Nội dung chính

Tốc độ hồi phục của bệnh xuất huyết dạ dày chịu tác động không nhỏ từ chế độ dinh dưỡng. Do đó bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân cần chú ý đến yếu tố này. Nắm bắt vấn đề “Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?” chính là cơ sở để thiết lập thực đơn ăn uống phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. Cùng Favina Hospital tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì
Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu (xuất huyết). Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến người trưởng thành – đặc biệt là nam giới từ 25 – 60 tuổi. Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do ảnh hưởng của bệnh loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân ít gặp hơn như dùng thuốc chống viêm (NSAID), uống nhiều rượu bia, xúc động quá mức,…

Dạ dày là cơ quan tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn. Do đó, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ hồi phục của bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Để vị trí xuất huyết cầm máu và phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân cần lên kế hoạch ăn uống hợp lý.

Đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, chế độ dinh dưỡng phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Giảm áp lực lên dạ dày để niêm mạc có thời gian hồi phục và đông máu hoàn toàn
  • Cung cấp dinh dưỡng cần thiết để nâng đỡ thể trạng
  • Bù nước, cân bằng điện giải và bồi hoàn thể tích máu thất thoát do chảy máu dạ dày
  • Có thể dùng thực phẩm có khả năng chống viêm, cầm máu và hấp thu dịch vị dư thừa để tăng tiến độ tái tạo và phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương

Ngoài các phương pháp y tế, chế độ chăm sóc nói chung và dinh dưỡng nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với tốc độ phục hồi của bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, thực đơn ăn uống phù hợp còn giúp người bệnh nâng cao thể trạng và hỗ trợ cải thiện hoạt động tiêu hóa. Ngược lại, tiếp tục duy trì chế độ ăn thiếu khoa học có thể khiến vị trí chảy máu chậm lành và làm tăng nguy cơ tái phát.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì?

Bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì? là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đây là cơ sở để xây dựng chế độ ăn phù hợp giúp giảm áp lực lên dạ dày, đồng thời hỗ trợ chữa lành vết thương và ngăn ngừa tình trạng chảy máu tái phát.

Dưới đây là một số loại thực phẩm lành mạnh bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên bổ sung:

1. Các món cháo lỏng, ít gia vị

Cháo là món ăn thích hợp nhất cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày. Người bệnh nên dùng các món cháo lỏng, ít gia vị để tránh kích thích lên vị trí niêm mạc bị xuất huyết (chảy máu). Ngoài ra, cháo còn là món ăn dễ tiêu hóa nên hầu như không có dấu hiệu bệnh đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng khi ăn.

Nguyên liệu chính để chế biến các món cháo đa phần là gạo tẻ hoặc gạo nếp. Bên cạnh tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, tinh bột còn có khả năng hấp thu dịch vị dư thừa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để làm lành tổn thương ở niêm mạc.

người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì
Cháo, súp,… là món ăn thích hợp với người bị xuất huyết dạ dày

Khi chế biến các món cháo, có thể kết hợp với một số thực phẩm khác như cà rốt, củ cải, thịt bằm, trứng, cá,… nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Để quá trình làm lành vết thương diễn ra thuận lợi, bệnh nhân nên ăn cháo trong ít nhất 3 – 5 ngày sau khi xuất viện. Ngoài cháo, có thể dùng thêm các món súp hoặc canh để đa dạng thực đơn ăn hằng ngày.

Đọc thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Truyền Máu Không?

2. Các loại trái cây không chứa axit

Các loại trái cây không chứa axit như bơ, chuối, dưa hấu, dưa gang, dưa lưới,… rất tốt cho bệnh nhân mắc các vấn đề tiêu hóa nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Các loại quả này cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin và khoáng chất, qua đó giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao miễn dịch. Khi thể trạng được nâng đỡ, tốc độ phục hồi sau khi điều trị cũng có những chuyển biến tích cực.

xuất huyết dạ dày nên ăn gì
Người bị xuất huyết dạ dày nên bổ sung các loại quả không chứa axit như bơ, dưa hấu, dưa gang,…

Hơn nữa, các loại trái cây còn cung cấp hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Các chất chống oxy hóa có tác dụng giảm thiệt hại của gốc tự do, đồng thời kháng viêm và đảm bảo quá trình làm thương diễn ra thuận lợi. Do đó, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên thêm các loại trái cây này vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Thời điểm tốt nhất để bổ sung trái cây là sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Dùng trái cây vào thời điểm này còn giúp hấp thu dịch vị, từ đó tạo điều kiện lý tưởng để niêm mạc dạ dày phục hồi và tái tạo hoàn toàn.

Nên biết: Bị xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì?

3. Thực phẩm chứa protein tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Protein (đạm) là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Ít người biết rằng, đạm là yếu tố cần thiết để sản sinh collagen – một loại protein đặc biệt có khả năng liên kết các tế bào, đặc biệt là da và niêm mạc. Do đó, bổ sung thực phẩm chứa đạm vào chế độ ăn có thể làm lành nhanh vết loét ở dạ dày và phòng ngừa tình trạng xuất huyết tái phát.

xuất huyết dạ dày nên ăn gì
Bệnh nhân cũng có thể bổ sung thực phẩm chứa protein để tăng tốc độ làm lành vết thương

Ngoài ra, bổ sung thực phẩm chứa protein còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch và cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược sau khi xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thực phẩm chứa lượng đạm vừa phải, tránh dùng thực phẩm chứa hàm lượng protein quá cao như thịt dê, thịt cừu, thịt đà điểu, bào ngư,…

Xem thêm: Sữa dành cho người xuất huyết dạ dày nên uống loại nào tốt?

4. Thực phẩm giàu vitamin K

Thiếu vitamin K là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nói chung và chảy máu dạ dày nói riêng. Đây là loại vitamin tan trong chất béo có khả năng tổng hợp các chất đông máu. Do đó, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin K để cầm máu và hạn chế tình trạng xuất huyết tái phát.

xuất huyết dạ dày nên ăn gì
Thực phẩm giàu vitamin K là nhóm thực phẩm giúp cầm máu và hỗ trợ ngăn ngừa xuất huyết dạ dày tái phát

Vitamin K có trong hầu hết các loại rau xanh, đặc biệt là cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, cải bắp, xà lách, dầu đậu nành, sữa nguyên kem, trứng,… Để loại vitamin này được hấp thu tối đa, bệnh nhân nên dùng kèm với một số loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như dầu ô liu, quả bơ, các loại cá béo và dầu dừa. Tuy nhiên, cần tránh dùng quá nhiều chất béo nếu bị trào ngược dịch mật.

5. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là chất béo không bão hòa mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch, xương khớp, mắt và não bộ. Ngoài ra, thành phần này cũng mang đến không ít công dụng đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày. Vốn dĩ là một loại chất béo, Omega 3 có vai trò như chất đệm bảo vệ dạ dày khỏi tác động của dịch vị và axit từ các loại thực phẩm. Hơn nữa, bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 còn giúp bệnh nhân hấp thu tối ưu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin E, A, K,…

xuất huyết dạ dày nên ăn gì
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 giúp bảo vệ dạ dày và giảm hiện tượng sung huyết ở niêm mạc

Ngoài ra, Omega 3 còn có đặc tính chống viêm và tiêu trừ gốc tự do. Bổ sung các thực phẩm giàu thành phần này góp phần đẩy nhanh tốc độ hồi phục và tái tạo niêm mạc. Đặc biệt với những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày do loét dạ dày tá tràng, Omega 3 còn giúp giảm sung huyết, bảo vệ và phục hồi ổ viêm loét.

Omega 3 có trong khá nhiều loại thực phẩm như cá béo, ngũ cốc, sữa, quả bơ, dầu hạt lanh, dầu gan cá, trứng,… Tuy nhiên, cần bổ sung các loại thực phẩm trên với hàm lượng vừa phải. Dùng quá nhiều Omega 3 có thể gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu.

6. Rau xanh – Thực phẩm tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Rau xanh là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên trong thời gian đang phục hồi, nên dùng các loại rau mềm như mồng tơi, rau dền, rau ngót, rau lang,… để dạ dày dễ dàng tiêu hóa.

xuất huyết dạ dày nên ăn gì
Người bệnh xuất huyết dạ dày nên tăng cường bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày

Rau xanh có độ pH kiềm giúp trung hòa dịch vị và hỗ trợ làm giảm tác động của axit lên vết loét. Ngoài ra, chất xơ trong nhóm thực phẩm này còn hỗ trợ điều hòa chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng. Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày còn giúp kích thích vị giác, giảm tình trạng chán ăn và ăn uống kém.

Tư vấn thêm: Xuất huyết dạ dày ăn rau gì tốt nhất? 6 Loại rau nên lưu ý khi bổ sung

7. Uống đủ nước

Sau khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân thường bị mất nước và suy nhược. Mặc dù đã được bù dịch qua đường tĩnh mạch nhưng để cơ thể phục hồi nhanh chóng, nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Cung cấp đủ nước giúp cân bằng điện giải, giảm uể oải, mệt mỏi, đồng thời hỗ trợ trung hòa dịch vị và giảm mức độ kích thích lên vùng niêm mạc bị loét.

Ngoài ra, uống đủ nước còn có tác dụng giảm tình trạng đắng miệng, buồn nôn và ăn uống kém. Nếu có thể, bệnh nhân nên dùng nước khoáng để bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên kiêng ăn gì?

Sau khi điều trị, vùng niêm mạc bị tổn thương cần một khoảng thời gian dài để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy bên cạnh các loại thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân cũng cần tránh một số loại thực phẩm và thức uống có thể kích thích lên niêm mạc bị chảy máu. Nếu không kiêng cữ, vết loét ở dạ dày có thể tiến triển nặng dẫn đến tình trạng tái phát.

Để hạn chế tác động xấu đến quá trình điều trị, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên kiêng các thực phẩm và thức uống sau:

1. Thức ăn cay nóng, nhiều gia vị

Thức ăn cay nóng, nhiều gia vị (muối, đường) đều có thể kích thích lên vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và làm tăng nguy cơ tái phát. Đối với những trường hợp mới cầm máu, thức ăn cay nóng có thể khiến vết đông máu bị bong ra và vết thương chậm lành. Hơn nữa, các món ăn chứa nhiều gia vị còn làm tăng áp lực lên dạ dày và những cơ quan tiêu hóa khác.

Kiêng các món ăn cay nóng để không làm bệnh nghiêm trọng hơn
Kiêng các món ăn cay nóng để không làm bệnh nghiêm trọng hơn

Trong trường hợp xuất huyết dạ dày do loét dạ dày tá tràng, ổ loét có thể tiến triển nặng do các loại gia vị có trong món ăn – đặc biệt là ớt, tiêu, mù tạt,… Vì vậy, bệnh nhân nên ăn nhạt trong thời gian điều trị để vết thương được phục hồi và tái tạo hoàn toàn.

2. Thực phẩm dị ứng, khó tiêu hóa

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tránh dùng các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao như các loại hải sản có vỏ, đậu phộng, mè, lòng trắng trứng,… Sử dụng các loại thực phẩm dị ứng có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, sung huyết và có nguy cơ tái phát tình trạng chảy máu.

Hơn nữa, dị ứng thực phẩm còn khiến dạ dày, thực quản và đường ruột tăng nhu động bất thường dẫn đến đau vùng thượng vị, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi,… Rối loạn nhu động còn khiến mạch máu bị kích thích, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ hồi phục của bệnh nhân xuất huyết dạ dày.

Kiêng thực phẩm có tiền sử dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao
Kiêng thực phẩm có tiền sử dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh dùng các loại thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn nhanh, đồ nướng, thực phẩm chứa quá nhiều đạm, đồ sấy khô,…

Để tiêu hóa các món ăn này, dạ dày phải tăng tiết dịch vị và co bóp quá mức. Điều này tác động tiêu cực đến tiến độ hồi phục của vùng niêm mạc bị tổn thương. Trong một số trường hợp, các mảnh thức ăn cứng có thể ma sát với niêm mạc dạ dày khiến vết loét lan rộng và có nguy cơ chảy máu cao.

3. Rượu bia và đồ uống chứa caffeine

Rượu bia và đồ uống chứa caffeine (nước ngọt có gas, trà đặc, cà phê) là các loại thức uống bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên kiêng tuyệt đối. Cồn (alcohol) là tác nhân trực tiếp làm suy giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc khiến vết loét ở dạ dày tiến triển nặng và có nguy cơ tái phát tình trạng chảy máu. Ngoài ra, dung nạp đồ uống chứa cồn còn làm chậm tốc độ phục hồi vị trí bị chảy máu. Không chỉ gây hại cho dạ dày, rượu bia còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về gan, tụy, đường ruột,…

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế thức uống chứa caffeine. Dù không gây ra những tác động trực tiếp như rượu bia nhưng thức uống này cũng có thể làm chậm tốc độ hồi phục. Cụ thể, caffeine kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị. Axit dạ dày tăng lên gây kích thích lên vùng niêm mạc bị tổn thương, trì hoãn tốc độ hồi phục và tăng nguy cơ tái phát tình trạng chảy máu.

Ngoài ra, caffeine còn khiến dạ dày và đường ruột co bóp chậm. Lúc này, thức ăn sẽ ứ đọng lâu trong dạ dày và làm tăng áp lực lên vùng niêm mạc bị xuất huyết. Nếu sử dụng các thức uống này thường xuyên, vị trí xuất huyết có thể mất nhiều thời gian để hồi phục.

Lưu ý: Vì sao uống rượu bị xuất huyết dạ dày? Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa

4. Thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm được chế biến sẵn cũng là một trong những nhóm thực phẩm mà người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý tránh xa. Cụ thể như: Snack, thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích, mì gói… chúng đều chứa hàm lượng đường và muối vô cùng cao, cùng nhiều loại gia vị khác mà đặc biệt là chất bảo quản. Điều này hoàn toàn không có lợi cho dạ dày, đồng thời có khả năng khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên phức tạp, nghiêm trọng hơn.

Mặc dù thực phẩm chế biến sẵn có tính tiện lợi cao, dễ sử dụng, hương vị thơm ngon, dễ ăn và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, chúng có thể gây kích thích dạ dày, gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, nguy cơ bị táo bón vô cùng cao. Mặt khác, khi sử dụng thường xuyên, bạn có thể phải đối mặt với việc vị trí chảy máu ở dạ dày hồi phục chậm, thậm chí là còn bị viêm, sưng kéo dài.

Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn
Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn

Do vậy, để hỗ trợ cho quá trình điều trị và tránh dẫn đến nhiều biến chứng khác, bạn nên tránh xa và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn để không ảnh hưởng tới dạ dày. Trên thực tế, những món ăn này còn có thể gây ra chứng rối loạn đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về gan và thận.Người bị tiểu đường, béo phì hay tim mạch ăn thực phẩm đóng hộp có thể khiến bệnh càng thêm trầm trọng hơn.

5. Không nên ăn nấm

Nấm là loại thức ăn khá bổ dưỡng, thế nhưng khi bị xuất huyết dạ dày thì bạn lại không nên ăn bất cứ loại nấm nào, kể cả nấm làm thuốc, nhất là những loại nấm mới nhú chồi, còn non. Cho dù là nấm rơm, nấm hương, nấm đùi gà… tất cả đều trở thành “kẻ thù” của chứng xuất huyết dạ dày.

Nguyên nhân là do trong nấm non có chứa rất nhiều chất phalin vô cùng độc chưa bị phân hủy, chất này có thể khiến dạ dày bị tổn thương và làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, dù bạn chó chế biến bằng cách xào, nấu, hầm… hay như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể nào làm giảm được độc tố. Đặc biệt là đối với những người có sức đề kháng yếu, khả năng bị ngộ độc sẽ còn cao hơn.

Chưa hết, khi ăn phải nấm còn sót lại độc tố thì ngoài dạ dày, một số bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị tổn thương. Điển hình như thận, tim, gan… hay thậm chí là bị tê liệt dây thần kinh. Nguy cơ bị ngộ độc càng cao đối với những người có thói quen uống bia rượu khi ăn nấm.

Đọc thêm: Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu – Nguy hiểm chớ xem thường

Một số vấn đề cần chú ý khi ăn uống

Không giống với người khỏe mạnh, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có chức năng tiêu hóa kém. Chỉ với một vài tác động nhỏ, vùng niêm mạc xuất huyết có thể bị kích thích và chảy máu trở lại.

Đa dạng các nhóm thực phẩm trong bữa ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng
Đa dạng các nhóm thực phẩm trong bữa ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng

Bên cạnh vấn đề “Bị xuất huyết dạ dày ăn gì, kiêng gì?”, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề khi ăn uống sau:

  • Nhằm giúp cho dạ dày bị tổn thương do xuất huyết có thể hấp thụ một cách tốt nhất các chất dinh dưỡng trong đồ ăn mà không phải hoạt động quá sức. Bạn nên chế biến theo các cách như xay nhuyễn, hấp, luộc, hầm… nói chung là bằng cách nào đó giúp cho thức ăn trở nên mềm, ấm và lỏng hơn. Điều này không chỉ tốt cho dạ dày mà còn vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Thay vì ăn một lần, mỗi ngày 3 bữa, bạn có thể chia thành các bữa ăn nhỏ, rải rác đều trong ngày, không ăn trước lúc đi ngủ khoảng 4 tiếng để giảm bớt gánh nặng trong một lần làm việc của dạ dày.
  • Nhiệt độ của món ăn cũng ảnh hưởng rất lớn tới qúa trình hồi phục và mức độ trầm trọng của xuất huyết dạ dày. Người bệnh không nên ăn các món quá nóng trên 60 độ C hay lạnh dưới 5 độ C. Nguyên nhân là vì thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh hơn, gây ra tình trạng cọ xát tại vùng đang bị tổn thương.
  • Bạn không nên ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn, nó sẽ khiến tình trạng xuất huyết trở nên xấu đi, tốt nhất hãy để cho dạ dày luôn ở trạng thái no vừa phải.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh căng thẳng, stress, mất ngủ, làm việc hoặc vận động mạnh sau khi ăn. Đồng thời cân bằng giá trị dinh dưỡng và thay đổi đa dạng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục.

Hy vọng qua những thông tin giải đáp “Bị xuất huyết dạ dày ăn gì, kiêng gì?” trong bài viết, bệnh nhân có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ quá trình hồi phục và hạn chế tình trạng tái phát. Bên cạnh đó, cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe