Xuất huyết dạ dày khi mang thai là gì? Nguyên nhân và cách xử lý
Xuất huyết dạ dày khi mang thai là tình trạng có mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, thai phụ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề hoặc thậm chí là tử vong.
Xuất huyết dạ dày khi mang thai – Dấu hiệu nhận biết
Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng cấp cứu nội/ ngoại khoa đường tiêu hóa phổ biến nhất. Tình trạng này chủ yếu gặp ở người trung niên và người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chảy máu dạ dày cũng có thể ảnh hưởng đến bà bầu.
Biểu hiện của xuất huyết dạ dày thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không giống với người khỏe mạnh, điều trị chảy máu dạ dày ở bà bầu thường bị giới hạn do có nhiều rủi ro lên sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Chảy máu dạ dày khi mang thai thường gây ra các triệu chứng như:
- Nôn ra máu tươi hoặc bã nôn có màu cà phê/đỏ sẫm
- Triệu chứng nôn ra máu có thể xảy ra đột ngột hoặc cũng có thể xuất hiện sau một thời gian dài buồn nôn, nôn khan và nôn mửa ra dịch vị, thức ăn
- Một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng đại tiện ra phân đen
- Đau vùng thượng vị, mức độ đau nghiêm trọng, đau quặn từng cơn gây ra cảm giác vô cùng khó chịu
- Đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi, vã mồ hôi
Xem thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Uống Được Sữa Không? Loại Nào Tốt?
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày khi mang thai
Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, tình trạng này thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Ảnh hưởng của chứng ốm nghén: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén (buồn nôn, nôn mửa nhiều, ăn uống kém,…) do hormone thay đổi đột ngột. Tình trạng nôn mửa liên tục có thể gây loét dạ dày – thực quản, sau đó làm vỡ mạch máu và xuất huyết dạ dày. Đối với những mẹ bầu có sẵn các bệnh lý ở dạ dày, nguy cơ xuất huyết tiêu hóa thường cao hơn so với bình thường.
- Căng thẳng quá mức: Những người lần đầu tiên làm mẹ không tránh khỏi tâm lý lo âu và căng thẳng quá mức – đặc biệt là trường hợp có thai ngoài ý muốn. Hơn nữa khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến thai phụ nhạy cảm hơn so với bình thường. Căng thẳng thần kinh có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị và co bóp quá mức gây đau thượng vị, trào ngược dạ dày,… Với những mẹ bầu có sẵn tổn thương thực thể ở dạ dày (viêm, loét), dạ dày có thể bị chảy máu.
- Ảnh hưởng của hormone progesterone: Progesterone có xu hướng tăng mạnh trong thời gian đầu của thai kỳ với chức năng chính là giúp phôi thai làm tổ và tránh sự co bóp quá mức của tử cung (phòng ngừa sảy thai). Ngoài ra, hormone này còn có tác dụng tăng tuần hoàn để vận chuyển máu nhằm nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, tăng tuần hoàn máu đột ngột có thể gây chảy máu chân răng và xuất huyết dạ dày – nhất là với những mẹ bầu có sẵn ổ loét ở dạ dày – tá tràng.
- Một số yếu tố nguy cơ: Xuất huyết dạ dày ở bà bầu thường xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng. Nguy cơ gặp phải tình trạng này có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi như đang bị viêm loét dạ dày – tá tràng, polyp dạ dày, xơ gan, nhiễm vi khuẩn Hp, tăng áp lực ổ bụng do thai nhi phát triển, chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên dùng đồ uống chứa cồn và chứa hàm lượng axit cao.
Thực tế cho thấy, chảy máu dạ dày ở bà bầu chủ yếu xảy ra ở người có sẵn các bệnh lý tiêu hóa như xơ gan, viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng.
Có thể bạn cần biết: Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Mổ Không? Khi Nào Nên Mổ?
Xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Khác với người bình thường, phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, dễ gặp phải rủi ro khi áp dụng các phương pháp y tế. Do đó, chảy máu dạ dày ở bà bầu cần được xử trí một cách thận trọng để bảo toàn tính mạng cho mẹ và giảm thiểu tác hại lên sức khỏe thai nhi.
Xuất huyết dạ dày vốn là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Ở mẹ bầu, tình trạng này có thể gây mất máu, rối loạn điện giải, hạ huyết áp và thậm chí là tử vong. Hơn nữa nếu tình trạng chuyển biến xấu, thai nhi có thể bị ảnh hưởng nặng và buộc phải đình chỉ thai kỳ để bảo toàn tính mạng cho mẹ. Nếu không xử trí sớm, bà bầu còn có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như sinh non, sảy thai,…
Do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời. Tình trạng chủ quan có thể làm tăng lượng máu bị thất thoát gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị và tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao?
Để xác định đúng tình trạng mà mẹ bầu mắc phải, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm và nội soi đường tiêu hóa. Sau khi đưa ra chẩn đoán, thai phụ sẽ được tiến hành các biện pháp xử trí tùy theo mức độ xuất huyết dạ dày nhẹ hay nặng và nguyên nhân cụ thể.
1. Hồi sức và truyền máu
Xuất huyết dạ dày khiến thể tích máu thất thoát và giảm đi đáng kể. Do đó, thai phụ sẽ được truyền dịch để cân bằng điện giải và bù chất lỏng ngay khi nhập viện. Đối với những trường hợp mất nhiều máu, bác sĩ có thể xem xét truyền máu nếu cần thiết.
Đây là bước quan trọng được thực hiện ngay khi chưa có kết quả chẩn đoán. Nếu chậm trễ, thai phụ có thể mất máu quá nhiều dẫn đến sốc, choáng hoặc thậm chí là tử vong.
2. Nội soi cầm máu
Sau khi thể trạng ổn định, thai phụ sẽ được xem xét nội soi đường tiêu hóa để phát hiện vị trí xuất huyết và tiến hành cầm máu kịp thời. Hầu hết các trường hợp chảy máu dạ dày được thăm khám sớm để có đáp ứng với nội soi cầm máu.
Các kỹ thuật cầm máu được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm:
- Tiêm chất co mạch vào vùng niêm mạc bị xuất huyết để cầm máu.
- Tiêm kẹp mạch máu với vòng cao su.
- Cầm máu bằng kỹ thuật đốt điện, sử dụng tia laser hoặc đầu dò nhiệt.
- Có thể dùng thêm thuốc chống đông máu và thuốc ức chế tiết dịch vị nếu lợi ích cao hơn rủi ro.
Phụ nữ mang thai – đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ gặp phải rủi ro khi sử dụng thuốc và can thiệp nội soi cầm máu. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định hướng xử trí và điều trị.
3. Chế độ chăm sóc
Sau khi can thiệp các biện pháp cầm máu, mẹ bầu cần xây dựng chế độ chăm sóc để đảm bảo vết thương tái tạo và hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp nâng đỡ thể trạng và đảm bảo thai nhi phát triển một cách thuận lợi.
Chế độ chăm sóc mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày:
- Ăn uống trở lại khi có sự cho phép của bác sĩ. Trong vài ngày đầu, nên uống sữa và dùng món ăn mềm, lỏng, nguội,… để giảm áp lực lên dạ dày.
- Sau đó, có thể dùng canh, súp hoặc miến để đa dạng thực đơn ăn uống. Tuy nhiên khi chế biến, cần tránh dùng nhiều gia vị (muối, ớt, tiêu, mù tạt, tỏi,…) và nên để thức ăn nguội hoàn toàn trước khi dùng.
- Uống từ 2 – 2.5 lít nước để bù chất lỏng và cân bằng điện giải. Nếu có thể, mẹ bầu nên dùng thêm các loại nước ép từ rau củ và trái cây (không dùng hoa quả chứa axit) để bù nước và bổ sung khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi tại giường, tránh vận động mạnh và lo âu, căng thẳng quá mức. Stress và gắng sức có thể kích thích vết loét dẫn đến đau thượng vị và tái phát tình trạng xuất huyết.
- Tránh tuyệt đối rượu bia, đồ uống chứa cồn, caffeine, thức uống chứa hàm lượng axit cao. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần cai thuốc lá và tránh hít khói thuốc thụ động.
Đối với những trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, nên chăm sóc theo hướng dẫn của điều dưỡng/bác sĩ.
Xem ngay: Bị xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để mau chóng khỏi
Xuất huyết dạ dày khi mang thai nên khám ở đâu?
Để kịp thời có các biện pháp xử lý khi bị xuất huyết trong lúc mang thai, bệnh nhân có thể tới thăm khám ở những địa chỉ dưới đây:
- Bệnh viện Bạch Mai trên đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại của bệnh viện: 0869 587 728.
- Bệnh viện đại học Y Hà Nội thuộc số 1 đường Tôn Thất Tùng. Số điện thoại bệnh viện: 1900 6422.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc có địa chỉ số B31 ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội, số điện thoại: 024 7109 6699. Địa chỉ tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan thuộc phường 2, quận Phú Nhuận, số điện thoại: 028 7109 6699.
- Bệnh viện E Hà Nội thuộc địa chỉ số 89 Trần Cung, Hà Nội. Số điện thoại bệnh viện: 081 846 7686.
- Bệnh viện Thanh Nhàn nằm trên đường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại tại bệnh viện: 024 3971 4363.
- Bệnh viện Quân đội 108 địa chỉ số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại bệnh viện: 096 775 1616.
- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có địa chỉ số 16 và 18 trên đường Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại bệnh viện: 1900 1902.
Phòng ngừa xuất huyết dạ dày khi mang thai
Xuất huyết dạ dày khi mang thai ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó sau khi tình trạng được kiểm soát, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát:
- Đối với mẹ bầu có các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, polyp dạ dày, xơ gan,… cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa biến chứng xuất huyết dạ dày.
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của thai nhi. Tránh các món ăn và thức uống có hại cho dạ dày như trái cây chứa nhiều axit, món ăn cay nóng, khó tiêu hóa, thức uống chứa cồn và caffeine.
- Nên ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên các cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh ăn khuya và nằm hoặc vận động mạnh ngay sau bữa ăn.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu và căng thẳng quá mức trong thời gian mang thai.
- Nếu bị chứng ốm nghén, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc. Dùng thuốc có thể ngăn chứng buồn nôn, nôn mửa, qua đó phòng ngừa loét và xuất huyết dạ dày.
- Sau tháng thứ 3, mẹ bầu nên dành 15 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có thể cải thiện sức khỏe và điều hòa chức năng của dạ dày. Từ đó hỗ trợ kiểm soát các bệnh lý tiêu hóa và phòng ngừa xuất huyết dạ dày trong thời gian mang thai.
Xuất huyết dạ dày khi mang thai đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Để phòng tránh các tình huống đáng tiếc, cần chủ động đến bệnh viện ngay khi nhận thấy dấu hiệu khác thường. Bên cạnh đó, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng tái phát, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tin tức liên quan
- Dấu hiệu xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì? có nguy hiểm không? Các cách xử lý
- Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Cá phương pháp phẩu thuật
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!