Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội – ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện và tích cực điều trị thì sẽ kiểm soát tốt bệnh tình.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là thuật ngữ đề cập tới tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của dạ dày. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở vùng hang vị. Biểu hiện điển hình là nôn ra máu (bã nôn có chứa máu tươi hoặc có màu cà phê) và đại tiện ra máu. Đây được cho là một dạng cấp cứu nội – ngoại khoa phổ biến cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tình trạng xuất huyết dạ dày thường biến chứng của các bệnh lý tiêu hóa. Hoặc nó cũng có thể là hệ quả do dùng thuốc kéo dài hay lạm dụng rượu bia. Tình trạng này có thể xuất hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo từng trường hợp. Với các trường hợp chảy máu nhiều, các vấn đề nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không là một trong những thắc mắc thường được đặt ra với tình trạng này. Các vấn đề ảnh hưởng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh:
1. Suy nhược cơ thể
Dù bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết dạ dày nhẹ cũng sẽ gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn…
Ngoài ra, rất nhiều người bệnh còn có biểu hiện chán ăn và ăn uống không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất và dẫn tới suy nhược. Bởi vậy, rất nhiều người bệnh bị sụt cân, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống.
2. Thiếu máu
Tình trạng chảy máu dạ dày diễn ra ở mức độ nặng sẽ dẫn tới thiếu máu. Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tụt huyết áp… là hàng loạt các biểu hiện thiếu máu thường xảy ra phổ biến khi bị xuất huyết dạ dày.
Nếu bị thiếu máu kéo dài thì người bệnh sẽ rất dễ đối diện với nguy cơ tử vong. Bên cạnh máu, thiếu máu kéo dài còn làm tăng nguy cơ suy tim và đột quỵ.
3. Sốc xuất huyết
Huyết áp ổn định và lượng máu đầy đủ chính là yếu tố cần thiết để cung cấp oxy cho các mô của cơ thể. Vì vậy khi thiếu máu thì các mô sẽ bị thiếu oxy. Từ đó khiến cơ thể tăng huyết áp và tăng lưu lượng máu nhằm bù đắp vào phần oxy bị thiếu.
Khi có biểu hiện xuất huyết dạ dày sẽ khiến cho nhịp tim tăng. Đồng thời các lượng máu tới tay chân sẽ co lại nhằm giữ máu tại các cơ quan quan trọng. Từ đó khiến cho tay chân của người bệnh thấy lạnh và khó chịu. Trường hợp không cung cấp đủ lượng máu cần thiết thì các mô sẽ không nhận đủ oxy và dẫn tới sốc xuất huyết.
Các biểu hiện sốc xuất huyết có thể bao gồm huyết áp tăng cao, chóng mặt, khó thở, mất phương hướng hay thậm chí là ngất xỉu.
4. Chết mô
Các mô trong cơ thể con người tồn tại và phát triển phụ thuộc vào quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số mô và cơ quan có thể sẽ nhạy cảm hơn khi bị xuất huyết dạ dày.
Tình trạng xuất huyết dạ dày có thể tác động tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là ảnh hưởng tới chức năng thận. Đồng thời làm mất cân bằng các chất nội môi hay dẫn tới tình trạng thiếu dưỡng chất nuôi động mạch vành. Điều này có thể gây chết cơ tim.
Chết cơ tim do xuất huyết dạ dày sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng máu đi nuôi dưỡng các phần còn lại của cơ thể. Từ đó tác động xấu tới chức năng của nhiều mô và cơ quan. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh xuất huyết dạ dày có thể dẫn tới tử vong.
Xem thêm: Hướng Dẫn Xử Lý Xuất Huyết Dạ Dày Tại Chỗ Đúng Cách
5. Thủng dạ dày
Đa phần các trường hợp bị thủng dạ dày do xuất huyết dạ dày đều liên quan tới thói quen uống nhiều bia rượu. Lúc này, người bệnh thường bị đau nhói tại vùng thượng vị.
Cơn đau do thủng dạ dày thường xuất hiện một cách đột ngột giống như có vật sắc nhọn đâm vào bụng. Ngoài ra, người bệnh còn bị buồn nôn, nôn ói, tim đập nhanh, hơi thở gấp, đại tiểu tiện ít… Nếu không can thiệp kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
6. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày được cho là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị xuất huyết dạ dày. Trường hợp này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
Khi bị ung thư dạ dày, vết loét ở niêm mạc thường mở rộng hơn. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, thiếu máu… Đây là bệnh lý khó phát hiện sớm do biểu hiện bệnh không rõ ràng ở giai đoạn mới phát.
7. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hậu môn
Xuất huyết dạ dày có thể khiến cho người bệnh bị đại tiện ra máu hay ra phân đen có mùi hôi. Ở các trường hợp nặng, phân có thể có màu đỏ và loãng như nước. Còn trường hợp nhẹ thì phân lại bị vón cục màu nâu đen như nhựa đường.
Các tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bất thường. Thực tế cho thấy, người bệnh rất dễ bị kiết lị, táo bón hay thậm chí là mắc các bệnh lý ở hậu môn. Điển hình nhất là bệnh trĩ.
Lưu ý: Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu – Nguy hiểm chớ xem thường
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không, tiến triển như thế nào?
Những người bị xuất huyết dạ dày sẽ ít nhiều bị mất máu và tùy theo lượng máu bị thiếu hụt mà các biểu hiện ở mỗi người cũng có sự khác nhau. Nếu bệnh nhẹ, các bạn sẽ ra máu ít, chỉ cảm thấy người hơi mệt, không bị nôn ra máu cũng như không có nhiều thay đổi về tình trạng mạch hay huyết áp.
Ngược lại, với những trường hợp máu chảy ào ra nhiều trong một thời gian ngắn, người bệnh sẽ bị choáng, đổ mồ hôi nhiều và ngất đột ngột, chân tay lạnh toát, cảm thấy khó thở. Một số khác thì huyết áp bị hạ nhanh, kèm theo triệu chứng sốt, thậm chí còn có nguy cơ tử vong.
Với những đối tượng bị xuất huyết dạ dày nhẹ, chảy máu ít cũng không nên chủ quan. Mặc dù không bị mất máu cấp tính đột ngột nhưng máu sẽ chảy âm ỉ kéo dài, khiến da dẻ nhợt nhạt, dẫn tới suy tim và mệt mỏi triền miên.
Tóm lại, khi bị xuất huyết dạ dày sẽ khiến bệnh nhân bị chảy máu và nếu không được cầm máu kịp thời sẽ đe dọa tới tính mạng. Vậy nên các bác sĩ khuyến cáo rằng nếu bạn thấy đau vùng thượng vị dữ dội, nôn ra máu,… thì cần tới bệnh viện thăm khám – điều trị càng sớm càng tốt.
Nên biết: Xuất Huyết Dạ Dày Có Cần Mổ Không? Khi Nào Nên Mổ?
Bệnh xuất huyết dạ dày có chữa được không?
Ngoài quan tâm đến vấn đề bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không thì nhiều người còn thắc mắc vấn đề bệnh lý này có chữa được không? Các chuyên gia cho biết, xuất huyết dạ dày là bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm nhưng có thể chữa trị được. Đặc biệt càng phát hiện và thăm khám sớm thì khả năng kiểm soát bệnh sẽ càng nhanh chóng.
Điều trị bệnh lý này cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp có thể được áp dụng:
1. Điều trị ban đầu
Điều trị ban đầu đối với bệnh xuất huyết dạ dày là truyền dịch tĩnh mạch để giúp bù nước, cân bằng điện giải và hồi sức. Tuy nhiên, trong các trường hợp bị mất máu nặng thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định truyền máu cho bệnh nhân.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày nhằm cầm máu tại vị trí bị chảy máu. Thực hiện như sau:
- Dùng vòng cao su để tiêm kẹp các mạch máu bị tổn thương
- Sau đó đốt điện, dùng tia laser hay dùng đầu dò nhiệt
- Cuối cùng là tiêm thuốc hay chất gây đông máu vào vị trí bị chảy máu
Với các trường hợp nội soi thất bại thì bác sĩ sẽ có thể thực hiện:
- Chụp mạch máu để xác định cụ thể vị trí bị chảy máu. Sau đó dùng thuốc để tiêm trực tiếp vào mạch máu nhằm kiểm soát hiện tượng xuất huyết.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật nhằm xác định nguyên nhân và xử lý tình trạng chảy máu dạ dày.
Bác sĩ chia sẻ: Top 7 thuốc điều trị xuất huyết dạ dày tốt nhất
2. Điều trị dự phòng tái phát
Sau khi tình trạng chảy máu được kiểm soát thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều trị nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Điều này giúp hạn chế nguy cơ xuất huyết tái phát. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà có thể điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Bao gồm dùng thuốc, giảm căng thẳng, stress, tránh sang chấn tâm lý mạnh, điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt… Nhiều trường hợp có thể cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u hay polyp ở dạ dày.
3. Chế độ chăm sóc
Bên cạnh các biện pháp điều trị thì người bệnh cần quan tâm tới chế độ chăm sóc. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Thực tế ghi nhận, những người bệnh ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ có thời gian cầm máu nhanh. Đồng thời thể trạng cũng sẽ nhanh chóng được phục hồi.
Dưới đây là cách chăm sóc cho người bệnh bị xuất huyết dạ dày:
- Người bệnh nên thực hiện ăn uống trở lại khi được bác sĩ cho phép. Cần dùng các loại thức ăn nguội, lỏng, ít gia vị và dầu mỡ để tránh gây kích thích cho vị trí bị xuất huyết.
- Nên dành thời gian nằm nghỉ ngơi trong thời gian điều trị bệnh. Tránh vận động mạnh hay làm việc gắng sức.
- Không nên căng thẳng, stress hay xúc động quá mức. Thay vào đó, người bệnh cần giữ tâm lý thư giãn, thoải mái nhằm đảm bảo tiến độ phục hồi.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hạn chế gây áp lực cho các mạch máu ở dạ dày đang bị tổn thương. Ngoài ra cần đảm bảo bổ sung đủ nước nhằm bù chất lỏng cho cơ thể.
- Không hút thuốc lá, uống bia rượu hay các thức uống có chứa caffeine. Bởi đây là những thói quen xấu có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích thích và xuất huyết ồ ạt.
- Người bệnh nên mặc trang phục rộng thoáng để làm giảm áp lực lên ổ bụng. Từ đó tránh gây kích thích lên vùng niêm mạc dạ dày đang bị xuất huyết.
Đọc thêm: Vì sao uống rượu bị xuất huyết dạ dày? Cách điều trị ra sao?
Cách sơ cứu cầm máu tại nhà
Khi chưa kịp tới bệnh viện thì phương pháp sơ cứu tại nhà cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày là điều cần thiết và cấp bách bởi nó sẽ giúp hạn chế các biến chứng xảy ra và làm giảm nguy cơ tiến triển xấu.
Chúng ta không được để bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày đi lại mà cần đặt bệnh nhân lên giường, với tư thế đầu thấp, chân hơi cao. Khi áp dụng cách này sẽ giúp cho máu được lưu thông lên não dễ dàng hơn. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy lạnh thì cần giữ ấm, ủ ấm cho họ.
Nếu người bệnh nôn ra nhiều máu, bạn nên cầm máu bằng thuốc cầm máu. Sau đó, cho người bệnh ăn nhẹ để tránh tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn cũng như cho bệnh nhân uống nhiều nước muối loãng để làm đông máu. Điều quan trọng nhất là nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để kịp thời điều trị và xử lý.
Một số lưu ý chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày
Với những bệnh nhân bị đau dạ dày thì chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Bởi thế mà người bệnh lên chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Bổ sung nhóm thực phẩm giúp giảm tiết axit trong dạ dày: Các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì, cháo, khoai, ngô rất dễ tiêu hóa và giúp hạn chế kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit. Đặc biệt trong cơm trắng còn có tác dụng hấp thu lượng axit dư thừa trong dạ dày.
- Thực phẩm giúp làm lành vết loét: Cá, tôm giàu canxi, bắp cải lại có chứa nhiều vitamin nên có khả năng làm lành nhanh các vết loét. Từ đó hỗ trợ tăng lưu lượng máu tới dạ dày để quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.
- Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Mật ong, trứng chín, bánh ngọt, sữa,… đều là những thực phẩm đóng vai trò quan trọng như một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày giảm kích thích trực tiếp từ axit dịch vị.
- Thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K, kẽm, magie, sắt: Những dưỡng chất này có rất nhiều trong rau củ màu xanh và hoa quả màu đỏ,… Do đó khi muốn bổ sung vitamin và khoáng chất các bạn có thể bổ sung các nhóm rau củ quả này.
Bên cạnh đó, nếu đang có nguy cơ mắc phải căn bệnh dạ dày đáng sợ này thì bạn cần nghiêm túc thay đổi chế độ ăn uống và tránh xa những thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày: Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, cà phê, các loại gia vị cay nóng, rau củ già, các loại nấm, rễ cây,… là những thực phẩm dễ gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến chúng bị viêm loét nhiều hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều axit: Trái cây hay thực phẩm chua, lên men, nước ngọt, nước có ga,… sẽ làm kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit gây đau bụng và buồn nôn.
- Thức ăn khó tiêu: Đồ ăn nhiều chất đạm, dầu mỡ sẽ lâu tiêu hơn những thực phẩm khác, vậy nên khi bị bệnh về dạ dày cũng cần hạn chế sử dụng.
Ngoài ra nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, không ngắn quãng và không tự ý thêm liều. Thường xuyên tập luyện thể dục cũng là một trong những cách giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh lý. Bên cạnh đó nó còn giúp bạn tăng cường sức khỏe, phòng tránh được những nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Bài viết đã giải pháp rõ các thắc mắc “xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? có chữa được không?”. Để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh nên sớm tới bệnh viện thăm khám khi gặp phải các triệu chứng xuất huyết dạ dày.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị xuất huyết dạ dày không nên ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?
- Nguyên nhân, triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên và cách điều trị