Xuất Huyết Dạ Dày Nhẹ: Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả
Xuất huyết dạ dày nhẹ dù chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhưng cũng là vấn đề đáng quan ngại. Bởi nếu chủ quan, các biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra. Tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có giải pháp can thiệp đúng đắn.
Xuất huyết dạ dày nhẹ – Nguyên nhân do đâu?
Xuất huyết dạ dày là thuật ngữ đề cập đến tình trạng mạch máu ở dạ dày bị vỡ khiến cho máu chảy ra khỏi dòng mạch. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của dạ dày, trong đó hang vị là dễ bị xuất huyết nhất.
Khi dạ dày bị chảy máu, người bệnh có thể bị nôn ra máu hoặc đại tiện ra phân đen. Xuất huyết dạ dày có thể diễn ra ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Với các trường hợp nhẹ, thường là do viêm loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc chống viêm liều cao, polyp dạ dày…
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây xuất huyết dạ dày nhẹ:
1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết dạ dày nhẹ. Bệnh lý này đề cập tới tình trạng niêm mạc dạ dày và ruột non bị tổn thương, hình thành nên các ổ viêm loét.
Trường hợp không can thiệp điều trị sớm, các ổ viêm loét có thể ăn sâu và gây tổn thương mạch máu. Từ đó dẫn tới vỡ mạch và gây chảy máu. Mức độ xuất huyết nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, tình trạng chảy máu dạ dày mức độ nhẹ do viêm loét dạ dày tá tràng thường chỉ xảy ra khi có các yếu tố kích thích. Điển hình như stress quá mức, sử dụng rượu bia, dùng thuốc chống viêm, xúc động mạnh…
2. Lạm dụng thuốc chống viêm
Các loại thuốc chống viêm thường dùng như NSAID hay corticoid đều tiềm ẩn tác hại cho hệ tiêu hóa. Cụ thể là làm giảm các chất bảo vệ dạ dày (chất nhầy, prostaglandin…). Đồng thời còn làm tăng các yếu tố khiến niêm mạc bị tổn thương như HCl, pepsin.
Chính vì vậy, việc dùng các loại thuốc chống viêm quá liều hay dùng trong điều trị dài hạn đều có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Từ đó dễ khiến cho dạ dày bị chảy máu.
Đọc thêm: Top thuốc điều trị xuất huyết dạ dày cho hiệu quả cao
3. Polyp dạ dày
Polyp dạ dày là thuật ngữ đề cập tới những khối tăng trưởng bất thường xuất hiện tại lớp lót trong thành dạ dày. Những sang thương này hoàn toàn vô hại và thường không gây ra triệu chứng đặc trưng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các khối polyp có thể phát triển lớn. Từ đó chúng rất dễ gây ma sát với thức ăn ở quá trình tiêu hóa và dẫn đến tổn thương. Một số bệnh nhân polyp dạ dày vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị chảy máu dạ dày nhẹ.
Các triệu chứng của polyp dạ dày có thể xảy ra nhưng không đặc hiệu. Thường bao gồm: buồn nôn, nôn ói, đau bụng, thiếu máu mạn, tắc nghẽn dạ dày… Một số trường hợp còn xuất hiện hội chứng tiền ung thư khi polyp dạ dày phát triển thành ung thư thực sự.
4. Ung thư dạ dày
Tình trạng chảy máu dạ dày nhẹ còn có thể diễn ra khi có khối u ác tính xuất hiện trong dạ dày. Bởi các khối u này có khả năng ma sát với thức ăn ở quá trình tiêu hóa. Lúc này tình trạng xuất huyết thường có xu hướng tiến triển mãn tính. Mặc dù lượng máu thất thoát không đáng kể nhưng lại dai dẳng và kéo dài.
Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày thường không gây ra triệu chứng. Các biểu hiện rõ ràng chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển. Ngoài xuất huyết dạ dày nhẹ thì người bệnh còn bị đau chướng bụng, sút cân, mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu…
5. Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân điển hình nêu trên thì tình trạng xuất huyết dạ dày nhẹ còn có thể liên quan tới một số yếu tố khác. Bao gồm:
- Thiếu vitamin K
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
- Lạm dụng rượu bia
- Stress kéo dài
- Hút thuốc lá
- Suy gan
- Giảm tiểu cầu
Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày nhẹ
Tình trạng xuất huyết dạ dày dù diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ thì cũng sẽ có triệu chứng đặc trưng là nôn ra máu và đại tiện phân đen. Với các tình trạng xuất huyết nhẹ, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng báo trước. Bao gồm:
- Vùng thượng vị nóng rát, cồn cào rất khó chịu
- Đau thượng vị đột ngột với mức độ nghiêm trọng
- Buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, lợm giọng
- Có cảm giác lo lắng bất thường, tim đập nhanh, chóng mặt
Các triệu chứng của xuất huyết dạ dày nhẹ thường không quá điển hình. Người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu sau:
- Nôn ra máu: Đây được cho là triệu chứng điển hình nhất của bệnh xuất huyết dạ dày nhẹ. Dịch nôn thường có lẫn máu tươi hay có màu cà phê do máu bị ứ đọng bên trong dạ dày thời gian dài.
- Đại tiện phân đen: Mặc dù chỉ chảy 1 lượng máu nhỏ nhưng máu vẫn có thể di chuyển xuống đường ruột. Sau đó được thải trừ qua phân. Do đó, xuất huyết dạ dày dù ở mức độ nhẹ vẫn có thể gặp tình trạng đại tiện phân đen.
- Triệu chứng khác: Đau vùng thượng vị, sôi ruột, đau bụng, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thở nhanh, vã mồ hôi, tiểu ít…
Với các trường hợp bị xuất huyết dạ dày nhẹ, triệu chứng thường tiến triển chậm và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý cẩn trọng để sớm phát hiện và có biện pháp xử trí kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu – Nguy hiểm chớ xem thường
Xuất huyết dạ dày nhẹ có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày nhẹ là tình trạng rất phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Do bệnh xảy ra ở mức độ nhẹ nên hiếm khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Chỉ cần sớm phát hiện và can thiệp thì tổn thương sẽ được kiểm soát nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời thì tình trạng xuất huyết có thể tiến triển nặng nề. Đặc biệt là niêm mạc dạ dày có khả năng bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến xuất huyết ồ ạt, thủng dạ dày… có thể đe dọa đến cả tính mạng.
Nên biết: Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Xuất huyết dạ dày có lây lan không? Có chữa được không?
Nhiều người cho rằng, các bệnh lý thuộc nội tạng cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm. Vì thế rất nhiều người chủ quan, lơ là trong việc phòng tránh. Thế nhưng, thực tế bệnh chảy máu bao tử hình thành do sự tấn công của vi khuẩn HP sinh sống ở niêm mạc, chúng có thể lây lan trong môi trường tập thể.
Do đó, trong cùng một gia đình nếu có người bị bệnh này rất dễ lây cho người xung quanh nếu dùng đồ ăn hay vật dụng vệ sinh. Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm căn bệnh này khá thấp.
Về vấn đề bệnh xuất huyết dạ dày nhẹ có chữa được không, theo các chuyên gia y tế, nếu phát hiện sớm và kiểm soát ngay bệnh có thể loại bỏ hoàn toàn. Ngược lại nếu để bệnh diễn biến nặng có thể tái phát nhiều lần, dẫn đến mãn tính hoặc ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Ví dụ như bệnh nhân bị mất máu quá 24 giờ, suy kiệt sức lực dẫn đến sốc phản vệ và tử vong. Như vậy có thể thấy đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có khả năng chữa khỏi. Bạn cần cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó đi khám và điều trị kịp thời.
Đừng bỏ qua: Hướng Dẫn Xử Lý Xuất Huyết Dạ Dày Đúng Cách – Thông Tin Quan Trọng
Chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày như thế nào?
Để xác định rõ tình trạng bệnh một cách nhanh chóng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện những việc sau:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh lý nếu có, đồng thời tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng khác để đưa ra đánh giá ban đầu về bệnh.
- Nội soi dạ dày: Phương pháp này bắt buộc thực hiện nhằm giúp bác sĩ quan sát rõ hơn vị trí xuất huyết. Đây cũng là cách phát hiện điểm xuất huyết ẩn cần được xử lý nhanh chóng.
- Chụp X – quang Baryt: Xét nghiệm này cần sử dụng chất cản quang để phát hiện nhưng tổn thương bên trong hệ tiêu hóa.
- Xét nghiệm máu: Dựa vào kết quả phân tích máu để xác định nguyên nhân gây xuất huyết có phải do thiếu hụt tiểu cầu hay không.
- Đặt sonde dạ dày: Rửa dạ dày từ mũi xuống giúp xác định vị trí xuất huyết là ở đường tiêu hóa trên hay dưới.
- Mở bụng: Đây là phương pháp cuối cùng đk tiến hành khi các cách chẩn đoán trên không đủ để kết luận bệnh. Theo đó bác sĩ sẽ mở bụng bệnh nhân để thăm dò, xác định vị trí xuất huyết đồng thời cầm máu ngay lập tức.
Tham khảo thêm: Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Các cách xử lý
Cách xử trí khi bị xuất huyết dạ dày nhẹ
Xuất huyết dạ dày đôi khi chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Cần có biện pháp xử trí đúng đắn để tránh các rủi ro và hệ lụy nghiêm trọng phát sinh.
Dưới đây là một số vấn đề cần đặc biệt chú ý:
1. Sơ cứu tại nhà
Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày dù nặng hay nhẹ thì người bệnh cũng cần phải nắm được cách sơ cứu tại nhà. Với các trường hợp nhẹ có thể tự xử trí mà chưa cần đến sự giúp đỡ của người thân.
Cách sơ cứu tại nhà cụ thể như sau:
- Cần nằm nghỉ ngơi. Tránh ngồi, đứng hay đi lại bởi có thể kích thích dạ dày chảy nhiều máu hơn. Khi nằm cần gác 2 chân lên cao và không kê gối để máu lưu thông về tim và não dễ dàng hơn.
- Chườm túi đá lên vùng thượng vị nhằm hỗ trợ cầm máu.
- Nên đắp chăn để ủ ấm cho cơ thể. Sau đó có thể uống 100ml nước sôi để nguội pha với nước muối loãng để giúp cầm máu.
2. Thăm khám bác sĩ
Sau khi sơ cứu tại nhà, người bệnh nên nhờ người thân đưa tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch qua đường tĩnh mạch nhằm bù nước và cân bằng điện giải.
Với các trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ thì không cần thiết phải truyền máu. Bởi lượng máu thất thoát thường không nhiều.
Sau khi thể trạng của người bệnh dần ổn định, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân. Sau đó tiến hành một số biện pháp cầm máu.
Dưới đây là một số biện pháp cầm máu thường được áp dụng phổ biến:
- Dùng tia laser, đốt điện hay đầu dò nhiệt
- Tiêm kẹp mạch máu đã bị vỡ với vòng cao su
- Tiêm chất đông máu vào vị trí bị xuất huyết
- Kết hợp dùng các thuốc ức chế tiết dịch vị
Sau khi tình trạng xuất huyết được kiểm soát hoàn toàn thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nguyên nhân. Điều trị nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày nhẹ có thể bao gồm sử dụng thuốc hay tiến hành phẫu thuật tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Chia sẻ thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Mổ Không? Khi Nào Nên Mổ?
3. Điều trị bằng Đông y
Y học cổ truyền là phương pháp điều trị nhiều bệnh lý, trong đó bao gồm các vấn đề ở tỳ vị như xuất huyết dạ dày nhe. Trường hợp người bệnh dùng thuốc tân dược bị nhờn hay gặp tác dụng phụ có thể áp dụng Đông y.
Các bài thuốc Đông y sẽ giúp bồi bổ cơ thể đồng thời điều trị căn nguyên gây bệnh. Một số bài thuốc thường được chỉ định như:
Bài thuốc số 1
Dược liệu cần dùng bao gồm nhân trần, bạch mao căn, công dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP cùng các hại khuẩn khác. Bên cạnh đó là kim ngân hoa và chỉ thiên để làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Cuối cùng người bệnh cần hoàng bố và cối xay nhằm kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.
Các dược liệu trên người bệnh đem rửa sạch và sắc thành cao để dùng hằng ngày.
Bài thuốc số 2
Bài thuốc sử dụng các thảo dược như mai mực với công dụng trung hòa dịch vị dạ dày, giảm tồn dư axit. Bạch thược và cam thảo sẽ có vai trò hòa can chỉ thống, ngăn viêm loét ở niêm mạc gây tổn thương và chảy máu.
Ngoài ra còn có đương quy làm nhiệm vụ bổ huyết hoạt trường. Bố chính sâm để kiện tỳ bổ khí, tăng cường sức khỏe dạ dày. Sài hồ tám nhiệt, giảm đau cho người bệnh. Hay chè dây để ức chế khuẩn HP, nguyên nhân chính gây xuất huyết dạ dày nhẹ.
Cuối cùng người bệnh có thể gia thêm một số dược liệu khác để cầm máu, giảm đau, trị viêm loét, trung hòa dịch vị. Người bệnh sắc thuốc và sử dụng theo chỉ định từ thầy thuốc Đông y.
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Đây là bài thuốc được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong điều trị chảy máu bao tử. Hơn nữa thành phần của bài thuốc là 100% dược liệu thiên nhiên, an toàn và không gây tác dụng phụ.
Cụ thể bài thuốc Sơ can Bình vị tán bao gồm hơn 30 loại thảo dược khác nhau như bố chính sâm, ô tặc cốt, nghệ vàng, cam thảo, chè dây, lá khôi tía, tam thất, bạch thược, quán chúng, đương quy, thục địa,… Sự kết hợp của các thảo dược này mang lại tác dụng dưỡng tâm, nhuận phế, bổ tỳ vị, hòa can chỉ thống.
Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, thầy thuốc sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp. Vì thế người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể.
Bác sĩ tư vấn: Top 10+ cách trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả nhất
4. Chế độ chăm sóc
Khi bị xuất huyết dạ dày dù nặng hay nhẹ thì người bệnh cũng cần kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý bên cạnh việc điều trị y tế. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi.
Chế độ chăm sóc cho người bị xuất huyết dạ dày nhẹ:
- Nên ăn các loại thức ăn nguội, lỏng, chứa ít dầu mỡ và gia vị để tránh gây kích thích vị trí xuất huyết.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp hạn chế gây áp lực lên các mạch máu đang bị tổn thương.
- Cần uống đủ nước, từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày. Bổ sung đủ nước sẽ giúp bù chất lỏng cho cơ thể.
- Trong thời gian bị xuất huyết dạ dày nên tránh vận động mạnh hay gắng sức. Tốt nhất nên nằm nghỉ ngơi để sức khỏe nhanh chóng phục hồi.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay các thức uống có caffeine.
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài hay xúc động mạnh. Người bệnh nên cố gắng giữ tâm lý thoải mái, thư giãn để đảm bảo tốc độ phục hồi.
- Lựa chọn trang phục rộng thoáng nhằm hạn chế gây áp lực cho vùng ổ bụng. Đồng thời tránh gây kích thích lên vùng niêm mạc đang bị tổn thương, xuất huyết nhẹ.
Xem ngay: Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Nhất?
Phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày nhẹ
Chảy máu dạ dày nhẹ là tình trạng rất dễ xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nhất là ở những người từng có tiền sử bị chảy máu thì triệu chứng sẽ dễ dàng tái phát nếu có các yếu tố kích thích.
Chính vì vậy nên chủ động thực hiện việc phòng ngừa với các biện pháp sau:
- Tiến hành điều trị triệt để các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày nhẹ. Điển hình như viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm khuẩn Hp, polyp dạ dày, ung thư dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison…
- Không hút thuốc lá hay uống rượu bia và các thức uống chứa cồn, chất kích thích.
- Hạn chế căng thẳng thần kinh và tránh xúc động mạnh.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc chống viêm khi chưa nhận tham vấn y khoa. Trường hợp có ý định sử dụng cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử bị chảy máu dạ dày để được cân nhắc kỹ lưỡng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tránh tiêu thụ các thực phẩm dễ gây kích thích dạ dày. Ví dụ như thức ăn chứa nhiều acid, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, món ăn cay nóng…
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K vào chế độ ăn. Điển hình như bông cải xanh, rau bina, cải bắp, dâu tây, đậu nành, sữa nguyên kem… để phòng chứng rối loạn đông máu.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc chống đông máu. Nếu được bác sĩ chỉ định cần theo dõi biểu hiện trong thời gian dùng thuốc.
Xuất huyết dạ dày nhẹ là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần cẩn trọng. Chú ý thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời. Ngoài điều trị y tế cần chăm sóc tốt để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị
- Hội chứng xuất huyết tiêu hóa trên: Triệu chứng, chẩn đoán, cấp cứu thế nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!