Nội dung chính

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng phổ biến rất nhiều mẹ bầu than phiền. Tình trạng này có thể do ảnh hưởng của hormone thai kỳ, căng thẳng quá mức, ăn uống và sinh hoạt không điều độ… Mẹ bầu cần sớm kiểm soát để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Cùng tìm hiểu bài viết của chúng tôi nhé.

đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng phổ biến ảnh hưởng tới hơn 60% mẹ bầu

Đau dạ dày khi mang thai – Dấu hiệu nhận biết

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm ở nữ giới. Lúc này, phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe bất thường. Nguyên nhân thường có liên quan tới sự thay đổi đột ngột của các hormone cũng như các cơ quan trong cơ thể.

Trong đó, nhiều mẹ bầu phàn nàn rằng họ thường xuyên bị đau dạ dày khi mang thai. Số liệu thống kê ghi nhận, đau dạ dày là triệu chứng phổ biến có thể ảnh hưởng tới hơn 60% mẹ bầu.

Tình trạng đau dạ dày có thể xuất hiện trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Tuy nhiên thường gặp nhất là ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba, ít gặp ở tam cá nguyệt thứ hai.

Các dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai thường gặp bao gồm:

  • Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên rốn (vùng thượng vị). Sau đó có thể ảnh hưởng đến cả vùng bụng bên phải hoặc bên trái).
  • Bà bầu dễ bị đau dạ dày khi bụng đói hoặc sau khi ăn quá no.
  • Cơn đau thường đi kèm với một số triệu chứng khó chịu khác. Điển hình như buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
  • Nhiều trường hợp mẹ bầu còn bị táo bón hoặc tiêu chảy kèm theo do ảnh hưởng của hormone thai kỳ.
  • Tình trạng đau dạ dày kéo dài hay tái phát thường xuyên có thể gây mệt mỏi, suy nhược và sụt cân.

Tùy thuộc vào thể trạng và lối sống của từng mẹ bầu mà các triệu chứng có thể kích hoạt ở nhiều mức độ khác nhau. Nhiều mẹ bầu có thể chỉ bị đau thoáng qua và cơn đau cùng các triệu chứng đi kèm thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên không ít mẹ lại bị đau dạ dày thường xuyên và kéo dài gây mệt mỏi, ăn uống kém.

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Tình trạng đau dạ dày thường là hệ quả của thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, căng thẳng quá mức hay ảnh hưởng từ một số loại thuốc Tây… Tuy nhiên riêng ở đối tượng phụ nữ mang thai thì nguyên nhân gây đau dạ dày có sự góp mặt của nhiều yếu tố đặc biệt hơn.

Đau dạ dày khi mang thai có thể xuất hiện do một số nguyên nhân dưới đây:

Tử cung mở rộng

Thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển lớn lên từng ngày. Đặc biệt là từ tháng thứ 4 trở đi, tử cung của mẹ có xu hướng giãn nở rõ rệt để tạo không gian đủ cho thai nhi lớn lên. Nhưng chính điều này lại gây chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác. Điển hình như dạ dày, đại tràng và bàng quang.

nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
Tử cung mở rộng khi mang thai có thể gây chèn ép lên dạ dày và kích hoạt cơn đau

Chính vì vậy mà trong thai kỳ mẹ bầu thường bị đau dạ dày, chướng bụng, khó tiêu, táo bón và đi tiểu nhiều lần. Nếu là do tử cung mở rộng thì tình trạng đau dạ dày chủ yếu xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3. Bởi lúc này mức độ chèn ép của tử cung lên dạ dày là rất lớn.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu do ốm nghén

Tình trạng đau dạ dày khá phổ biến ở 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, ốm nghén có thể là vấn đề liên quan. Khi ốm nghén, mẹ bầu thường bị buồn nôn, nôn ói và chán ăn. Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng hơn 70% bà bầu bị ốm nghén khi mang thai.

Cho đến nay nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng ốm nghén có thể là hệ quả của sự tăng đột ngột hormone progesterone. Tình trạng buồn nôn, nôn ói do ốm nghén kéo dài sẽ khiến cho dạ dày bị kích thích. Từ đó dẫn tới dạ dày co bóp quá mức và làm bùng phát các cơn đau ở vùng thượng vị.

Đọc thêm thông tin: Xuất huyết dạ dày khi mang thai là gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Tâm lý căng thẳng quá mức

Mang thai khiến cho phụ nữ nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài. Cộng thêm những thay đổi trong cơ thể khiến các mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu quá mức. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người lần đầu tiên làm mẹ.

Ngoài tác động tới tâm lý thì căng thẳng còn là nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai. Căng thẳng quá mức khiến hệ thống thần kinh bị rối loạn. Điều này có thể dẫn tới dạ dày co bóp bất thường hay tăng tiết acid dịch vị.

Acid dư thừa trong dạ dày sẽ dần phá vỡ chất nhầy bảo vệ và tấn công, ăn mòn vào niêm mạc. Hậu quả là gây đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói…

Thói quen ăn uống kém lành mạnh

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường có xu hướng thèm ăn các món ăn vặt. Điển hình như xoài, cóc, ổi, snack, đồ ăn nhanh, socola… Tuy nhiên, đây là các món ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt là làm tăng nguy cơ bùng phát cơn đau dạ dày.

vì sao bà bầu bị đau dạ dày
Ăn uống kém lành mạnh khiến nhiều mẹ bầu bị đau dạ dày

Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu còn có xu hướng tẩm bổ quá mức khi mang thai. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cơn đau dạ dày xuất hiện trong thai kỳ. Bởi tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày và đường ruột. Từ đó sẽ gây rối loạn chức năng co bóp và bài tiết dịch vị quá mức.

Lưu ý cần biết: Đáp Án Cho Vấn Đề Đau Dạ Dày Ăn Xoài Được Không?

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân được đề cập ở trên thì tình trạng đau dạ dày khi mang thai còn có thể liên quan tới một số yếu tố khác. Bao gồm:

Thức khuya

Nhiều mẹ bầu có thói quen thức khuya khi mang thai. Đây được cho là một trong những nguyên nhân kích hoạt tình trạng đau dạ dày. Như đã biết, ban đêm chính là thời điểm mà các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi để thải độc và tái tạo các tế bào hư tổn. Việc thức khuya có thể khiến cho hệ thần kinh ruột bị rối loạn. Từ đó dẫn tới đau dạ dày, tiêu hóa kém, táo bón. Hơn nữa thói quen thức khuya còn ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) được cho là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Tuy nhiên loại vi khuẩn này có thể cư trú thời gian dài trong đường ruột mà không gây bệnh. Nhưng khi có các điều kiện thuận lợi (stress kéo dài, ăn uống không điều độ, mang thai…) thì vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, làm tổn thương niêm mạc và dẫn tới đau dạ dày, buồn nôn…

Dị ứng thức ăn

Nếu tiêu thụ các loại đồ ăn gây dị ứng thì hệ miễn dịch sẽ phóng thích histamin vào da và niêm mạc. Histamin có thể khiến da dạ dày và đường ruột bị co thắt quá mức. Từ đó gây đau dạ dày, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Vì vậy, sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành, mè… cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau dạ dày.

Biểu hiện của bệnh lý ở dạ dày

Đau dạ dày là triệu chứng của khá nhiều bệnh lý tiêu hóa. Điển hình nhất là viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison… Trường hợp bị đau dạ dày kèm theo buồn nôn, ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng… ở mức độ nặng và tần suất thường xuyên thì mẹ bầu nên cảnh giác với các bệnh đường tiêu hóa.

nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
Trong một số trường hợp, đau dạ dày khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đường tiêu hóa

Tình trạng đau dạ dày khi mang thai có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp nghi ngờ đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thì mẹ bầu nên chủ động thăm khám để can thiệp kịp thời.

Nên xem thêm thông tin: Top 12 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai Được Tin Dùng

Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm không?

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng tương đối phổ biến. Đa phần liên quan đến thay đổi hormone, ăn uống, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng kéo dài… Chính vì vậy mà tình trạng này thường kích hoạt ở mức độ nhẹ, hiếm khi đe dọa tới sức khỏe thai kỳ.

Tuy nhiên, tình trạng đau dạ dày gây ra rất nhiều phiền toái. Nó có thể khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, khó chịu và dẫn tới ăn uống kém. Đặc biệt là khi triệu chứng kéo dài có thể khiến các mẹ bầu bị suy nhược, sụt cân. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi.

Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu đau dạ dày là dấu hiệu cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa. Lúc này mẹ bầu cần có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan bởi bệnh có thể tiến triển nặng và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày…

Khi nào mẹ bầu bị đau dạ dày nên đến gặp bác sĩ?

Các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai có thể tự thuyên giảm sau khi mẹ bầu thực hiện ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh hoặc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh không thuyên giảm mà lại có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Lúc này bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay.

Dưới đây là một số dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh mẹ bầu cần lưu ý:

  • Buồn nôn hoặc bị nôn mửa liên tục.
  • Bã nôn có kèm theo máu tươi hoặc màn đen như màu cà phê.
  • Những cơ đau dạ dày kéo dài, có xu hướng gia tăng về mức độ lẫn tần suất.
  • Đi đại tiện ra máu.
  • Cơ thể xanh xao, nhanh chóng bị sụt cân trong thời gian ngắn.
  • Những cơn đau khởi phát liên tục gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh.
Mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe
Mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe

Khi phụ nữ mang thai bị đau dạ dày có những dấu hiệu này, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và sớm khắc phục được những vấn đề này.

Quan tâm: 5+ Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Nguy Hiểm Và Phổ Biến Nhất

Cách xử lý an toàn cho bà bầu bị đau dạ dày

Mang thai là thời điểm nhạy cảm nên các mẹ bầu thường lo lắng quá mức nếu có các vấn đề sức khỏe bất thường xảy ra. Đau dạ dày mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng không quá nghiêm trọng.

Đặc biệt là cơn đau đa phần liên quan đến các nguyên nhân như ốm nghén, lối sống thiếu khoa học, tử cung mở rộng… Chính vì vậy trước khi tìm đến giải pháp y tế thì mẹ bầu nên áp dụng các giải pháp cải thiện và kiểm soát tình trạng đau dạ dày tại nhà.

Dưới đây là một số biện pháp an toàn chữa đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả:

Mẹo tự nhiên giảm đau dạ dày khi mang thai

Đây được cho là lựa chọn ưu tiên mỗi khi cơn đau dạ dày kích hoạt trong thai kỳ. Áp dụng các mẹo tự nhiên không chỉ đảm bảo sự an toàn mà con mang lại hiệu quả giảm đau tốt.

Mẹ bầu có thể cân nhắc áp dụng một số giải pháp dưới đây:

Uống nước ấm:

Khi bị đau dạ dày mẹ bầu có thể uống ngay 1 ly nước ấm để kiểm soát cơn đau. Nước ấm ngoài làm dịu niêm mạc dạ dày thì còn giúp trung hòa acid dịch vị. Đồng thời hạn chế tình trạng dạ dày co bóp quá mức. Từ đó hỗ trợ làm giảm đau nhanh và cải thiện các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng…

Uống trà hoa cúc:

Trà hoa cúc đặc biệt tốt cho sức khỏe mẹ bầu do không chứa caffeine mà chứa lượng lớn vitamin và các chất chống oxy hóa. Hàm lượng apigenin trong loại trà thảo mộc này giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng. Từ đó ngăn ngừa sự bùng phát hay tiến triển nặng của tình trạng đau dạ dày. Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc còn có tác dụng chống viêm và thúc đẩy tốc độ phục hồi niêm mạc.

mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Khi bị đau dạ dày, mẹ bầu có thể uống ngay 1 tách trà hoa cúc để kiểm soát cơn đau

Uống trà nghệ:

Khi bị đau dạ dày, mẹ bầu có thể giải tỏa cơn đau bằng cách uống trà nghệ. Hoạt chất curcumin dồi dào trong nghệ không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn có đặc tính sinh học cao. Nó giúp làm giảm viêm, ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn và thúc đẩy phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

Nước mật ong ấm:

Uống nước mật ong ấm có tác dụng trung hòa acid dịch vị dư thừa và làm giảm cảm giác đau dạ dày nhanh chóng. Ngoài ra, thành phần defensin – 1 trong mật ong còn giúp tiêu diệt hại khuẩn, nấm men và virus. Hơn nữa, mật ong còn chứa lượng lớn dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bà bầu.

Tham khảo nhanh: Đau dạ dày nên làm gì để giảm đau nhanh chóng

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Như đã đề cập, ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu bị đau dạ dày. Chính vì vậy để đẩy lùi triệu chứng và hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, mẹ bầu cần sớm có sự điều chỉnh.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp các mẹ bầu cải thiện sức khỏe tổng thể. Đồng thời đảm bảo cho thai nhi phát triển ổn định và khỏe mạnh.

Để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hoạt động tiêu hóa. Nhất là rau xanh, sữa chua, cá, trứng, trái cây… Đồng thời đảm bảo uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
  • Ưu tiên chế biến các món ăn ở dạng luộc, hấp, súp, canh… Tránh ăn các món dạng chiên, xào, nướng, muối chua. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần hạn chế ăn cay và ăn mặn trong thời gian mang thai.
  • Không nằm hay vận động ngay sau khi vừa ăn xong. Dành 30 phút nghỉ ngơi sau bữa ăn để giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
  • Tránh làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa. Không nên ăn uống hay tẩm bổ quá mức. Chú ý xây dựng thực đơn ăn uống dựa vào giai đoạn phát triển của em bé. Mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn chậm nhai kỹ để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều acid như đồ muối chua, chanh, cóc, xoài, me, ổi, quýt…
  • Không dùng rượu bia, nước ngọt có gas, thức uống chứa caffeine và các loại thức uống đóng chai khác.
  • Mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn. Điển hình như đồ hộp, thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, lạp xưởng…

Chuyên gia tư vấn:  Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Tốt Nhất?

chữa đau dạ dày khi mang thai
Mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp làm giảm đau dạ dày và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh thì mẹ bầu cần chú ý tới việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt điều độ. Bởi đây cũng là yếu tố gây tác động và làm bùng phát cơn đau dạ dày hay khiến cho tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Hạn chế lo âu và căng thẳng thần kinh quá mức. Để giải tỏa stress, mẹ bầu nên giảm thời gian làm việc, chia sẻ các áp lực với người thân và bạn bè. Các liệu pháp ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách… có thể giúp ích.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá thụ động. Ngoài ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày thì hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, thai chết lưu…
  • Chú ý ngủ đúng giờ (trước 23 giờ) và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày. Điều này giúp hỗ trợ phục hồi chức năng của dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Tuyệt đối tránh tình trạng thức khuya và ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày.
  • Trường hợp bị căng thẳng, stress quá mức có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian thì mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ để được cân nhắc trị liệu tâm lý.

Đọc ngay: Hướng Dẫn 13 Bài Tập Yoga Chữa Trào Ngược Dạ Dày Đơn Giản Tại Nhà

Tăng cường vận động

Việc vận động thường xuyên không được khuyến khích trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi lúc này thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung. Tuy nhiên, kể từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể vận động vừa phải để hạn chế tăng cân quá nhanh. Đồng thời cải thiện sự dẻo dai và linh hoạt cho hệ thống xương khớp.

cách chữa đau dạ dày cho bà bầu
Mẹ bầu nên dành thời gian cho hoạt động thể chất để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn

Hơn nữa, việc tăng cường vận động phù hợp còn ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa xuất hiện trong thai kỳ. Phải kể đến như đau dạ dày, đầy hơi, táo bón, ăn uống kém…

Mỗi ngày mẹ bầu nên dành ra khoảng 15 – 30 phút cho hoạt động thể chất với các bài tập thể dục phù hợp. Nên ưu tiên các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội… để cải thiện sức khỏe và làm giảm tần suất đau dạ dày.

Chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm của Đông y, bệnh đau dạ dày được xem là chứng vị quản thống. Nguyên nhân khởi phát bệnh là do can khí phạm vị, ngoại tà phạm vị và hư hàn. Do vậy, bệnh có thể được đẩy lùi nhờ điều trị theo các nguyên tắc như sau: Sơ can hòa vị, Sơ can tiết nhiệt, Thông lạc hoạt huyết, Ôn trung kiện tỳ, Kiện tỳ hóa thấp.

Đông y chữa đau dạ dày khi mang thai dựa trên căn nguyên gây bệnh, các dấu hiệu của bệnh có thể được khắc phục dứt điểm mà không gây tái phát. Đồng thời cơ thể sẽ được bồi bổ toàn diện. Các vị thuốc sẽ được được gia giảm về liều lượng sao cho phù hợp và an toàn nhất với cơ địa và tình trạng bệnh của từng người. Do đó, phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể yêu tâm áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Một số bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày bạn đọc có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc số 1 – Chữa bệnh dạ dày tá tràng do thương trực

Bài thuốc này thường được áp dụng cho người bệnh bị đau bụng thượng vị, cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, tăng dần theo thời gian. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kèm theo hiện tượng tiêu chảy.

  • Nguyên liệu: Sơn tra, Mạch Nha, Thần Khúc, Phục Linh, Trần Bì, Bán Hạ, Liên Kiền, La Bạc Tử.
  • Cách sử dụng: Bạn đem các vị thuốc trên giã dập, sắc với 1.5 lít nước, sau khi cạn còn 250ml thì lọc bỏ bã, uống ngay khi thuốc còn ấm. Mỗi ngày uống 4 lần vào buổi sáng, trưa, chiều, tối.

Bài thuốc số 2 – Chữa bệnh bằng dạ dày tá tràng do tỳ vị hư hàn

Bài thuốc này có thể áp dụng cho bệnh nhân có các triệu chứng như: Đau thượng vị triền miên, cơ thể mệt mỏi, thiện án, đầy bụng, nôn ra nước trong, chân tay lạnh, đi đại tiện ra phân nát, chất lưỡi bễu nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì.

  • Nguyên liệu: Nhân sâm, Can khương, Thục tiêu, Di Đường.
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc trên đem sắc với 1,2 lít nước, đến khi nước sôi cạn còn 150ml thì lọc bỏ bã, đem đun với di đường. Bạn chia thuốc thành 4 phần và uống hết trong ngày.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, bạn nên thăm khám kỹ càng và bốc thuốc tại những cơ sở uy tín. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự cho phép của các thầy thuốc, lương y.

Tham khảo thêm: 20+ Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Phương Pháp Dân Gian Ngay Tại Nhà

Tìm gặp bác sĩ khi cần thiết

Thực tế cho thấy, rất ít mẹ bầu phải can thiệp y tế khi bị đau dạ dày trong thai kỳ. Tình trạng này thường có xu hướng thuyên giảm khi điều chỉnh lối sống lành mạnh. Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau có mức độ nặng, kéo dài và không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà thì mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá nguyên nhân. Sau đó tư vấn giải pháp điều trị phù hợp. Với phụ nữ mang thai, các lựa chọn không dùng thuốc luôn được ưu tiên. Tuy nhiên nếu cần thiết thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các loại thuốc ít rủi ro.

Bà bầu bị đau dạ dày uống thuốc được không?

Tình trạng đau dạ dày có thể được kiểm soát nhanh chóng bằng cách dùng thuốc. Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc đều dễ gây ra các rủi ro ngoại ý với phụ nữ mang thai. Chính vì vậy mà mẹ bầu tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc nếu chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ.

bà bầu bị đau dạ dày dùng thuốc được không
Bà bầu chỉ được phép dùng thuốc đau dạ dày khi nhận được yêu cầu từ bác sĩ

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu dùng thuốc nếu cân nhắc thấy rủi ro thấp hơn lợi ích mang lại. Thuốc thường được dùng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3, gần như chống chỉ định tuyệt đối trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Dùng thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai luôn tiềm ẩn rủi ro, tác dụng phụ và biến chứng. Chính vì vậy nếu mẹ bầu được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc thì cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn.

Tham khảo nhanh: Top 12 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai Được Tin Dùng

Địa chỉ khám chữa bệnh đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

Việc điều trị sớm và dứt điểm bệnh đau dạ dày khi mang thai là điều vô cùng quan trọng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong khi đó việc tự điều trị ở nhà lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi gặp những triệu chứng bất thường của bệnh, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Bệnh Viện Đa Khoa FAVINA: Bệnh viện Favina là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy cho sức khỏe của mọi người mọi nhà. Địa chỉ ở số 135 Thanh Ấm, Phùng Xá, Ứng Hòa, Hà Nội. Điện thoại: 024 3398 9666.
  • Bệnh viện E Hà Nội: Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa tuyến đầu nằm trên đường Trần Cung có địa chỉ tại số 89, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. SĐT: 086 889 1318.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Đâylà địa chỉ uy tín hàng đầu trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày khi mang thai. Mẹ bầu có thể đến khám tại địa chỉ số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. SĐT: 1900 6422.
Phòng khám Favina là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín bạn nên ghé qua
Phòng khám Favina là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín bạn nên ghé qua

Phòng ngừa bệnh đau dạ dày cho thai phụ

Đối với phụ nữ mang thai, việc bảo vệ sức khỏe là điều vô cùng quan trọng bởi không phải loại thuốc Tây y nào bạn cũng có thể dùng được. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp phòng bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai, bạn có thể tham khảo:

  • Phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm nhất định. Nếu bạn đã từng có tiền sử bị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm hang vị,… thì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như: Đồ ăn giàu chất béo, chocolate, nước ép trái cây họ cam quýt, bạc hà, caffeine,…
  • Tâm lý căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày khi mang thai, do đó, bạn cần xây dựng cho mình những thói quen tốt như: Tập những bài tập phù hợp với thai kỳ, ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách, hít thở sâu, trò chuyện gặp gỡ người thân bạn bè, đi ngủ sớm và không làm việc quá sức.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc uống chống viêm không steroid hoặc NSAIDs, thuốc giảm đau hay thuốc chống nôn domperidon. Bởi những loại thuốc này có thể gây hại cho thai nhi và làm nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
  • Không uống rượu bia hoặc các đồ uống có cồn khác bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong trường hợp bạn bị viêm loét dạ dày ở cấp độ nặng thì việc ngưng sử dụng những loại đồ uống này là điều cần thiết để tránh hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.
  • Không sử dụng thuốc lá hoặc nên tránh xa những nơi có khói thuốc. Bởi khói thuốc lá gây hại cho phổi và sự phát triển của thai nhi. Nếu trong gia đình bạn có người sử dụng thuốc lá thì hãy khuyên người thân nên bỏ thuốc hoặc hút ở nơi khác để không làm ảnh hưởng đến thai phụ.
  • Mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng cách chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa trong ngày. Tránh để rơi vào tình trạng quá no hoặc quá đói.
  • Ngay khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra ngay. Tránh để bệnh kéo dài âm ỉ khiến những cơn đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng.

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phổ biến nhiều bà bầu gặp phải. Cần chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh và áp dụng các mẹo tự nhiên lành tính để sớm kiểm soát tình hình. Trường hợp bị đau dạ dày kéo dài hay cơn đau tiến triển nặng nề thì nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Có thể bạn quan tâm: Đau Dạ Dày Nằm Ở Vị Trí Nào Phổ Biến Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất

Câu hỏi liên quan

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp