẩn Hp cao do thói quen mớm, cho trẻ ăn chung thìa đĩa, cốc nước của người lớn.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

Khi khuẩn hại gây tổn thương các cơ quan của hệ tiêu hóa, người bệnh sẽ thường cảm thấy đau bụng, đặc biệt khi bụng rỗng vào ban đêm, cơn đau có thể kéo dài từ vài phút cho đến hàng giờ đồng hồ. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu nhận biết dạ dày nhiễm vi khuẩn HP là:

  • Đầy chướng bụng, bụng phình to.
  • Ợ hơi, ợ nóng quá mức.
  • Cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn hoặc không cảm thấy đói.
  • Buồn nôn.
  • Giảm cân đột ngột.

Bên cạnh đó, nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây, có thể báo hiệu vết loét ở dạ dày gây chảy máu xuống ruột, lúc này bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị:

  • Cảm giác khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Thường xuyên xuất hiện cơn đau dữ dội vùng bụng.
  • Nôn ra máu hoặc ra dịch nhầy có màu giống bã cà phê.
  • Đi ngoài có dính máu, phân có màu đen hoặc sẫm.

Các cơn buồn nôn, ợ chua ợ hơi xuất hiện thường xuyên
Các cơn buồn nôn, ợ chua ợ hơi xuất hiện thường xuyên

Nên xem thêm thông tin: Vi khuẩn hp có lây không? Lây qua đường nào và cách phòng ngừa

Biến chứng vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP được xem là một trong các loại khuẩn hại gây ra nhiều bệnh lý, ảnh hưởng sức khỏe. Nếu phát hiện sớm, H pylori có thể bị tiêu diệt, tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài, người bệnh có thể bị tổn thương niêm mạc dạ dày nghiêm trọng và xuất hiện các biến chứng như:

  • Viêm phúc mạc: Khuẩn HP có thể gây nhiễm trùng niêm mạc bụng, thường biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng âm ỉ,…
  • Xuất huyết dạ dày: Sự xuất hiện của khuẩn HP trong dạ dày khiến thành dạ dày bị bào mòn, gây tổn thương mao mạch máu và gây xuất huyết dạ dày.
  • Tắc nghẽn dạ dày: Niêm mạc bị tổn thương sẽ hình thành nên các khối u làm cản trở quá trình thức ăn di chuyển xuống dạ dày, nguy hiểm hơn có thể gây tắc ruột.
  • Thủng dạ dày: Viêm loét dạ dày nghiêm trọng có thể khiến dạ dày bị thủng. Trong trường hợp này, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày này để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Ung thư dạ dày: Khuẩn HP gây nên bệnh ung thư dạ dày và ung thư đường tiêu hóa cao hơn nhiều lần so với người bình thường.

Chẩn đoán vi khuẩn HP

Các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP phổ biến hiện nay gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe: Bác sĩ có thể kiểm tra dạ dày để xác định biểu hiện đầy hơi hoặc căng cứng của dạ dày. Bên cạnh đó nếu phát hiện các âm thanh lạ bất thường trong bụng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm khuẩn HP.
  • Xét nghiệm hơi thở: Người bệnh được nuốt một chế phẩm có chứa ure. Nếu trong dạ dày có vi khuẩn HP, chúng sẽ giải phóng ra loại enzyme phá vỡ liên kết của ure, đồng thời giải phóng carbon dioxide. Loại khí này được phát hiện thông qua một thiết bị đặc biệt của bệnh viện.
  • Xét nghiệm phân: Đây được xem là một trong những cách giúp chẩn đoán chính xác bệnh nhân có đang bị nhiễm khuẩn HP hay không. Lúc này bác sĩ sẽ thông qua phản ứng miễn dịch test thử nhanh, nếu thấy xuất hiện kháng nguyên HP Antigen, có thể khẳng định người bệnh đang có H. pylori trong cơ thể.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp xác định các kháng thể của vi khuẩn HP trong cơ thể. Người bệnh được lấy một ít máu, sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu máu này ở phòng thí nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Khi thực hiện kỹ thuật này, một ống dài mỏng có gắn camera được đưa vào miệng hoặc mũi của người bệnh để quan sát cổ họng, phần trên ruột non và dạ dày. Phương pháp này cũng có thể thu thập một mẫu mô để quan sát sự xuất hiện của khuẩn HP trong phòng thí nghiệm.
  • Chụp X – quang Bari: Với phương pháp này, người bệnh được nuốt một chất lỏng bari, sau đó bác sĩ sẽ chụp X- quang. Chất lỏng bari giúp bác sĩ quan sát rõ cổ họng và phần dạ dày của người bệnh để xác định dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán vi khuẩn HP
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán vi khuẩn HP

Đọc thêm: Vi khuẩn hp có lây không? Lây qua đường nào và cách phòng ngừa

Điều trị vi khuẩn HP

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp tiêu diệt loại khuẩn hại này, cụ thể các cách chữa gồm:

Thuốc Tây y chữa vi khuẩn HP

Sử dụng thuốc Tây y tiêu diệt vi khuẩn HP là lời khuyên của các bác sĩ dành cho bệnh nhân. Thông thường, nhiễm khuẩn HP được chỉ định điều trị bằng hai loại thuốc kháng sinh cùng lúc để tiêu diệt khuẩn hại và một loại thuốc để giảm axit trong dạ dày. Một số loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn HP là:

  • Thuốc kháng sinh: Tác dụng chính là tiêu diệt H.pylori trong cơ thể, bao gồm: Tetracycline, clarithromycin, tinidazole, amoxicillin,..
  • Thuốc kháng histamin hóa học: Có khả năng làm giảm lượng axit trong dạ dày: Cimetidine, famotidine, nizatidine,…
  • Thuốc kết hợp với kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị: Bismuth subsalicylate, esomeprazole, lansoprazole, dexlansoprazole, pantoprazole,..

Cần chú ý, các loại thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, vì vậy bạn không nên tự ý mua và sử dụng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định.

Thuốc Tây cho tác dụng nhanh và rõ rệt
Thuốc Tây cho tác dụng nhanh và rõ rệt

Xem thêm: Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Mẹo dân gian

Các nguyên liệu tiến hành thường dễ tìm, dễ thực hiện, an toàn và chi phí rẻ. Bạn có thể tham khảo một số cách trị bệnh vi khuẩn HP dưới đây:

Lá cây dạ cẩm:

  • Bạn chuẩn bị lá dạ cẩm, phơi khô. Mỗi lần dùng lấy khản 40 gam lá đem rửa sạch, sắc cùng 500ml nước.
  • Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng ⅔ ấm thì tắt bếp, bạn chia thành 2 phần uống hết trong ngày.
  • Nên uống nước lá dạ cẩm trước khi ăn và liên tục ít nhất 10 ngày để cảm nhận hiệu quả rõ rệt

Dùng lá khôi tía:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 20 gam lá khôi tía, rửa sạch và cho vào ấm đun cùng 300ml nước trong khoảng 15 phút.
  • Sau đó đổ ra chén, chờ nguội và uống hàng ngày để giảm đau và cải thiện nhanh chóng tính trạng bênh.

Lá chè dây:

  • Chuẩn bị khoản 10g lá chè dây rửa sạch, cho một ít nước sôi để tráng qua một lớp.
  • Tiếp đó, bạn đổ khoảng 150ml nước sôi vào hãm, sau 10 phút có thể uống trực tiếp.

Có thể sử dụng lá dạ cẩm tại nhà
Có thể sử dụng lá dạ cẩm tại nhà

Phòng tránh vi khuẩn HP

Để tránh vi khuẩn HP xâm nhập và tấn công, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không ăn thực phẩm tái, sống, không đảm bảo vệ sinh.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Bạn không nên dùng chung vật dụng với người khác.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đúng giờ, đủ bữa, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi vi khuẩn HP là gì. Tình trạng dạ dày nhiễm khuẩn HP gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn không nên chủ quan, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám nếu có biểu hiện bất thường, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Xem thêm: Xét nghiệm HP qua hơi thở giá bao nhiêu? Test ở đâu uy tín Hà Nội và TP.HCM

Câu hỏi liên quan

Hiện nay, tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc xuất hiện ngày càng nhiều do những nguyên nhân khác nhau, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Nếu không có những giải pháp kịp...

Xem chi tiết

Vi khuẩn HP là một trong những loại vi khuẩn phổ biến và có khả năng lây nhiễm cao. Người bị nhiễm loại vi khuẩn này sẽ dễ bị ợ chua, buồn nôn, đau bụng,...

Xem chi tiết

Xét nghiệm máu tìm HP là một trong những phương pháp đang được tiến hành tại các cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn xét nghiệm máu HP có...

Xem chi tiết

Test HP qua hơi thở là một trong các phương pháp kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP dạ dày một cách nhanh chóng, chính xác. Vậy xét nghiệm HP qua hơi thở...

Xem chi tiết

Vi khuẩn Hp có lây không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh dạ dày quan tâm. Được biết, loại khuẩn này có khả năng lây nhiễm rất cao thông qua đường miệng, đường...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp