Nội dung chính

Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó có chữa đau dạ dày. Rất nhiều người đã áp dụng cách chữa đau dạ dày bằng tỏi và nhận thấy những hiệu quả tuyệt vời. Dưới đây là 7 cách mà bạn có thể áp dụng khi bị đau bao tử kéo dài.

Tại sao tỏi có thể dùng chữa đau dạ dày?

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Một số nơi trồng tỏi phổ biến như: Khánh Hòa, Lý Sơn, Bắc Giang, Hải Dương,…Tỏi là loại thực vật thân thảo, chịu lạnh và chịu nhiệt tốt, dễ trồng ở nhiều địa hình khác nhau. Vì dễ trồng nên tỏi có giá thành khá rẻ và dễ dàng tìm mua. Trong Đông Y, tỏi có vị cay, tính ấm, hỗ trợ điều trị một số loại bệnh thông thường. 

Tỏi có thể chữa nhiều bệnh, trong đó có đau dạ dày
Tỏi có thể chữa nhiều bệnh, trong đó có đau dạ dày
  • Hỗ trợ điều trị các loại bệnh cảm sốt, nhiễm lạnh.
  • Có khả năng chống viêm, tiêu sưng, sát trùng các loại vết thương.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
  • Tỏi hỗ trợ tiêu hóa, trị chứng đầy bụng, tiêu hóa kém, làm ấm tỳ vị.
  • Tỏi hỗ trợ làm đẹp da của phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, chống lão hóa, giảm mụn trứng cá. 
  • Hỗ trợ điều trị bệnh cương dương ở nam giới
  • Hỗ trợ điều chỉnh bệnh về tim mạch đối với người bệnh trong độ tuổi ngoài 50. 

Nhờ những công dụng hữu ích và phổ biến, tỏi trở thành một loại thảo dược tốt trong Đông y. Ngoài ra, phương pháp chữa đau dạ dày bằng tỏi cũng được rất nhiều người ứng dụng và ưa chuộng.  

Tư vấn thêm: Một số bài thuốc Đông y trị dạ dày hiệu quả

Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi có hiệu quả hay không?

Các phương pháp dân gian trải qua thời gian có thể bị mai một hoặc biến tấu. Vì vậy, nhiều người thắc mắc chữa đau dạ dày bằng tỏi có hiệu quả hay không? Thực tế sử dụng tỏi qua nhiều năm qua đã cho thấy, một số đặc tính tốt của tỏi tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày đã được Đông y kiểm chứng như sau:

  • Tỏi có khả năng chống viêm, kháng khuẩn nên hỗ trợ điều trị các vết thương ở dạ dày do viêm loét dạ dày gây nên. 
  • Là thực phẩm an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ. 
  • Thời gian điều trị đau dạ dày bằng tỏi sẽ kéo dài từ 1 – 2 tháng, tùy theo mức độ của bệnh.
  • Tỏi chỉ có tác dụng điều trị khi bệnh còn nhẹ. 
  • Tuy nhiên, tỏi không phải là thần dược nên không thể thay thế các loại thuốc điều trị căn nguyên bệnh. 

Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi chắc chắn mang lại hiệu quả cho người bệnh. Bạn chỉ cần kiên trì và làm đúng chỉ dẫn thì bệnh tình có thể được thuyên giảm. 

Chữa đau dạ dày bằng tỏi được nhiều người áp dụng
Chữa đau dạ dày bằng tỏi được nhiều người áp dụng

Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi hiệu quả nhất hiện nay 

Trong dân gian đã lưu truyền 5 cách chữa đau dạ dày bằng tỏi hiệu quả nhất để người bệnh có thể áp dụng. Mỗi bài thuốc chữa dạ dày đều có những ưu và nhược điểm riêng, bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với cơ địa và tình trạng bệnh của mình.. 

1. Ăn tỏi trong bữa ăn hằng ngày 

Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi phổ biến và thông dụng nhất là ăn trực tiếp tỏi trong bữa ăn hằng ngày. Người bệnh có thể ăn tỏi bằng cách chế biến các loại thức ăn:

  • Rau muống xào tỏi, rau su su xào tỏi,…
  • Nước mắm chấm tỏi
  • Ăn tỏi kèm các loại thức ăn khác như: Thịt chân giò luộc, thịt bò kho,…

Đặc biệt, người bệnh còn có thể ăn tỏi kèm cơm nếu như không bị dị ứng quá nhiều với mùi hắc của tỏi. Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi sống vừa nhanh, tiện lợi mà còn cho hiệu quả tốt nhất. Khi nhai sống tỏi, người bệnh sẽ hấp thụ toàn bộ thành phần có trong tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh đau bao tử.

2. Chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong 

Mật ong được mệnh danh là thảo dược thiên nhiên chữa được bách bệnh, một trong số đó là bệnh đau dạ dày. Bạn chỉ cần kết hợp mật ong với tỏi là có thể điều trị được bệnh đau dạ dày. 

 

Mật ong và tỏi có thể giảm triệu chứng bệnh
Mật ong và tỏi có thể giảm triệu chứng bệnh

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 củ tỏi
  • 3 muỗng mật ong nguyên chất

Thực hiện: 

  • Đem tỏi rửa sạch, bóc vỏ và giã nhuyễn.
  • Bạn chuẩn bị một chiếc hũ để đựng mật ong và chiếc muỗng để khuấy.
  • Cho tỏi đã xay nhuyễn vào hũ đựng mật ong và khuấy đều lên. 
  • Đậy kín nắp và ủ hỗn hợp trong vòng 3 tuần.
  • Dùng hỗn hợp 1 lần/ 1 ngày trong vòng 1 tháng sẽ cho hiệu quả. 

Lưu ý: Không sử dụng hỗn hợp khi đói, không sử dụng với phụ nữ đang mang thai. 

Xem thêm: Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong đơn giản tại nhà

3. Chữa đau dạ dày bằng rượu tỏi

Rượu tỏi có công dụng trong việc làm ấm người, điều trị cảm lạnh. Ngoài ra, uống rượu tỏi cũng là một cách để điều trị bệnh đau dạ dày kéo dài. Tuy nhiên, phương pháp chữa đau dạ dày bằng tỏi này không nên áp dụng với người mắc huyết áp cao. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 3 củ tỏi
  • Rượu trắng 45 độ (100ml)
  • Hũ nhỏ đựng rượu.

Thực hiện:

  • Tỏi đem rửa sạch, bóc vỏ, để nguyên tép.
  • Bỏ tỏi vào hũ đựng rượu trắng.
  • Ngâm và ủ rượu trong vòng 10 ngày đến khi lên men rồi đem ra sử dụng. 
  • Người bệnh uống 1 muỗng rượu tỏi để điều trị bệnh.

Lưu ý: Không uống rượu tỏi khi đói hoặc đang bị trào ngược dạ dày. 

4. Chữa đau dạ dày bằng tỏi cùng gừng

Bên cạnh tỏi, gừng cũng là nguyên liệu có nhiều công dụng với bệnh nhân đau dạ dày. Gừng có tính ấm, vị cay nên có thể kích thích tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể rất tốt. Ngoài ra, trong gừng cũng có chứa tecpen và oleoresin giúp kháng viêm, giảm đau rất tốt. Vậy nên bạn có thể kết hợp gừng và tỏi để chữa trị đau bao tử.

Chữa đau dạ dày bằng tỏi
Gừng có tính ấm, vị cay nên có thể kích thích tiêu hóa

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • 1 củ tỏi
  • 1 củ gừng 
  • 500ml nước lọc
  • 4 muỗng mật ong 

Thực hiện: 

  • Bóc tỏi, rửa sạch và thái lát mỏng. 
  • Gừng cũng đem cạo vỏ, rửa sạch, sau đó thái lát mỏng.
  • Đem hỗn hợp tỏi và gừng đun sôi với 500ml nước trong vòng 10 – 15 phút. 
  • Nước sôi thì đem tắt bếp và đổ ra cốc. 
  • Cho mật ong vào hỗn hợp vừa đun và khuấy đều. 
  • Người bệnh uống hỗn hợp trà tỏi gừng 1 lần/ 1 ngày sau khi ăn 30 phút, không để hỗn hợp qua đêm. Thực hiện trong vòng 20 ngày sẽ cho hiệu quả. 

Nên biết: Nghệ Độc Chữa Dạ Dày: 3+ Cách Hiệu Quả Nhất

5. Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi đen ngâm mật ong

Cách cuối cùng để chữa đau dạ dày bằng tỏi đen được nhiều người ứng dụng thành công. Tuy nhiên, cách này phù hợp với từng thể trạng người. Bởi một số người có thể bị dị ứng với tỏi đen. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng phương pháp này. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • 100 gram tỏi đen 
  • 200 ml mật ong nguyên chất
  • Hũ đựng hỗn hợp.

Thực hiện: 

  • Tỏi đen bóc vỏ, rửa sạch và để ráo nước. 
  • Đem tỏi ngâm vào cùng hũ mật ong. 
  • Ngâm trong vòng 2 – 3 tuần thì đem ra sử dụng.
  • Thực hiện uống 1 muỗng hỗn hợp tỏi đen mật ong 1 lần/ 1 ngày. 

Lưu ý: Không sử dụng phương pháp này khi mắc các bệnh dị ứng, nóng gan, nổi mề đay. 

6. Chữa đau dạ dày bằng tỏi và quất tươi

Quất có chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn HP gây đau dạ dày. Kết hợp quất với tỏi sẽ giúp giảm đau bao tử hiệu quả, giảm lượng axit trong dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược, viêm loét. Vậy nên rất nhiều người đã chọn cách này và áp dụng thành công.

Chữa đau dạ dày bằng tỏi và quất tươi rất đơn giản
Chữa đau dạ dày bằng tỏi và quất tươi rất đơn giản

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 củ tỏi cùng khoảng 10 quả quất và 50ml mật ong.
  • Tỏi đem lột bỏ vỏ sau đó đập dập.
  • Quất rửa sạch và vắt lấy nước cốt.
  • Trộn tỏi, mật ong, nước quất trong một lọ thủy tinh nhỏ, ngâm trong 14 ngày.
  • Mỗi lần bạn lấy một thìa cafe nhỏ hỗn hợp này để ăn sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

7. Lá bạc hà kết hợp tỏi chữa đau dạ dày

Lá bạc hà có vị cay, the mát và làm dịu những tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày. Khi dùng lá bạc hà, các cơ trong đường ruột giãn ra, hạn chế tình trạng ợ hơi, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn. Người bệnh có thể kết hợp lá bạc hà và tỏi để điều trị.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nhánh tỏi và 50g lá bạc hà tươi.
  • Rửa sạch lá bạc hà cho hết bụi bẩn và tạp chất.
  • Nhai tỏi sống và lá bạc hà mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Áp dụng từ 5 – 7 ngày để thấy cơn đau dạ dày cải thiện.

Đọc thêm: 7 cách chữa đau dạ dày bằng quả sung tại nhà

Dùng tỏi chữa đau dạ dày cần lưu ý những gì?

Chữa đau dạ dày bằng tỏi được nhiều người áp dụng bởi tỏi khá lành tính, mang đến nhiều công dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo không gặp phải tác dụng phụ bạn hãy lưu ý:

  • Tỏi có tính nóng nên dễ gây nóng trong người, không phù hợp với những ai bị nhiệt miệng, viêm lợi….
  • Người bị huyết áp cao, đang sốt, trẻ sơ sinh, mẹ bầu không nên áp dụng những cách này.
  • Tỏi có tính chất chống đông nên người bệnh bị rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông không nên áp dụng cách này.
  • Tỏi chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị và hiệu quả cũng sẽ khác nhau tùy theo cơ địa người bệnh.
  • Để tăng hiệu quả điều trị bạn hãy bổ sung thực phẩm mềm lỏng, có chế độ ăn uống khoa học, không nên uống rượu bia hoặc dùng các chất kích thích.
  • Không nên ăn đồ cay nóng, đồ khó tiêu, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Bỏ bữa sáng có thể tăng nguy cơ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày.
  • Nếu tình trạng bệnh nặng và không có tiến triển khi áp dụng cách chữa trên thì cần đi khám, nội soi để được bác sĩ tư vấn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi thực hiện các biện pháp này, đặc biệt là những đối tượng như trẻ nhỏ, mẹ bầu, người bị bệnh huyết áp,….

Trên đây là gợi ý 7 cách chữa đau dạ dày bằng tỏi vô cùng hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà. Nếu đang bị đau dạ dày và chưa tìm được giải pháp phù hợp thì bạn có thể tham khảo những cách trên đây. Dùng tỏi đúng cách sẽ giúp tình trạng buồn nôn, ợ nóng, đau nhức vùng bao tử được cải thiện nhanh chóng mà mà vẫn đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa