Nội dung chính

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Trường hợp xuất huyết nhẹ có thể điều trị và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng biến chứng xấu có thể khiến trẻ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
Xuất huyết dạ dày ở trẻ em nếu không phát hiện sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra? 

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu bên trong dạ dày. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, số lượng bệnh nhi có xu hướng gia tăng hiện nay. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày ở trẻ thường là biến chứng của bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng hay polyp dạ dày. Cụ thể:

Do viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những chứng bệnh phổ biến về hệ tiêu hóa. Bệnh xuất hiện ở trẻ em từ 2 tuổi trở lên và thường gặp ở các bé có nhóm O. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh ở trẻ có thể kể đến như:

  • Trẻ bị nhiễm phải vi khuẩn Hp gây hại cho dạ dày.
  • Thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá từ người thân hoặc người xung quanh môi trường sống.
  • Có người thân cùng huyết mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ trẻ đồng mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ bình thường khác.
  • Trẻ được cho ăn dặm quá sớm gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.
  • Chịu ảnh hưởng các tác nhân từ môi trường như thời tiết, khí hậu,…
  • Tác dụng phụ của thuốc, nhất là khi lạm dụng loại thuốc trị bệnh không steroid,…

    Xuất huyết dạ dày ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra? 
    Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ diễn ra trong thời gian dài biến chứng xuất huyết dạ dày

Viêm loét dạ dày – tá tràng diễn ra trong thời gian dài nhưng không được can thiệp điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ em. Một trong số đó có tình trạng xuất huyết dạ dày. Cần cấp cứu xử lý nhanh chóng để tránh các rủi ro nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Các cách xử lý

Do polyp dạ dày

Bệnh hình thành các khối u nhỏ nằm trên niêm mạc dạ dày, chúng đa phần đều có tính chất lành tính, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khối u có khả năng vỡ nếu phát triển kích thước quá lớn. Tình trạng này là nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày.

Mặc dù vậy, theo thống kê cho thấy những trường hợp vỡ polyp thường kéo theo hiện tượng xuất huyết ở vị trí đường ruột phổ biến hơn so với dạ dày. Đồng thời, đa số các bệnh nhi bị xuất huyết dạ dày có độ tuổi từ 2 trở lên, xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh chiếm số lượng khá thấp.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, tình trạng xuất huyết dạ dày ở trẻ em còn liên quan đến một số yếu tố khác như việc cơ thể trẻ thiếu vitamin K và trẻ sinh non, không đủ ngày tháng. Cụ thể như sau:

  • Trẻ thiếu vitamin K: Những đứa trẻ bị thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin K có thể gây xuất huyết dạ dày. Bởi, vitamin K là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây nên sự thiếu hụt này thường là do sữa mẹ chiếm tỉ lệ vitamin K không nhiều. Đồng thời, các lợi khuẩn đường ruột không thể tổng tự tổng hợp vitamin K dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng. Tình trạng diễn ra trong khoảng thời gian nhất định dẫn đến nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Trẻ sinh non: Những đứa bé chào đời không đủ ngày tháng thường có sức đề kháng yếu hơn những em bé bình thường khác. Do đó, trẻ sinh non có nguy cơ cao bị xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó, chúng dễ gặp phải tình trạng thâm hụt dưỡng chất làm đông máu. Vì thế, trẻ em bị sinh non thường bị xuất huyết ở nhiều bộ phận, phổ biến nhất là dạ dày.

Xuất huyết dạ dày có thể khắc phục nếu được phát hiện sớm và sẽ không tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Sau điều trị, bố mẹ có thể giúp trẻ xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý hơn để phục hồi hệ tiêu hóa, tránh tình trạng tái phát bệnh.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của xuất huyết dạ dày: BIến chứng và phương pháp điều trị

Các triệu chứng xuất huyết dạ dày ở trẻ em

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em khi chưa nghiêm trọng thường không có triệu chứng đặc trưng. Ngoài ra, các biểu hiện bất thường ở trẻ lúc này thường dễ nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác khiến cho phụ huynh chủ quan, không đưa con đi điều trị sớm.

Các triệu chứng xuất huyết dạ dày ở trẻ em
Trẻ chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đau bụng, khó thở, nôn ra dịch có màu sẫm, đi ngoài phân đen

Bố mẹ có thể quan sát trẻ có các triệu chứng bất thường sau đây: đau ngực, đau bụng, bỏ ăn, khó khăn khi thở. Trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị buồn nôn, nôn ra dịch màu sẫm nâu hay màu đen, đi vệ sinh ra phân màu đen.

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dạ dày trẻ em đang gặp vấn đề, nhất là tình trạng xuất huyết nguy hiểm. Thay vì chủ quan và tự áp dụng điều trị cho trẻ tại nhà, bố mẹ nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Tránh tình trạng xuất huyết kéo dài đe dọa tính mạng của trẻ.

Đừng bỏ qua: Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không, tiến triển như thế nào?

Chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em

Trẻ em sẽ được bác sĩ kiểm tra các triệu chứng, xác định nguyên nhân gây đau và tìm hiểu có phải bệnh xuất huyết dạ dày hay không. Bác sĩ áp dụng các thủ thuật y tế phù hợp với tình trạng của mỗi trẻ và đưa ra chẩn đoán cũng như hướng điều trị hiệu quả nhất.

Trẻ trước hết có thể được truyền nước biển, sau đó truyền máu khi được chẩn đoán bị xuất huyết dạ dày. Đây là biện pháp nhằm giúp trẻ phục hồi sức khỏe, ổn định lượng máu trong cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn trở lại trạng thái bình thường.

Một số trường hợp khác, trẻ có hiện tượng suy giảm chức năng phổi do xuất huyết dạ dày xảy ra một thời gian không được phát hiện. Những bệnh nhi này sẽ được đặt ống thông động mạch phải, giúp việc hô hấp thuận lợi hơn. Ngoài ra, để điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật khi cần thiết. Cụ thể:

Sử dụng thuốc điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em

Mỗi trẻ sẽ có tình trạng xuất huyết dạ dày khác nhau. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hỗ trợ cầm máu và hạn chế axit dạ dày dư thừa phù hợp. Nhờ đó, lượng axit dạ dày được ức chế sản sinh, ổn định hoạt động dạ dày, giúp trẻ giảm đau và khó chịu tại các vị trí viêm loét niêm mạc. Các thuốc như:

Chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em
Sử dụng thuốc điều trị bệnh cho trẻ cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định
  • Thuốc kháng histamin (H2): Là thuốc giúp đối kháng lại histamin ở thụ thể H2 giúp ngăn ngừa hoạt động sản sinh axit dạ dày. Một số loại thuốc kháng histamin thường được dùng cho trẻ như famotidine, ranitidine, nizatidine,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Cũng là một nhóm thuốc có công dụng ức chế sản sinh axit dịch vị. So với những loại thuốc khác, thuốc ức chế bơm proton tương đối lành tính. Vì thế, hiện nay nhóm thuốc này được chỉ định điều trị cho trẻ em bị xuất huyết dạ dày ngắn hạn.
  • Thuốc octreotide: Trường hợp trẻ bị xuất huyết dạ dày do tình trạng giãn tĩnh mạch quá mức thường được chỉ định sử dụng thuốc octreotide. Thuốc có công dụng co mạch, giảm tình trạng tiết máu cho bệnh nhi.

Bố mẹ nên chăm sóc và tuân thủ điều trị bằng thuốc cho trẻ theo liều lượng được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý ngưng hoặc thay đổi phác đồ điều trị có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể bé. Đặc biệt nếu điều trị sai cách sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng, đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.

Bác sĩ tư vấn: Top 7 thuốc xuất huyết dạ dày cho kết quả tốt nhất hiện nay

Phẫu thuật cấp cứu xuất huyết dạ dày ở trẻ em

Trường hợp trẻ em sau điều trị bảo tồn không mang lại kết quả khả quan, tình trạng xuất huyết không cải thiện có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị. Những đối tượng cần phẫu thuật cấp cứu xuất huyết dạ dày như:

  • Xuất huyết nghiêm trọng, nguy cơ cao ảnh hưởng tính mạng của trẻ mặc dù đã truyền nước và truyền máu trước đó.
  • Tình trạng xuất huyết tái phát nhiều lần không cải thiện.
  • Lượng máu mất đi chiếm gần 50% tổng lượng máu trong cơ thể trẻ, đồng thời hiện tượng xuất huyết diễn ra trong thời gian dài.
  • Bệnh nhi trước đó có tiền sử xuất huyết dạ dày thường được chỉ định can thiệp phẫu thuật điều trị khi tái phát.

    Chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em
    Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để điều trị tình trạng xuất huyết dạ dày cho trẻ

Trên đây là các phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em. Để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, phụ huynh nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài tuân thủ hướng dẫn về sử dụng thuốc, điều trị ngoại khoa, bố mẹ cần lưu ý cả về vấn đề chăm sóc sau điều trị để bé có điều kiện phục hồi tốt nhất, phòng tránh tái phát bệnh nguy hiểm.

Có thể bạn cần: Xuất huyết dạ dày có cần mổ không? Khi nào nên thực hiện

Chữa xuất huyết dạ dày cho trẻ bằng y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền cũng có những vị thuốc có thể kết hợp với nhau để đẩy lùi các triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ nhỏ. Phụ huynh cần đưa con tới các cơ sở y học cổ truyền để thăm khám và bốc thuốc. Một số bài thuốc thường dùng cho trẻ là:

  • Bài thuốc Sơ can Bình vị tán: Sử dụng các vị thuốc như: Bắc sài hồ, bạch thược, cỏ mực, quán chúng, bồ công anh, xích đồng, ô tặc cốt, tam thất,…
  • Bài thuốc số 2: Có các dược liệu như: Sâm đại hành, lá đắng, tía tô, bạch truật, biển đậu, cây ngũ sắc, hoàng kỳ, sinh khung,…
  • Bài thuốc số 3: Gồm những vị thuốc là: Cát cắn, viễn chi, liên nhục, hắc táo nhân, hoài sơn, bán hạ chế,…

Để có cách sử dụng cụ thể, phụ huynh cần đưa con tới tận phòng khám để được kiểm tra tình hình sức khỏe cụ thể, qua đó gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp.

Đừng bỏ lỡ: +10 cách trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả nhất

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em nên đến đâu chữa trị?

Khi trẻ nhỏ bị xuất huyết dạ dày, các bậc phụ huynh cần sớm đưa con tới các bệnh viện, cơ sở y tế để kịp thời chữa trị, phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Một số cơ sở y tế nổi tiếng với phác đồ chữa trị hiệu quả là:

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc có địa chỉ nằm ở số B31 ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội, số điện thoại: 024 7109 6699. Địa chỉ cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan tại phường 2, quận Phú Nhuận, số điện thoại: 028 7109 6699.
  • Bệnh viện Thanh Nhàn có địa chỉ trên đường Thanh Nhàn, thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại tại bệnh viện: 024 3971 4363.
  • Bệnh viện Bạch Mai nằm trên đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại của bệnh viện: 0869 587 728.
  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức địa chỉ số 16 – 18 trên đường Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại bệnh viện: 1900 1902.
  • Bệnh viện đại học Y Hà Nội thuộc số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa. Số điện thoại bệnh viện: 1900 6422.
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chữa bệnh cho trẻ
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chữa bệnh cho trẻ

Đọc ngay: Xuất Huyết Dạ Dày Nhẹ: Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

Phòng ngừa nguy cơ tái phát xuất huyết dạ dày ở trẻ em

Xuất huyết dạ dày có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi. Trường hợp bệnh nhân là trẻ em có nguy cơ tái phát cao hơn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch yếu dễ bị hại khuẩn tấn công, gây hại. Do đó, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau điều trị để phòng nguy cơ xuất huyết dạ dày ở trẻ em tái phát:

  • Điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi phác đồ gây ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi thăm khám nếu bé có tiền sử mắc bệnh, cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc trước đó trẻ đã được sử dụng để bác sĩ lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, chọn thực phẩm phù hợp, có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ưu tiên chế biến món ăn ở dạng mềm, dễ tiêu hóa, đồng thời hạn chế nêm nếm nhiều gia vị để giảm rủi ro kích ứng tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
  • Không nên để trẻ ăn nhiều bánh ngọt, kẹo, uống nước ngọt có gas, ăn thức ăn nhanh hoặc những món chiên rán nhiều dầu mỡ,…Mặc dù chúng kích thích vị giác và là món ưa thích của trẻ em những giá trị dinh dưỡng không cao. Đối với trẻ đã từng xuất huyết dạ dày, nhóm thực phẩm, thức uống này là tác nhân dẫn đến nguy cơ tái phát bệnh khá cao.
  • Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho trẻ, cho trẻ ăn chín, uống sôi và tập cho con có thói quen ăn chậm nhai kỹ. Sau khi ăn no, không nên để bé vận động mạnh hoặc nằm ngủ, để trẻ nghỉ ngơi, đi bộ nhẹ nhàng giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Xây dựng thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cho trẻ sử dụng đồ dùng các nhân riêng như muỗng, đũa, bàn chải đánh răng,…Hạn chế để người lạ hôn trẻ em hoặc món thức ăn cho trẻ,…
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu nhận thấy nguy cơ tái phát hoặc vẫn còn tình trạng xuất huyết dạ dày sau khi điều trị một thời gian, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phương án điều trị, phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhỏ.

    Phòng ngừa nguy cơ tái phát xuất huyết dạ dày ở trẻ em
    Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt đúng cách từ nhỏ để trẻ có hệ tiêu hóa tốt, phòng tái phát xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị. Vì thế, bố mẹ khi nhận thấy con có biểu hiện bất thường nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân. Hạn chế tình trạng tự ý điều trị khiến nguy cơ xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn, gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp