Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay và có rất nhiều cách chữa trị, từ việc dùng thuốc đến dùng thảo dược. Một số người lo lắng việc dùng thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ nên đã chọn các dược liệu tự nhiên để chữa bệnh. Sau đây là 20+ cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc bạn có thể tham khảo.
Ưu nhược điểm chữa đau dạ dày không dùng thuốc
Nếu như việc sử dụng quá nhiều thuốc Tây có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc thì dùng các loại thảo dược tự nhiên giúp giảm tình trạng đau dạ dày, tốt cho sức khỏe và mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Phương pháp điều trị này mang những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Các nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm, có sẵn trong nhà, tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu.
- Lành tình, ít tác dụng phụ và an toàn cho người dùng.
- Hầu như có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi.
- Có thể kết hợp với các dược liệu khác, gia tăng tính hiệu quả khi điều trị bệnh.
Bên cạnh những ưu điểm trên, chữa đau dạ dày không dùng thuốc cũng có những nhược điểm như sau:
- Thích hợp với những người đang bị đau dạ dày trong giai đoạn đầu. Với những bệnh nhân có tình trạng nặng hơn, cần phải tới các cơ sở y tế để thăm khám và đi theo liệu trình điều trị mới.
- Tác dụng của việc chữa đau dạ dày bằng phương pháp dân gian không nhanh như sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần kiên trì để có được áp dụng tốt nhất.
16 cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc tại nhà
Có không ít những nguyên dược liệu quen thuộc, có sẵn trong gia đình có khả năng hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày. Dưới đây là 16 bài thuốc thường được người bệnh áp dụng bởi hiệu quả mà chúng mang lại.
Trị đau dạ dày tại nhà bằng nghệ và mật ong
Nghệ chứa hàm lượng curcumin dồi dào, có khả năng ức chế vi khuẩn HP, giảm dịch tiết trong dạ dày, tăng chất nhầy và hỗ trợ tiêu hóa, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, đại tràng.
Thêm vào đó, mật ong có khả năng giảm sưng viêm, kháng khuẩn, tăng miễn dịch và bồi bổ cho cơ thể nhiều loại vitamin cùng các khoáng chất. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này có hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Các bước thực hiện:
- Sử dụng 100ml nước ấm, hòa tan cùng 10gr tinh bột nghệ và 2 thìa mật ong tươi.
- Khuấy đều rồi sử dụng trước những bữa ăn hàng ngày, mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần và kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài để thấy được hiệu quả.
Cách trị tại nhà bằng gừng
Gừng có tính chống viêm, sát khuẩn và ngăn ngừa oxy hóa rất tốt. Sử dụng nguyên liệu này có hiệu quả rất tốt trong quá trình điều trị chứng đau bao tử.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị gừng tươi, bỏ sạch vỏ rồi ép lấy nước cốt của gừng.
- Hòa nước cốt gừng cùng với nước ấm và thêm một chút chanh và 2 thìa mật ong nguyên chất vào.
- Khuấy đều dung dịch và uống vào mỗi buổi sáng để giảm bớt những cơn đau dạ dày thường gặp.
Nên xem: Các Loại Nước Uống Tốt Cho Người Đau Dạ Dày Nên Chọn
Trà hoa cúc La Mã chữa đau dạ dày
Hoa cúc La Mã là thảo dược có tính kháng viêm mạnh, tác động tới dạ dày và làm dịu các triệu chứng co thắt. Sử dụng trà cúc La Mã giúp hệ tiêu hóa được giãn cơ, giảm những cơn đau dạ dày, chống viêm, đồng thời cải thiện tình trạng táo bón.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị trà hoa cúc và tráng qua một lượt nước sôi.
- Bỏ lượt nước tráng và hãm với nước ấm trong khoảng thời gian 10 phút.
- Sử dụng trà khi còn ấm, nên uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Kiên trì dùng trà hoa cúc, các triệu chứng của đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể.
Chữa đau dạ dày tức thời với bài tập xoa bụng
Xoa bụng là bài tập đơn giản nhưng góp phần làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh lý.
Các bước thực hiện:
- Để hai bàn tay chồng lên nhau tại vùng thượng vị, xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
- Khi thực hiện động tác xoa bụng, người bệnh có thể ấn nhẹ xuống để kích thích hệ tiêu hóa.
- Có thể sử dụng dầu gió để tăng hiệu quả và làm giảm nhanh những cơn đau dạ dày.
Điều trị đau dạ dày bằng lá lốt
Dược liệu này có chứa glycosid và tanin, có tác dụng se nhỏ các vết loét, đồng thời cải thiện tình trạng tổn thương và kiểm soát lượng axit tiết ra ở dạ dày.
Sử dụng lá lốt rất tốt trong việc điều trị chứng ợ chua, ợ nóng, trào ngược thực quản.
- Chuẩn bị lá tía tô, sơ chế, làm sạch rồi để ráo nước.
- Đun lá tía tô cùng với 700ml, đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút, khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Sử dụng nước thuốc từ lá tía tô 2 – 3 lần trong ngày, uống khi còn ấm sẽ gia tăng hiệu quả.
Cách chữa tại nhà bằng đu đủ
Trong đu đủ có chứa chất enzyme papain, giúp kích thích quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
Người bệnh có thể áp dụng hai bài thuốc chữa đau dạ dày từ đu đủ như sau:
Bài thuốc 1:
- Sử dụng 30gr đu đủ chín cùng 30gr táo tây và 30gr mía lau.
- Sơ chế tất cả các nguyên liệu rồi hấp cách thủy. Chia đều thuốc thành 3 lần sử dụng và dùng ngay trong ngày để đảm bảo dược tính của thuốc.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị 6gr ngải cứu, 10gr vỉ bí đao và 15gr đu đủ khô.
- Sơ chế, làm sạch dược liệu rồi hấp cách thủy. Chia lượng thuốc thành 3 lần dùng và sử dụng ngay trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đọc ngay: Đau dạ dày có nên uống vitamin C? Bổ sung thế nào đúng cách?
Sử dụng đậu bắp chữa đau dạ dày
Sử dụng đậu bắp trong quá trình điều trị đau dạ dày giúp nhuận tràng và kích thích khả năng hoạt động của đường ruột, ngăn ngừa những triệu chứng liên quan tới bệnh lý này.
Các bước thực hiện:
- Sử dụng 3gr – 4gr hạt đậu bắp, rang nóng cho tới khi có mùi thơm thì tắt bếp.
- Bảo quản bằng lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
- Mỗi ngày dùng khoảng 20 hạt đậu bắp, sử dụng 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.
Chữa đau dạ dày không dùng thuốc bằng sung
Sử dụng quả sung có khả năng kích thích hoạt động tiêu hóa nhờ chất xơ prebiotics, ngăn ngừa biến chứng bệnh ung thư dạ dày nhờ nguyên tố vi năng lượng đa dạng, hạ huyết áp và ức chế tế bào ung thư, có tác dụng nhuận tràng.
Bài thuốc chữa bệnh:
- Sử dụng 300gr sung tươi, sơ chế với nước rồi ngâm nước muối loãng trong khoảng 15 phút.
- Phơi hoặc sấy khô rồi tán sung thành bột mịn.
- Mỗi lần sử dụng 2 thìa nhỏ bột, pha cùng 150ml nước ấm và dùng trước bữa ăn 30 phút để có được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: 7 mẹo chữa đau dạ dày bằng quả sung tại nhà
Chữa bằng dừa tươi
Enzyme có trong nước dừa tươi giúp kìm hãm sự phát triển của đường ruột, bổ sung khoáng chất và kích thích sản sinh hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các bước thực hiện:
- Sử dụng dừa tươi, bỏ phần đầu và chọc thủng lỗ để sử dụng.
- Đun trực tiếp quả dừa với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút thì tắt bếp.
- Chia nước dừa thành hai lần uống và dùng luôn trong ngày, sử dụng cách bữa ăn 30 phút để phát huy tác dụng.
Giảm đau dạ dày cấp tốc từ cây nhọ nồi
Theo Tây y, cây nhọ nồi có chứa hàm lượng flavonoid, tanin có khả năng ức chế vi khuẩn có hại, làm lành các vết loét niêm mạc dạ dày do gốc tự do hoặc vi khuẩn tấn công.
Các bước thực hiện:
- Sử dụng lượng nhọ nồi vừa đủ, sơ chế và ngâm 15 phút với nước muối loãng.
- Dùng máy sinh tố và xay lấy nước cốt, sử dụng nước lá nhọ nồi 2 lần trong ngày.
Nước chè dây chữa đau dạ dày
Hoạt chất flavonoid có trong chè dây có tác dụng như một loại kháng sinh, ngăn cản sự hình thành của các vết loét, giúp giảm đau và tiêu diệt những vi khuẩn Hp trong thành dạ dày.
Các bước thực hiện:
- Sử dụng 60gr – 70gr chè dây và sắc với nước.
- Đun nước trong khoảng 20 phút, khi các dưỡng chất từ chè dây ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
- Sử dụng nước chè dây trong ngày và dùng trước bữa ăn 30 phút để thuốc phát huy được tác dụng.
Bài thuốc khoai tây nấu bạch cập
Khoai tây nấu bạch cập là món ăn rất tốt với bệnh nhân đau dạ dày, giúp làm giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100gr vị thuốc bạch cập, 100ml nước khoai tây, 2 – 3 thìa mật ong tươi.
Các bước thực hiện:
- Tán bạch cập thành bột mịn để dễ sử dụng.
- Trộn bạch cập với nước khoai tây thành một hỗn hợp sánh mịn.
- Chia hỗn hợp bạch cập và nước khoai tây thành 3 lần sử dụng trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ thấy hiệu quả rất tốt với dạ dày.
Đọc thêm thông tin: Top 14 Thuốc Đau Dạ Dày Của Mỹ Được Bình Chọn Tốt Nhất
Bài thuốc lươn nấu đẳng sâm
Người bệnh có thể kết hợp lươn nấu cùng đẳng sâm để giúp giảm những cơn đau dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét hay nhiễm khuẩn.
Nguyên liệu chuẩn bị: lươn to, 15gr đẳng sâm, 15gr vỏ quýt, 1 củ gừng và 5 quả táo tàu đỏ.
Các bước thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ lươn, bỏ phần ruột và cắt thành từng khúc nhỏ để vừa ăn.
- Làm sạch các nguyên liệu còn lại: đẳng sâm, vỏ quýt, táo tàu. Với táo tàu, người dùng cần cắt nhỏ thành từng miếng.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đun với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 1 tiếng, nêm nếm sao cho vừa gia vị và sử dụng với cơm trong bữa ăn hàng ngày.
Bài tập gập người tại nhà
Áp dụng động tác gập người có khả năng cải thiện những triệu chứng của bệnh lý đau dạ dày. Mỗi ngày dành khoảng 20 phút để đạt được hiệu quả tích cực nhất.
Các bước thực hiện:
- Tạo tư thế đứng thẳng và dang rộng hai chân bằng vai.
- Tư từ đưa tay lên cao và mắt hướng nhìn theo tay.
- Nhẹ nhàng gập người xuống để tay chạm vào ngón chân cái và đưa tay sang tư thế ngang vai rồi trở về tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác 4 lần trong mỗi lần tập, thực hiện đều đặn mỗi ngày để cơn đau được thuyên giảm.
Xoa bóp hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Thực hiện việc xoa bóp 2 lần mỗi ngày và áp dụng hàng ngày để ngăn chặn những biến chứng nặng hơn của bệnh lý đau dạ dày, đồng thời làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Các bài tập:
- Xoa vuốt bụng: Sử dụng gốc bàn tay xoa nhẹ nhàng theo hình kim đồng hồ để thư giãn, lưu thông khí huyết, tăng cường đường tiêu hóa và giảm đau bụng.
- Xát vùng bụng: Sử dụng gốc bàn tay xát trực tiếp lên vùng da bụng theo hướng ngang hoặc thẳng để thông kinh lạc, giảm sưng và kiểm soát cơn đau.
- Miết bụng: Dùng ngón tay cái và miết chặt vào da, chuyển theo các hướng thẳng lên, sang ngang và đi xuống. Miết sao cho vùng da được kéo căng và di chuyển từ trung quản xuống rốn.
- Lăn: Dùng mô bàn tay và mô ngón út để lăn lên vị trí bị đau giúp thông kinh lạc, giảm huyết ú và lưu thông khí huyết.
- Lắc bụng: Sử dụng hai bàn tay nắm vào hai bên bụng, lắc cơ bụng đều trong khoảng 2 – 3 phút rồi chuyển sang day ấn huyệt vị.
Xem thêm thông tin: Đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không? (Paracetamol, efferalgan)
Châm cứu chữa đau dạ dày
Việc áp dụng phương pháp châm cứu sẽ tác động tới các huyệt vị: trung quản, nội quan, vị du và túc tam lý. Điều này có tác dụng đả thông kinh lạc, làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Mỗi ngày thực hiện châm cứu một lần, điều trị theo đúng liệu trình của bác sĩ để có được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, châm cứu phải do những bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra trong quá trình châm cứu.
Vậy nên nếu muốn áp dụng phương pháp này một cách chính xác và khoa học dưới sự hướng dẫn của chuyên gia đầu ngành, người bệnh có thể tìm đến đơn vị khám hàng đầu trong lĩnh vực Vật lý trị liệu để quá trình điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Giảm đau dạ dày bằng bánh mì
Bánh mì là thực phẩm tốt cho những ai đang bị đau dạ dày hành hạ. Theo nghiên cứu, thực phẩm này có thể giúp trung hòa dịch vị dưa thừa, cải thiện chức năng tiêu hóa vô cùng hiệu quả, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể thấy rõ các triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, đau nhức vùng thượng vị giảm nhanh chóng.
Mỗi khi cảm thấy đau dạ dày bạn hãy lấy vài lát bánh mì để ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng bánh mì để ăn vào bữa sáng mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Xem ngay: Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Cuốn? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Chữa đau dạ dày không dùng thuốc với rau thì là
Rau thì là có vị cay, tính nóng, giúp điều hòa khí âm dương, hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, loại rau này có thể kích thích sự bài tiết của nước tiểu, giảm những cơn đau nhanh chóng. Hàm lượng chất xơ, vitamin C, axit aspartic cũng có tác dụng chống đầy hơi – một triệu chứng về bệnh dạ dày vô cùng phổ biến.
Cách thực hiện
- Rau thì là rửa sạch và để ráo nước.
- Cho vào máy xay xay nhuyễn hoặc giã nát lọc lấy nước.
- Dùng nước thì là uống mỗi khi bị đau dạ dày.
Sử dụng nha đam
Nha đam không chỉ giúp làm đẹp da, xoa dịu những tổn thương trên da mà còn là bài thuốc chữa đau dạ dày rất tốt. Nha đam sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm, trung hòa acid dịch vị, cân bằng hệ tiêu hóa và giảm tình trạng viêm, đau.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 – 2 nhánh nha đam, gọt sạch phần vỏ chỉ lấy phần thịt.
- Ngâm nha đam trong nước muối loãng 5 – 10 phút và rửa sạch lại cho đến khi hết nhớt.
- Xay nhuyễn nha đam và mỗi khi đau sẽ ăn một chút để giảm khó chịu.
- Bạn có thể xay nhiều và bảo quản trong tủ lạnh, khi khó chịu có thể nhanh chóng sử dụng.
Xem thêm: 12 Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả
Lưu ý khi thực hiện chữa đau dạ dày không dùng thuốc
Những cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc trên đây có thể cải thiện bệnh hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, có một số lưu ý người bệnh cần nhớ khi thực hiện đó là:
- Các cách chữa trị này sẽ cần thời gian dài để thấy tác dụng, không mang đến hiệu quả nhanh như khi dùng thuốc Tây.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia khi áp dụng những cách chữa trị này.
- Không sử dụng nếu cơ thể bị dị ứng với những thành phần kể trên.
- Không tự ý kết hợp nhiều cách chữa với nhau hoặc kết hợp cùng thuốc Tây nếu không được chỉ định.
- Với các bài thuốc sắc thì chỉ nên dùng trong ngày, không nên để qua đêm.
- Để nhanh chóng khỏi bệnh bạn cũng nên có lối sống lành mạnh, khoa học, không stress hay mệt mỏi quá nhiều.
- Nên đi khám định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng dạ dày và hiệu quả của những cách chữa trên.
- Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả khi áp dụng những cách này sẽ khác nhau.
- Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai bị đau dạ dày cần hỏi chuyên gia trước khi áp dụng những biện pháp này.
- Bổ sung nhiều rau xanh và nước trái cây, hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhanh cũng như uống bia rượu, dùng chất kích thích.
Trên đây là 20+ cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao. Bệnh đau dạ dày có liên quan mật thiết đến lối sống và chế độ ăn uống nên bạn cần chú ý đến 2 vấn đề này. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, cơn đau dữ dội kéo dài thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị.
Thông tin hữu ích: Những vị trí đau dạ dày trên cơ thể, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị