Nội dung chính

Câu hỏi đau dạ dày có nên ăn cà chua không được rất nhiều người bệnh gặp vấn đề về dạ dày quan tâm bởi đây là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn đến bạn chi tiết về việc đau dạ dày có nên ăn cà chua không. Mời bạn đọc cùng theo dõi và lưu ý khi áp dụng. 

Bị đau dạ dày có nên ăn cà chua không?

Chế độ ăn uống từ trước đến nay đều vô cùng quan trọng, nhất là đối với người bệnh gặp các vấn đề về dạ dày. Việc ăn uống sai cách, ăn không khoa học hay ăn những thực phẩm có hại không chỉ làm bệnh không khỏi mà còn dẫn đến những cơn đau nhức dạ dày, bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Chúng ta đều biết rằng nhóm thực phẩm rau xanh, trái cây cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể và tốt trong việc điều trị các bệnh lý. Ngược lại, những thực phẩm có tính acid (vị chua), đồ uống có gas, chất kích thích được khuyến cáo không nên sử dụng khi bị đau bao tử.

Đau dạ dày có ăn được cà chua không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm
Đau dạ dày có ăn được cà chua không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Cà chua là một loại thực phẩm có thể dùng ăn sống hoặc chế biến trong các món ăn khác nhau, được dùng rộng rãi trên toàn thế giới. Loại quả này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể để duy trì các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Cụ thể, cà chua có chứa vitamin C, A với công dụng làm đẹp da, sáng mắt hay ổn định huyết áp, tim mạch. Tuy nhiên, trong cà chua cũng có một hàm lượng không nhỏ acid, do đó người bệnh bị đau dạ dày cần thận trọng khi sử dụng.

Acid trong cà chua có khả năng tác động nhiều đến thành của dạ dày, cụ thể là các vết viêm nhiễm, lở loét bên trong và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, người đang bị đau bao tử hoặc có tiền sử bệnh cần hết sức lưu ý về chế độ ăn loại quả này.

Đau dạ dày có nên ăn cà chua không? Mặc dù câu trả lời là bạn cần hạn chế nhưng bởi những lợi ích mà loại quả này đem lại cho sức khỏe nên chúng ta không loại bỏ hoàn toàn cà chua ra khỏi thực đơn ăn uống. Người bệnh có thể ăn cà chua với số lượng và tần suất hợp lý để bổ sung dinh dưỡng.

Đau dạ dày ăn cà chua chỉ phù hợp ở giai đoạn đầu của bệnh lý (mức độ nhẹ). Trường hợp dạ dày có các hiện tượng đau nặng, lở loét niêm mạc dạ dày nghiêm trọng, thủng dạ dày, xuất huyết bao tử hay ung thư dạ dày thì bạn không nên ăn.

Xem thêm: Những dấu hiệu đau dạ dày mà bạn cần biết để điều trị sớm

Vì sao sau khi ăn cà chua lại bị đau dạ dày?

Có rất nhiều trường hợp, sau khi ăn cà chua không ít người bị đau dạ dày, tình trạng này xảy ra là do 1 trong 2 trường hợp sau đây:

  • Dạ dày không dung nạp được

Thành phần của cà chua có chứa hàm lượng axit cao, nên khi bạn mắc chứng ợ nóng hay trào ngược axit dạ dày thì ăn cà chua có thể gây ra tình trạng kích ứng, dẫn tới đau dạ dày. Nhưng cơn đau này cũng có thể là do thực quản tiếp xúc với dịch vị dạ dày có tính axit. Do đó, nếu bị trào ngược axit dạ dày, bạn không nên ăn cà chua để tránh làm các triệu chứng thêm nặng hơn.

Dạ dày không dung nạp được cà chua
Dạ dày không dung nạp được cà chua

Ngoài ra, cà chua còn có chứa fructose – một loại đường tự nhiên. Fructose tiêu hóa kém và được lên men bởi vi khuẩn đường ruột, có thể gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… Mặc dù, với một lượng nhỏ cà chua sẽ không gây ra vấn đề gì, nhưng với người bị kém hấp thụ hoặc không dung nạp được fructose thì nó có thể gây ra nhiều tác động xấu tới dạ dày. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố kích thích chế độ ăn uống đối với hội chứng ruột kích thích.

  • Do dạ dày bị dị ứng

Bạn có biết, có tới hơn 160 loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng. Tuy cà chua không phải là thực phẩm gây dị ứng phổ biến, thế nhưng với một vài người phản ứng dị ứng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bao gồm cả khó chịu ở dạ dày và chuột rút. Chưa hết, theo các nghiên cứu cà chua còn có mối liên hệ với dị ứng latex. Cụ thể, có từ 30 – 50% người bị dị ứng latex có dị ứng với một loại thực phẩm và cà chua có trong danh sách gây ra phản ứng chéo này.

Xem thêm thông tin: Chi Tiết 9 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Đu Đủ Bạn Nên Biết

Nguyên tắc ăn cà chua với bệnh nhân dạ dày

Bị đau dạ dày ăn cà chua có thể được nhưng chỉ nên ăn với mức độ vừa phải và cần được chế biến đúng cách. Loại thực phẩm này có khả năng phòng chống ung thư rất tốt, ngoài ra hàm lượng dinh dưỡng mà chúng mang lại cao.

Người bị đau dạ dày muốn ăn cà chua một cách hiệu quả cần lưu ý những vấn đề như sau:

Chế biến cà chua đúng cách

Lưu ý đầu tiên người bệnh bị đau dạ dày cần nắm chắc khi dùng cà chua trong các bữa ăn đó chính là việc sơ chế hay chế biến thành các món. Bạn nên lựa chọn những quả cà chua chín vừa phải và tươi mới, không quá xanh hay quá chín.

Người bệnh chỉ nên chọn những quả tươi mới, có màu đỏ đậm và không bị dập
Người bệnh chỉ nên chọn những quả tươi mới, có màu đỏ đậm và không bị dập

Để làm được điều đó, bạn hãy chú ý khi mua cà chua, chỉ nên chọn quả chín mọng màu đỏ tươi, vỏ căng bóng. Tuyệt đối không nên tiếc hay ham rẻ mà chọn những quá đã bị dập nát hoặc bị hỏng một phần.

Trong khi chế biến cà chua, người bệnh nên loại bỏ hết hạt cũng như nước trong phần hạt bởi chúng chứa nhiều acid hơn. Quá trình nấu món ăn bạn cũng không nên đun cà chua quá lâu bởi chất dinh dưỡng dễ bị mất đi và không tốt cho dạ dày tiêu hóa.

Đau dạ dày ăn cà chua đã nấu chín

Ăn cà chua tươi như một loại salad là món ăn được nhiều người khá ưa thích bởi độ tươi mát và ngon miệng. Tuy nhiên cà chua sống lại làm cho dạ dày phải tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa hơn thông thường. Hoạt chất pectin trong cà chua phản ứng với dịch vị, gây nên hàng loạt hiện tượng như ợ hơi, ợ chua và các cơn đau dạ dày.

Bởi vậy để đảm bảo sức khỏe được an toàn nhất, người bệnh bị đau bao tử chỉ nên ăn cà chua đã được chế biến chín. Nếu bạn bị đau dạ dày có kèm theo hiện tượng đi ngoài lỏng, hãy dừng ngay việc ăn cà chua sống đặc biệt là khi bụng đang đói.

Đọc thêm: Những Loại Trái Cây Nên Ăn Khi Đau Dạ Dày Để Nhanh Khỏi

Những thực phẩm không kết hợp với cà chua

Cà chua tốt cho sức khỏe khi ăn nhưng cũng có thể mang đến những ảnh hưởng không tốt nếu kết hợp với thực phẩm không phù hợp. Đặc biệt, người bệnh cần ghi nhớ kỹ những sự kết hợp không nên với cà chua bao gồm:

  • Một số loại cá (cá khô, cá chép, cá chình)

Như đã đề cập tới ở trên, cà chua rất giàu vitamin C. Tuy nhiên khi chế biến chung với các loại cá kể trên, lượng vitamin C này sẽ giải phóng đồng từ cá. Sự kết hợp này không chỉ làm giảm đi các dưỡng chất có trong cá mà còn vô tình tạo ra lượng lớn axit tannic. Loại axit này gây ra nhiều tác động tiêu cực tới niêm mạc dạ dày và dẫn tới nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, đau bụng…

  • Khoai lang

Khoai lang cũng là thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp cùng lúc với cà chua. Bởi chúng có thể tạo ra hợp chất khó tiêu, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và hình thành sỏi.

Khoai lang tuyệt đối không nên kết hợp cùng lúc với cà chua
Khoai lang tuyệt đối không nên kết hợp cùng lúc với cà chua
  • Dưa chuột (dưa leo), cà rốt

Có thể bạn chưa biết cà chua và dưa chuột hoặc cà rốt là những thực phẩm đối kỵ nhau, tuyệt đối không nên ăn cùng với nhau. Nguyên nhân là bởi trong thành phần của dưa chuột và cà rốt có chứa lượng lớn enzyme có thể phá hủy đi cấu trúc vitamin C trong cà chua. Như vậy, sự kết hợp “tương khắc” này không chỉ làm mất đi dưỡng chất tự nhiên vốn có của những loại thực phẩm này mà còn có thể gây đau bụng, khó tiêu.

  • Gan heo

Từ trước tới nay, gan heo vẫn luôn được xếp vào danh sách những thực phẩm có chứa nhiều độc tố và không tốt cho sức khỏe con người. Nếu không biết sơ chế và chế biến đúng cách, các thành phần có trong gan heo sẽ làm mất đi dưỡng chất của những thực phẩm đi cùng nó. Đặc biệt, cà chua và gan heo là hai loại thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp cùng nhau. Vì lượng đồng và sắt trong gan heo có thể oxy hóa hoàn toàn lượng vitamin C trong cà chua thành acid dehydroascorbic, khiến cho các dưỡng chất có lợi của nó sẽ mất đi hết.

  • Rượu bia

Khi sử dụng chung cà chua và rượu bia có thể gây ra hiện tượng khó tiêu hoá trong dịch dạ dày. Bởi lượng axit tannic trong loại quả này có thể gây tắc nghẽn đường ruột nên cần tránh sử dụng với các thực phẩm tính nóng như bia rượu. Khi chúng kết hợp với nhau sẽ làm tăng hàm lượng calo mà cơ thể hấp thu vào và gây tăng cân cùng nhiều bệnh lý khác.

Bài viết bạn quan tâm:

Những lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người đau dạ dày

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh bị đau dạ dày cũng cần phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo phù hợp. Nhờ đó, những cơn đau dạ dày sẽ chấm dứt, người bệnh cải thiện cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần.

Ngoài cà chua, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh khác trong chế độ ăn hàng ngày
Ngoài cà chua, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh khác trong chế độ ăn hàng ngày

Cụ thể, bệnh nhân bị đau dạ dày nên chú ý một số vấn đề như sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày, hãy ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây có vị ngọt, đồ ăn mềm dễ nuốt và không gây khó chịu dạ dày.
  • Người bị đau dạ dày có ăn được cà tím không? Khác với cà chua, cà tím cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi và không gây hại đối với dạ dày. Bởi vậy bạn có thể tích cực ăn cà tím để tăng cường sức khỏe.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng để tránh kích ứng lên niêm mạc dạ dày.
  • Bạn không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no trong ngày. Trường hợp dạ dày quá trống sẽ tăng tiết dịch acid gây hại, còn ăn no quá sẽ làm cho dạ dày bị áp lực và khó tiêu.
  • Người bệnh bị dạ dày tránh làm việc quá sức, căng thẳng stress kéo dài hay việc thực quá khuya cũng là điều chúng ta cần hạn chế.
  • Nếu bị đau dạ dày dai dẳng, bạn không nên chịu đau hay tự ý sử dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà mà cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của chuyên gia.
  • Luôn duy trì thói quen tập thể dục thể thao, vận động mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho bạn đọc về thắc mắc “đau dạ dày có ăn được cà chua không”. Hi vọng qua bài viết trên, người bệnh có thể hiểu hơn về chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày và những cách chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất.

Chuyên gia giải đáp

Câu hỏi liên quan

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe