Bên cạnh các món ăn giàu dinh dưỡng, bệnh nhân cũng nên bổ sung một số loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày như nước khoáng, nước gừng ấm, sữa nghệ,… Không chỉ cung cấp khoáng chất và vitamin cho cơ thể, các loại thức uống này còn hỗ trợ giảm cơn đau và cảm giác nóng rát, khó chịu ở vùng bụng trên.
Đau dạ dày nên uống nước gì? 10 Thức uống tốt nên bổ sung
Có thể nói, đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa thường gặp nhất ở người trưởng thành. Tình trạng này xảy ra khi dạ dày tăng tiết dịch vị và co bóp quá mức do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đau dạ dày là cơn đau khởi phát ở vùng bụng trên (thượng vị) với tính chất đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường bùng phát khi đói và sau bữa ăn. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng,…
Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với ăn uống và sinh hoạt điều độ để kiểm soát triệu chứng, đồng thời hỗ trợ nâng đỡ thể trạng và đảm bảo tiến độ hồi phục. Ngoài các món ăn giàu dinh dưỡng, người bị đau dạ dày cũng nên bổ sung một số loại nước uống giàu khoáng, vitamin để cải thiện sức khỏe.
Dưới đây là 10 loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày:
1. Nước khoáng
Nước khoáng là nguồn cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như silicate, canxi, kali, natri,… So với nước lọc thông thường, nước khoáng mang lại nhiều lợi ích hơn đối với sức khỏe. Do đó, người bị đau dạ dày nên tăng cường bổ sung nước khoáng để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Bicarbonate và khoáng chất trong nước khoáng có thể phản ứng với axit dạ dày dẫn đến tăng độ pH và giảm mức độ kích thích của dịch vị lên vùng niêm mạc bị tổn thương. Qua đó giảm nhẹ cơn đau và cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.
Bên cạnh đó, các chất khoáng trong thức uống này còn có tác dụng cân bằng điện giải, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ giảm tình trạng suy nhược ở bệnh nhân viêm đau dạ dày. Vì vậy, mỗi ngày bệnh nhân nên bổ sung khoảng 300 – 500ml nước khoáng bên cạnh nước lọc thông thường.
2. Nước gừng ấm – Hỗ trợ giảm đau dạ dày, buồn nôn
Nước gừng ấm là một trong những loại nước tốt cho người bị đau dạ dày. Gừng là loại gia vị quen thuộc có sẵn trong mỗi căn bếp và thường được tận dụng để điều trị một số bệnh lý thường gặp như đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng do lạnh, ho khan, viêm họng,… Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng giải độc, tiêu đờm và cầm nôn.
Nếu thường xuyên bị buồn nôn, nôn mửa kèm theo đau dạ dày, bệnh nhân dùng 1 ly nước gừng ấm. Gingerol, Shogaols và Zingerone trong củ gừng có khả năng chống viêm, ức chế vi khuẩn có hại và hỗ trợ điều hòa hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, tinh dầu từ gừng còn có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa rõ rệt.
Để đảm bảo hiệu quả, bệnh nhân nên dùng 2 củ gừng tươi cắt lát và hãm với 250 – 350ml nước sôi. Sau đó, uống kèm với 1 ít đường phèn hoặc mật ong. Tránh sử dụng các loại trà túi lọc vì đa phần các sản phẩm chế biến sẵn đều chứa lượng tinh dầu thấp nên dược tính và công năng của thảo dược cũng giảm đi đáng kể.
3. Trà mật ong ấm – Nước uống tốt cho người đau dạ dày
Mật ong được ví như “siêu thực phẩm” nhờ có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Bên cạnh tác dụng bồi bổ sức khỏe và phòng ngừa suy nhược, mật ong còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu được thực hiện đều cho thấy, mật ong giúp thúc đẩy làm lành, tái tạo ổ viêm ở da và niêm mạc. Do đó, uống trà mật ong ấm thường xuyên có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, bổ sung mật ong thường xuyên còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ ức chế hại khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mật ong chứa defensin-1 – một loại protid có khả năng tiêu diệt virus, nấm, vi khuẩn, đồng thời kích hoạt hoạt động và gia tăng số lượng các tế bào miễn dịch trong cơ thể.
Bệnh nhân có thể dùng trà mật ong ấm vào mỗi buổi sáng để thanh lọc cơ thể và làm dịu dạ dày. Hoặc dùng mỗi khi đau dạ dày bùng phát nhằm giảm cơn đau và cải thiện một số triệu chứng đi kèm. Nếu có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể kết hợp mật ong với một số thảo dược tốt cho đường tiêu hóa như quế, gừng, nghệ,…
Đọc ngay: Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong và trứng gà đơn giản tại nhà
4. Sữa nghệ tốt cho người bị đau dạ dày
Sữa nghệ là loại thức uống có nguồn gốc từ Ấn Độ. Thức uống này được chế biến bằng cách pha 1/2 -1 thìa cà phê bột nghệ vàng với sữa ấm (có thể dùng sữa hạt hoặc sữa bò, sữa dê). Sữa nghệ có mùi thơm dịu, vị ngọt thanh và cung cấp nguồn năng lượng, dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.
Ngoài ra, hoạt chất Curcumin có trong nghệ còn có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy vết loét ở dạ dày tái tạo và phục hồi. Đồng thời hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn – đặc biệt là xoắn khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Hiện nay, Curcumin trong nghệ đã được sử dụng để sản xuất các viên uống hỗ trợ phòng ngừa và điều trị đau dạ dày, loét dạ dày – hành tá tràng,…
Thời điểm thích hợp nhất để dùng sữa nghệ là vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh của nghệ, sữa còn cung cấp tryptophan – thành phần có tác dụng sản sinh hormone melatonin giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc. Vì vậy, bệnh nhân bị đau dạ dày nên bổ sung thức uống này thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện giấc ngủ và nâng cao sức khỏe.
Xem thêm: Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng nghệ và nước dừa cực hiệu quả
5. Trà hoa cúc – Thức uống tốt người viêm đau dạ dày
Trà hoa cúc là nước uống tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Các nghiên cứu khoa học được thực hiện nhận thấy, hoạt chất apigenin trong thảo dược này có khả năng ngăn ngừa vết loét tiến triển, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp và giảm độ axit trong dạ dày đáng kể. Những tác động này đều có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Từ lâu đời, trà hoa cúc đã được sử dụng để làm giảm cơn đau dạ dày, cải thiện tình trạng đầy hơi, buồn nôn và giúp ngủ ngon giấc hơn. Một số nghiên cứu còn cho thấy, các hợp chất thực vật trong hoa cúc có thể giảm nguy cơ trầm cảm, căng thẳng và lo âu quá mức. Vì vậy, loại thức uống này được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị đau dạ dày để giảm ảnh hưởng của bệnh lên sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
6. Nước dừa
Nước dừa chứa nhiều khoáng chất, vitamin và một số axit béo lành mạnh. Đây là một trong những loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày, trào ngược thực quản,… Với hàm lượng khoáng chất cao, nước dừa có tác dụng trung hòa axit và làm dịu cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Vì vậy, uống nước dừa có thể giảm nhanh cơn đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm.
Ngoài ra, axit lauric trong thức uống này còn có khả năng chống khuẩn, ký sinh trùng và virus. Bổ sung 1 quả dừa/ ngày còn giúp bệnh nhân đau dạ dày cải thiện sức khỏe, hạn chế tình trạng suy nhược và sụt cân do bệnh tiến triển dai dẳng.
Lưu ý: Tránh sử dụng nước dừa khi đói – đặc biệt là vào sáng sớm vì có thể gây loãng máu và hạ huyết áp. Thời điểm thích hợp nhất để bổ sung nước dừa là sau bữa ăn trưa khoảng 1.5 – 2 giờ đồng hồ.
Tìm hiểu thêm: Người đau dạ dày có uống được nước dừa không?
7. Nước nha đam đường phèn
Nha đam thường được dùng để chế biến các món ăn, thức uống giải nhiệt và được phái nữ tận dụng để chăm sóc da. Thảo dược này chứa hàm lượng nước dồi dào cùng với vitamin và khoáng chất đa dạng như vitamin nhóm B, E, C, canxi, kẽm, kali,… Các thành phần trong nha đam có tác dụng tăng độ pH trong dạ dày và hạn chế tình trạng dịch vị kích thích lên ổ viêm, loét.
Vì vậy, bệnh nhân bị đau dạ dày hoặc trào ngược thực quản có thể uống 1 ly nha đam đường phèn để giảm nhanh cơn đau và cảm giác khó chịu, nóng rát ở vùng thượng vị. Bên cạnh khoáng chất và vitamin, nha đam còn chứa các hoạt chất thực vật như glucomannan và anthraquinone. Các thành phần này có đặc tính chống viêm, điều hòa nhu động ruột – dạ dày và giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân bị đau dạ dày như ợ chua, ợ hơi, chướng bụng,…
Suckhoedoisong.vn: Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh – giải pháp điều trị bệnh dạ dày hiệu quả hàng đầu giời YHCT
8. Hạt chia pha – Nước uống tốt cho người đau dạ dày
Hạt chia (chia seed) là loại thực phẩm lành mạnh mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng hạt chia chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào và phong phú như vitamin C, E, vitamin nhóm B, canxi, đồng, phốt pho, Omega 3, 6,…
Đặc biệt khi pha với nước ấm, hạt chia có thể nở mềm với lớp nhầy trong suốt bao quanh. Lớp nhầy bao quanh hạt chia chứa hàm lượng chất xơ cao nên có thể trung hòa axit và làm dịu ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra với hàm lượng chất xơ dồi dào, nước hạt chia còn giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón, đầy hơi và chướng bụng.
Hạt chia còn chứa nhiều thành phần axit béo lành mạnh như Omega 3 và 6. Các thành phần này có tác dụng chống viêm, làm dịu vết loét và thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi ổ viêm loét. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị đau dạ dày nên bổ sung từ 1 – 2 ly nước pha hạt chia sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ để giảm cảm giác đói và ngăn cơn đau bùng phát.
9. Trà bạc hà – Thức uống giảm đau dạ dày, buồn nôn
Tương tự như trà gừng, trà bạc hà là một trong những loại thức uống có tác dụng giảm buồn nôn và nôn mửa. Hoạt chất menthol trong thảo dược này còn có đặc tính làm mát, kháng khuẩn và tiêu viêm. Dùng 1 – 2 tách trà bạc hà ấm hằng ngày có thể làm dịu cơn đau dạ dày và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đi kèm.
Ngoài ra, tinh dầu thơm từ lá bạc hà còn có tác dụng thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Như đã biết, căng thẳng và lo âu quá mức là những yếu tố khiến đau dạ dày bùng phát với mức độ và tần suất nghiêm trọng hơn. Vì vậy ngoài các loại thức uống trên, bệnh nhân nên dùng 1 – 2 tách trà bạc hà mỗi ngày để điều hòa hoạt động tiêu hóa và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
10. Nước ép từ rau củ, trái cây
Đau dạ dày thường đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn mửa – đặc biệt là sau khi ăn. Do đó, bệnh nhân thường rơi vào trạng thái chán ăn, ăn uống kém khiến cơ thể dần suy nhược và mệt mỏi. Để bù chất khoáng và vitamin, bệnh nhân nên bổ sung nước ép rau củ, trái cây nếu bị buồn nôn khi ăn trực tiếp.
Khi dùng nước ép, có thể phối hợp cả rau xanh, củ và hoa quả để gia tăng hương vị và đa dạng dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng các loại trái cây chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi, quýt,… Bổ sung các loại quả này có thể kích thích lên vết loét và làm bùng phát đau dạ dày dữ dội. Bệnh nhân có thể dùng nước ép cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.
Đừng bỏ lỡ: Những Loại Trái Cây Nên Ăn Khi Đau Dạ Dày Để Nhanh Khỏi
Một số loại nước uống cần tránh khi bị đau dạ dày
Bên cạnh các loại nước uống lành mạnh, triệu chứng đau dạ dày có thể nghiêm trọng hơn khi sử dụng các thức uống chứa cồn và chất kích thích. Do đó để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, bệnh nhân nên tránh sử dụng một số loại thực uống sau:
- Rượu bia: Cồn và các chất lên men trong rượu bia có thể làm giảm độ pH trong dạ dày và phá vỡ chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Ngoài ra, độc tố acetaldehyde trong các loại thức uống này còn khiến dạ dày co bóp bất thường và phát bùng cơn đau dữ dội. Để tránh ổ viêm, loét tiến triển nặng, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng rượu bia và các loại thức uống chứa cồn khác.
- Nước ngọt có gas: Đồ uống có gas là thức uống có hại cho sức khỏe – nhất là với người gặp vấn đề về dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy, axit, đường và chất bảo quản trong thức uống này có thể tấn công vào chất nhầy và gây tổn thương tế bào biểu mô. Theo thời gian, ổ viêm loét ở niêm mạc sẽ ăn sâu vào cơ, thanh mạc và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- Thức uống chứa caffeine: Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể dùng một số loại thức uống chứa hàm lượng caffeine thấp để duy trì sự tỉnh táo và nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, cần tránh các thức uống chứa hàm lượng caffeine cao như trà đặc và cà phê. Các thức uống này có thể khiến dạ dày bị kích thích và tăng tiết axit, kết quả là làm bùng cơn đau dạ dày kèm theo buồn nôn và nôn mửa.
- Các loại nước ép chứa nhiều axit: Các loại nước ép chứa nhiều axit như cam chua, quýt, bưởi, tắc,… đều có thể kích thích lên vết loét và làm bùng phát đau dạ dày, nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị. Vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng nước ép từ các loại rau củ và trái cây khác để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Bài viết đã tổng hợp 10 loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày và một số thức uống cần tránh trong thời gian điều trị. Tuy nhiên, nước uống suy cho cùng chỉ có tác dụng hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và hiệu quả chữa bệnh. Việc sử dụng thuốc điều trị chuyên sâu vẫn là rất cần thiết đối với người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng gạo lứt hiệu quả nhất
- Chi Tiết 9 Cách Dùng Lá Đu Đủ Chữa Đau Dạ Dày Nên Biết