Nội dung chính

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết và phát hiện sớm. Được biết, nhiều bệnh nhân bị đau bụng dữ dội khi chảy máu dạ dày nhưng chỉ một số ít trường hợp gặp phải tình trạng sốt. 

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không
Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu từ niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này điển hình bởi triệu chứng nôn ra máu (hoặc bã nôn có màu cà phê, đỏ sẫm) và đại tiện ra phân đen. Chảy máu dạ dày thường là biến chứng của loét dạ dày tá tràng, bệnh viêm dạ dày, rối loạn đông máu, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (do xơ gan), ung thư, polyp,…

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng cần được cấp cứu kịp thời. Khác với xuất huyết tiêu hóa dưới, chảy máu ở niêm mạc dạ dày gần như không tự cầm do cơ quan này có cơ chế sản xuất dịch vị. Dịch vị có độ pH axit nên có thể kích thích lên vết loét ở niêm mạc khiến máu chảy dai dẳng hoặc thậm chỉ là tiến triển nặng dần theo thời gian. Vì vậy, hiểu rõ về các dấu hiệu của xuất huyết dạ dày là cơ sở để nhận biết và phát hiện bệnh sớm.

Bị xuất huyết dạ dày có đau bụng không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các chuyên gia ngoài triệu chứng điển hình là nôn ra máu và đại tiện phân đen, chảy máu dạ dày cũng có thể gây đau bụng. Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân xuất huyết dạ dày.

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không
Xuất huyết dạ dày có thể gây đau bụng giữa và đau vùng thượng vị

Khác với đau bụng do những nguyên nhân thông thường, đau bụng do xuất huyết dạ dày có những đặc điểm như sau:

  • Cơn đau bùng phát đột ngột, mức độ nặng, dữ dội khiến bệnh nhân khó chịu và quặn bụng
  • Cơn đau xảy ra ở vùng thượng vị hoặc vùng bụng giữa tùy theo vị trí xuất huyết
  • Trong trường hợp xuất huyết kèm theo thủng dạ dày, bệnh nhân có cảm giác đau như dao đâm

Trong khi đó, đau bụng do viêm loét dạ dày và các bệnh đường ruột thường có mức độ nhẹ hơn. Hơn nữa, cơn đau dạ chảy máu dạ dày có xu hướng nặng dần theo thời gian, hoàn toàn không thuyên giảm sau khi nằm nghỉ ngơi hoặc ăn no.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên nhu thế nào?

Bị xuất huyết dạ dày có sốt không?

Ngoài thắc mắc trên, nhiều bệnh nhân còn băn khoăn về vấn đề “Bị xuất huyết dạ dày có sốt không?”. Trên thực tế, sốt là phản ứng của cơ thể bị viêm nhiễm. Do đó, đa phần bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày đều không phải tình trạng này.

Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân cũng có thể bị sốt nhẹ. Nguyên nhân là do cơ thể mất máu và mất nước nhiều gây rối loạn cân bằng điện giải, dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt nhẹ.

Xuất huyết dạ dày có sốt không
Chảy máu dạ dày kéo dài có thể gây mất nước, rối loạn điện giải và sốt nhẹ

Sốt do xuất huyết dạ dày thường có những đặc biệt như:

  • Rất ít gặp và chỉ xảy ra sau một thời gian nôn ra máu
  • Sốt nhẹ, thường chỉ tăng từ 0.5 – 1 độ C

Trong khi đó, sốt do những nguyên nhân thông thường thường có mức độ nặng (thường cao hơn 1 – 2 độ C), sốt xuất hiện đột ngột nhưng thuyên giảm nhanh. Mặc dù không phải là dấu hiệu điển hình nhưng sốt là triệu chứng cho thấy bệnh nhân bị mất nước và mất máu nhiều. Nếu không xử trí sớm, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, hạ huyết áp hoặc thậm chí là tử vong.

Ngoài đau bụng và sốt, xuất huyết dạ dày còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như:

  • Đại tiện phân đen, nôn ra máu
  • Đau vùng thượng vị
  • Khát nước
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Tiểu ít, bí tiểu
  • Ù tai, vã mồ hôi

Các dấu hiệu xuất huyết dạ dày có thể bị nhầm lần với viêm loét dạ dày và một số bệnh tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy nôn ra máu hoặc bã nôn có màu cà phê, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện. Bởi đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Hơn nữa, nôn ra máu là triệu chứng có mức độ nặng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử trí sớm.

Nên biết: Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Những triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết dạ dày

Theo các chuyên gia, các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày thường biểu hiện không rõ ràng và thường gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý về dạ dày khác. Tuy nhiên, nếu bắt gặp một số dấu hiệu điển hình sau đây, bạn nên nghĩ ngay tới khả năng mình đang bị xuất huyết dạ dày để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.

  • Đau vùng thượng vị dữ dội: Đây là triệu chứng đầu tiên được chẩn đoán lâm sàn qua các mô tả từ bệnh nhân. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội tại vùng thượng vị, cơn đau sau đó lan rộng ra khắp vùng bụng, gây cứng bụng. Đặc biệt, bệnh nhân thường có dấu hiệu mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều.
  • Mệt mỏi, sút cân: Người bệnh thường có cảm giác khó chịu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Từ đó dẫn đến việc không còn muốn ăn uống hoặc ăn không ngon miệng. Nếu để tình trạng này kéo dài trong thời gian dài, người bệnh có thể mất sức do thiếu hụt chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thể trạng ốm yếu, sút cân, xanh xao, gây suy nhược cơ thể, thậm chí là suy tim.
Người bệnh thường có cảm giác khó chịu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Người bệnh thường có cảm giác khó chịu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi
  • Nôn ra máu: Thông thường, nếu bị xuất huyết dạ dày, người bệnh thường nôn ra máu màu nâu hồng hoặc đỏ tươi. Thời gian sau máu khi nôn ra có thể có màu nâu như cà phê hoặc bị vón cục lẫn vào thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Sau khi nôn, người bệnh sẽ thấy nôn nao, khó chịu, xuất hiện cảm giác lợm giọng.
  • Đại tiện ra phân đen: Màu của phân cũng là cảnh báo cho chứng xuất huyết dạ dày đang ở mức độ nặng. Nếu máu chảy nhiều ở dạ dày, phân thường lỏng, có màu đỏ kèm theo mùi hôi tanh rất khó chịu. Còn trường hợp máu chảy ít, phân vẫn theo khuôn nhưng có màu giống nhựa đường và mùi khắm, khó chịu.

Ngoài ra, khi thấy bản thân có các dấu hiệu như chóng mặt, da xanh xao do mất máu, thiếu sắt, cơ thể mệt mỏi, cơ bắp yếu đi, không hoạt động được, khó thở… thì cần đi thăm khám ngay. Bởi đây đều là những biểu hiện báo hiệu rằng cơ thể bạn đang bị mất máu nghiêm trọng, đặc biệt là có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Chuyên gia tư vấn: Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không?

Phải làm gì khi bị xuất huyết dạ dày?

Như đã đề cập, xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp cứu nội, ngoại khoa cần được chẩn đoán và xử trí sớm. Nếu chậm trễ, bệnh nhân có thể bị mất nhiều máu, rối loạn điện giải, hạ huyết áp và suy hô hấp. Một số trường hợp còn có thể tử vong do chảy máu dạ dày không được điều trị kịp thời.

Xuất huyết dạ dày có sốt không
Gọi cấp cứu ngay khi nhận thấy các dấu hiệu xuất huyết dạ dày

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần:

  • Thông báo với những người xung quanh để tìm kiếm sự trợ giúp. Để được xử trí kịp thời, nên gọi cấp cứu hoặc chủ động đến bệnh viện.
  • Trong thời gian chờ xe cứu thương, nên nằm nghỉ với tư thế đầu thấp và chân nâng cao. Không đứng và đi lại vì có thể khiến máu chảy nhanh và bệnh nhân có nguy cơ mất máu cao.
  • Chườm túi đá ở vùng thượng vị để làm co mạch máu, Biện pháp này có thể làm chậm tốc độ xuất huyết và giúp giảm lượng máu thất thoát.
  • Hòa 1 ít muối với nước để nguội rồi uống từng ngụm nhỏ. Nước muối có tác dụng cầm máu, đồng thời bù nước và điện giải.
  • Đối với những người đang sử dụng thuốc chống đông và thuốc chống viêm (corticoid, NSAID), cần ngưng thuốc ngay khi nhận thấy tình trạng nôn ra máu và đại tiện ra phân đen. Sau đó, cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán và xử trí.

Đừng bỏ lỡ: Hướng Dẫn Xử Lý Xuất Huyết Dạ Dày Đúng Cách – Thông Tin Quan Trọng

Nên phòng tránh xuất huyết dạ dày như thế nào?

Xuất huyết dạ dày nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ về bệnh, nắm chắc cách sơ cứu và biện pháp phòng tránh để hạn chế tới mức tối đa những sự cố ngoài ý muốn. Trong đó, một số giải pháp tuy đơn giản dưới đây nhưng lại có thể giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả xuất huyết dạ dày. Cụ thể là:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phòng ngừa xuất huyết dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Nên ăn chín, uống sôi bởi loại vi khuẩn này có khả năng lây lan từ người qua người hoặc từ các đồ vật qua đường tiêu hóa và ăn uống.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có lợi, tốt và thân thiện với hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn các món quá chua, cay, nóng, quá cứng, thực phẩm lên men. Thay vào đó cần ăn các món tốt cho hệ tiêu hóa, được chế biến dạng mềm như cháo, súp, một số loại củ quả được chế biến mềm để hạn chế sự tiết dịch vị hay khiến dạ dày phải co bóp quá mức trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng cà phê, rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng tránh bệnh
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng tránh bệnh

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no, hoặc để cho dạ dày ở trạng thái quá đói. Với những người dạ dày yếu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ưu tiên các bài tập có lợi cho hệ tiêu hóa như hít thở sâu, yoga, thiền, bơi lội… Tránh tình trạng luyện tập quá mức khiến dạ dày bị tổn thương.
  • Không lạm dụng hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau, chống viêm mà chưa tham khảo hay có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Xây dựng thời gian biểu làm việc hợp lý, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng, stress, tránh làm việc quá sức.
  • Không tự ý mua hoặc lạm dụng dùng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bài viết đã tổng hợp thông tin giải đáp “Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không?” và hướng dẫn cách xử trí khi nghi ngờ bị chảy máu dạ dày. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe