Xuất huyết dạ dày là một cấp cứu nội – ngoại khoa cần được can thiệp kịp thời. Việc chậm trễ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Cần nắm rõ cách xử lý xuất huyết dạ dày để vận dụng trong các trường hợp không may gặp phải tình trạng này.
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) đề cập tới tình trạng các mạch máu trong dạ dày bị vỡ khiến cho máu bị chảy ra khỏi lòng mạch. Tình trạng này có thể xảy ra ở dạng cấp hay mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chảy máu dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong dạ dày. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, hang vị là vị trí dễ bị xuất huyết nhất. Nguyên nhân là do hang vị nằm ngang, thường phải chịu nhiều áp lực trong quá trình co bóp để tiêu hóa.
Các chuyên gia cho biết, dạ dày là cơ quan tiêu hóa dễ bị chảy máu hơn so với đường ruột và thực quản. Mặc dù có nhiều nguyên nhân xuất huyết dạ dày nhưng viêm loét dạ dày tá tràng hay dùng NSAID liều cao được cho là các nguyên nhân phổ biến nhất.
Xuất huyết dạ dày đặc trưng bởi triệu chứng nôn ra máu và đại tiện phân đen. người bệnh có thể bị nôn ra máu tươi hay bã nôn có màu cà phê. Đây là một tình trạng cấp cứu cần được xử lý kịp thời. Thực tế ghi nhận, không ít trường hợp đã bị tử vong hoặc gặp phải các di chứng nặng nề do tình trạng xuất huyết dạ dày không được kiểm soát kịp thời.
Cảnh báo: Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu – Nguy hiểm chớ xem thường
Hướng dẫn cách xử lý xuất huyết dạ dày tại chỗ
Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày, người bệnh cần tiến hành sơ cứu tại chỗ với sự giúp đỡ của người thân. Dưới đây là các bước sơ cứu ban đầu:
Nằm nghỉ ngơi cố định
Trong trường hợp phát hiện hay nghi ngờ bị xuất huyết dạ dày, người bệnh tuyệt đối không được di chuyển hay vận động. Bởi điều này có thể khiến cho vùng niêm mạc dạ dày đang tổn thương chảy nhiều máu hơn. Thay vào đó, cần nằm nghỉ ngơi cố định một chỗ trên giường.
Người bệnh nên nằm ở tư thế ngửa, phần đầu đặt thấp hơn phần chân. Có thể dùng 1 cái gối chèn dưới 2 chân để phần chân cao hơn thân trên. Điều này sẽ giúp cho máu lưu thông về tim và não bộ dễ dàng hơn.
Tuyệt đối không được để người bệnh nằm ở những nơi có gió lùa vào. Nên đóng cửa sổ để tránh hướng gió. Khi bị mất nhiều máu, người bệnh rất dễ bị tụt huyết áp và lạnh chân tay. Nếu thấy cần thiết, hãy đắp chăn để giữ ấm cho cơ thể.
Lời khuyên cho người bệnh xuất huyết dạ dày là nên nằm yên một chỗ trong khoảng 20 – 30 phút. Điều này sẽ tránh gây tác động tới tổn thương bên trong dạ dày. Đồng thời hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Xử Lý Xuất Huyết Dạ Dày Đúng Cách – Thông Tin Quan Trọng
Cầm máu tạm thời để xử lý xuất huyết dạ dày
Cầm máu tạm thời là bước xử lý tại chỗ rất quan trọng cho người bị xuất huyết dạ dày. Có thể áp dụng một trong 3 cách cầm máu đơn giản sau đây:
- Uống nước muối pha loãng
Đây chính là cách rất đơn giản và hiệu quả có tác dụng cầm máu rất tốt cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, uống nước muối loãng còn giúp bù nước và cân bằng điện giải trong trường hợp người bệnh bị nôn ói hay tiêu chảy.
Chỉ cần chuẩn bị khoảng 100ml nước ấm. Thêm vào khoảng 6g muối ăn rồi khuấy đều cho tan hết muối. Sau đó cho bệnh nhân uống nước này từng ngụm nhỏ tới khi hết.
- Chườm lạnh
Có thể dùng túi đá chườm trực tiếp lên vùng thượng vị dạ dày. Nhiệt độ thấp có thể hỗ trợ làm co mạch tại chỗ. Từ đó hỗ trợ cầm máu hoặc làm chậm tốc độ chảy máu cho người bệnh.
- Uống thuốc cầm máu
Một số loại thuốc cầm máu có thể đem lại hiệu quả rất nhanh sau khi uống. Vì vậy có thể cho người bệnh xuất huyết dạ dày uống thuốc cầm máu nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên cần trao đổi kỹ lưỡng với dược sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Posthypophyse, Hemocaprol và vitamin K dạng ống là các loại thuốc cầm máu được dùng phổ biến cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày.
Đến bệnh viện ngay
Sau các bước sơ cứu ban đầu, người nhà cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay. Trong trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện nguy cấp thì nên chủ động gọi ngay cho trung cấp cấp cứu 115. Nếu chậm trễ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng của người bệnh.
Có thể bạn cần: Top 10 mẹo trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả nhất
Quy trình xử lý cấp cứu xuất huyết dạ dày tại bệnh viện
Ngay khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán nhanh để có cách xử trí kịp thời. Quy trình xử lý cấp cứu xuất huyết dạ dày tại bệnh viện bao gồm một số bước sau:
Hồi sức
Tùy thuộc vào thể trạng và biểu hiện triệu chứng của từng bệnh nhân mà nhân viên y tế sẽ tiến hành các thao tác sơ cấp cứu khác nhau. Mục đích là để giúp người bệnh sớm hồi sức.
Một số thao tác sơ cấp cứu cơ bản thường được sử dụng bao gồm:
- Để người bệnh nằm trên giường bệnh ở tư thế ngửa. Cần để đầu thấp hơn chân để máu dễ dàng lưu thông đến tim và não bộ.
- Với các trường hợp có biểu hiện rối loạn ý thức, trào ngược phổi hay có nguy cơ bị suy hô hấp thì cần đặt nội khí quản.
- Đặt ống thông tiểu (sonde) để có thể dễ dàng theo dõi lưu lượng nước tiểu của bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân bị khó thở thì việc sử dụng máy thở oxy mũi là cần thiết. Nên điều chỉnh lưu lượng oxy dao động trong khoảng 2 – 6l/phút.
- Tiến hành đặt 2 đường truyền tĩnh mạch có kích thước phù hợp cho bệnh nhân.
- Đặt sonde dạ dày, đồng thời tiến hành rửa sạch hết máu tồn đọng bên trong.
- Cuối cùng lấy máu của người bệnh để đem đi làm xét nghiệm tổng phân tích máu.
Phục hồi và chống sốc
Sau khi tiến hành các sơ cứu hồi sức cần thiết, bác sĩ sẽ áp dụng một số kỹ thuật phục hồi và chống sốc cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- Truyền tĩnh mạch một số dung dịch để bù nước và cân bằng điện giải. Bao gồm: dung dịch bù nước, NaCl 0,9%, Heamaccel, Gelafundin, chất điện giải Ringer lactat.
- Bác sĩ cần thường xuyên kiểm tra quá trình truyền dịch cho người bệnh. Mục đích là để theo dõi số lượng cũng như tốc độ truyền.
Lưu ý: Việc truyền dung dịch Glucose 5% cho người bị xuất huyết dạ dày thường không được khuyến khích. Bởi dung dịch này không cho hiệu quả tốt trong việc bù thể tích lòng mạch cho người bệnh.
Truyền máu khi cần thiết
Với các trường hợp bị bệnhxuất huyết dạ dày nhẹ, lượng máu thất thoát thường không nhiều. Lúc này, người bệnh có thể không cần thiết phải truyền máu.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, xuất huyết dạ dày có thể ở mức độ nặng hay người bệnh bị xuất huyết trong giai đoạn tiến triển. Lúc này lượng máu thất thoát sẽ rất nhiều. Bác sĩ cần xem xét truyền máu để bù đắp lại lượng máu đã mất.
Quy trình truyền máu sẽ được duy trì cho tới khi lượng huyết động ổn định trở lại và chỉ số Ht lớn hơn 25%. Với người cao tuổi, người bị suy hô hấp hay những người đang có vấn đề về mạch vành thì chỉ số Ht cần đạt trên 30%.
Trường hợp người bệnh bị mắc chứng rối loạn đông máu thì việc truyền huyết tương tươi đông lạnh là cần thiết. Bác sĩ cần điều chỉnh tỷ lệ phức hệ Prothrombin ở mức dưới 30%.
Xử lý xuất huyết dạ dày – Điều trị cầm máu
Thực tế, hầu hết các trường hợp, vết loét tại niêm mạc dạ dày có khả năng tự cầm máu. Tuy nhiên vẫn có khoảng 20% trường hợp xuất huyết dạ dày phải can thiệp các biện pháp y tế để cầm máu.
Điều trị cầm máu chính là bước cuối cùng trong quy trình xử lý cấp cứu xuất huyết dạ dày tại bệnh viện. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các phương pháp cầm máu khác nhau.
Dưới đây là các phương pháp thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị cầm máu cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày:
- Bác sĩ có thể tiến hành can thiệp cầm máu bằng nội khoa. Thông thường sẽ dùng các thuốc rửa dạ dày kết hợp với biện pháp truyền nước lạnh 5°C liên tục thông qua ống sonde dạ dày đã được đặt trước đó.
- Nội soi dạ dày kết hợp với việc dùng một số loại thuốc có công dụng co mạch tại chỗ (Adrenalin là thuốc được dùng phổ biến nhất). Ngoài ra có thể dùng một số chất xơ như cồn nguyên chất hoặc polidocanol.
- Truyền một số loại thuốc có công dụng ức chế sản xuất acid và dịch vị dạ dày. Ranitidine và Omeprazole là 2 loại được dùng phổ biến nhất
- Trường hợp bị xuất huyết dạ dày gây chảy máu ồ ạt hoặc dai dẳng không dứt thì phẫu thuật ngoại khoa có thể được thực hiện.
Nên biết: Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không?
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày
Nhằm thúc đẩy tốc độ phục hồi cũng như việc điều trị xuất huyết dạ dày, người bệnh cần chú ý kết hợp với một chế độ chăm sóc sức khỏe thích hợp. Thực tế cho thấy, những bệnh nhân được chăm sóc tốt, sinh hoạt và ăn uống đúng cách sẽ cầm máu hiệu quả, thể trạng phục hồi cũng nhanh chóng hơn.
Trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân cần phải đảm bảo một số vấn đề sau đây:
- Bệnh nhân có thể ăn uống trở lại khi được bác sĩ cho phép, nên ăn những món loãng, ít dầu mỡ và gia vị để không làm kích thích vùng dạ dày bị xuất huyết. Người nhà cũng không cho bệnh nhân ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng.
- Hãy chia nhỏ những bữa ăn hàng ngày thay vì dùng 3 bữa chính. Tốt nhất là bạn ăn 5 – 6 bữa trong ngày để hạn chế làm gia tăng áp lực lên trên mạch máu dạ dày.
- Hãy uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít để bù đủ chất lỏng cho cơ thể.
- Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi trong suốt quá trình điều trị, không vận động mạnh hay gắng sức.
- Người bệnh không được phép hút thuốc lá, uống rượu bia hay cà phê. Vì những thứ này sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày nặng hơn, thậm chí làm chảy máu dạ dày ồ ạt.
- Tránh xúc động mạnh hay làm việc căng thẳng quá mức, bệnh nhân hãy giữ cho tâm lý luôn vui vẻ thoải mái.
Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách xử lý xuất huyết dạ dày đúng đắn. Đồng thời chia sẻ cách chăm sóc người bệnh để đảm bảo tốc độ phục hồi. Xuất huyết dạ dày là tình trạng nguy cấp nên người bệnh cần được đưa đến bệnh viện kịp thời để bác sĩ thăm khám và xử lý. Tuyệt đối tránh tình trạng chủ quan bởi có thể gây ra rủi ro đe dọa cả tính mạng.
Có thể bạn quan tâm:
- Vì sao uống rượu bị xuất huyết dạ dày? Cách điều trị, phòng ngừa
- Bị xuất huyết dạ dày ăn rau gì? Lưu ý khi bổ sung