Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu – Nguy hiểm chớ xem thường
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu thường phụ thuộc vào vị trí và số lượng máu. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân và vị trí xuất huyết để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất huyết dạ dày và đi ngoài ra máu, phụ thuộc vào việc xuất huyết là cấp tính hay mãn tính. Một số nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:
1. Viêm thực quản
Viêm thực quản xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây viêm và có thể gây xuất huyết.
Nếu không được điều trị và khắc phục hợp lý, tình trạng chảy máu có thể kéo dài. Điều này có thể khiến người bệnh đại tiện ra máu, nôn ra máu hoặc nôn ra chất bã có màu cà phê. Đây là tình trạng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
2. Ung thư thực quản
Có hai loại ung thư thực quản phổ biến bao gồm ung thư tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
Hầu hết chiều dài của thực quản được lót bằng tế bào vảy. Do đó, ung thư phát triển ở vị trí này thường được gọi là ung thư tế bào vảy.
Đoạn dưới của thực quản là nơi nối tiếp với dạ dày và được lót bằng tế bào hình cột. Khối u ác tính hình thành ở vị trí này thường được gọi là ung thư biểu mô tuyến.
Ung thư thực quản thường không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi khối u phát triển đến một kích thước nhất định. Một số người bệnh có thể bị đau rát cổ họng kéo dài, nôn ra máu, xuất huyết đường tiêu hóa và đại tiện ra máu hoặc phân có màu hắc ín.
Xem thêm thông tin: 5+ Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Nguy Hiểm Và Phổ Biến Nhất
3. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến tình trạng ăn mòn các mạch máu và tế bào ở dạ dày. Điều này dẫn đến xuất huyết tiêu hóa và có thể gây đại tiện ra máu.
Rượu và một số loại thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng như Helicobacter pylori cũng có thể gây viêm loét và xuất huyết dạ dày.
4. Ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày có thể là nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu. Ở giai đoạn sớm, ung thư thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào cả. Ở các giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:
- Sút cân không rõ lý do
- Đau bụng, chướng bụng, đặc biệt là khu vực ở trên rốn
- Chán ăn, mệt mỏi
- Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen, hắc ín
- Sờ thấy cục u ở bụng
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Ở các giai đoạn muộn hơn, bác sĩ có thể thực hiện các phẫu thuật tạm thời để kéo dài sự sống cho người bệnh.
5. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một tình trạng loét ở niêm mạc đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể xuất hiện ở ruột non, ruột già và dẫn đến những vết loét lan rộng hơn. Các vết loét phát triển có thể gây chảy máu trên một diện tích rộng và dẫn đến xuất huyết tiêu hóa đi ngoài ra máu.
Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm đại tràng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, phân nhầy chứa máu. Ngoài ra, một số triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, sút cân, sốt và mất cảm giác ngon miệng. Một số người bệnh khác có thể bị đau khớp, thường là ở khớp gối, mắt cá chân và cổ tay.
Viêm loét đại tràng có thể được điều trị bằng thuốc để kiểm soát viêm và ngăn ngừa các biến chứng. Ngoài ra, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Phác Đồ Điều Trị Viêm Đại Tràng Bộ Y Tế Chuẩn Nhất
6. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột dẫn đến viêm, đau bụng, giảm cân, mệt mỏi và gây chảy máu ở trực tràng.
Tình trạng viêm do bệnh Crohn đôi khi có thể lan sâu đến các mô của tế bào ruột. Điều này dẫn đến đau đớn nghiêm trọng, xuất huyết tiêu hóa và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh Crohn. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc, cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
7. Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ dẫn đến tình trạng thiếu các tế bào oxy ở thành ruột. Tình trạng này dẫn đến xuất huyết tiêu hóa và tiêu chảy ra máu. Các dấu hiệu đi kèm thường bao gồm đau bụng, buồn nôn và nôn, có nhu cầu đi ngoài nhiều lần.
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện các triệu chứng.
Nên biết: Nguyên nhân xuất huyết dạ dày và hướng điều trị ra sao?
Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của tình trạng xuất huyết dạ dày phụ thuộc vào vị trí và lượng máu chảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này có thể dẫn đến:
Thiếu máu:
Xuất huyết kéo dài có thể gây mất sắt trong cơ thể và gây thiếu máu. Các tế bào hồng cầu chứa một loại Protein gọi là huyết sắc tố. Các huyết sắc tố này có trách nhiệm mang oxy đến các mô của cơ thể. Việc thiếu huyết sắc tố và thiếu hồng cầu có thể xảy ra khi người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa mạn tính và dẫn đến thiếu máu.
Các triệu chứng của thiếu máu bao gồm đau ngực, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, đau đầu, khó thở, suy nhược cơ thể và sụt giảm về tinh thần.
Hạ đường huyết:
Một số nghiên cứu cho biết tình trạng xuất huyết tiêu hóa có thể gây thiếu Kali máu. Tình trạng này thường là do mất nhiều máu và chất nhầy khiến tim gặp khó khăn trong việc bơm máu cho cơ thể. Tình trạng này được gọi là hạ Kali máu.
Đây là một tình trạng nguy hiểm, khiến các cơ quan ngừng hoạt động và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng hạ đường huyết thường bao gồm: Suy giảm lượng nước tiểu, đổ nhiều mồ hôi, cảm thấy mệt mỏi, da tái nhợt, thở nhanh, kích động, mất ý thức.
Sốc phản vệ:
Một biến chứng nghiêm trọng của tình trạng xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu là gây sốc phản vệ. Xuất huyết tiêu hóa cấp có thể dẫn đến thiếu lưu lượng máu đến cơ thể. Điều này làm một số cơ quan khác nhau trong cơ thể không thể hoạt động bình thường.
Đây là một tình trạng khẩn cấp và cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn bao gồm cả tử vong. Các triệu chứng sốc bao gồm huyết áp cực thấp, môi và móng tay hơi xanh, đau ngực, nhầm lẫn, chóng mặt, da tái nhợt, giảm số lượng hoặc không có nước tiểu, hơi thở nhanh nhưng nhịp tim yếu, bất tỉnh.
Mất nước và đau ngực:
Mất nước và đau nhói ở ngực (đặc biệt là ở người có bệnh tim) có thể là một biến chứng khác của xuất huyết tiêu hóa.
Tham khảo thêm: Xuất huyết dạ dày nguy hiểm không? Có chữa được không?
Biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm gây hại cho sức khỏe. Vì thế biết rõ phương pháp phòng tránh là việc làm cần thiết đối với bất cứ người bệnh nào.
Việc phòng tránh tình trạng xuất huyết dạ dày rất đơn giản, bắt đầu từ việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể như sau:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến các vấn đề ở đường tiêu hóa. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến dạ dày bị tổn thương dẫn đến đi ngoài ra máu. Vì thế điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống là việc làm hết sức cần thiết để hỗ trợ điều trị cũng như phòng tránh bệnh lý này một cách hiệu quả.
Cụ thể các vấn đề người bệnh cần lưu ý để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh như sau:
- Người bệnh cần tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây tươi vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Để phòng ngừa xuất huyết đi ngoài ra máu, người bệnh nên uống nhiều nước trong một ngày, có thể kết hợp các loại sinh tố, nước ép để tăng cường chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Đặc biệt lưu ý ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh, hạn chế dung nạp những thực phẩm hàng quán lề đường, chế biến không sạch sẽ.
- Bạn nên kiêng ăn những thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều gia vị dầu mỡ, cay nóng, cứng dai khó tiêu hóa.
- Rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, cà phê cần đặc biệt tránh xa nếu không muốn bị xuất huyết dẫn đến đi ngoài ra máu.
- Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều những món được chế biến dạng mềm lỏng dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên dạ dày.
- Bạn nên ăn đúng giờ, đúng bữa, hạn chế ăn khuya quá nhiều.
- Tăng cường ăn sữa chua, các thực phẩm lên men tự nhiên, chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Bạn có thể uống mật ong nghệ mỗi ngày để cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Những thực phẩm giàu magie người bệnh tiêu hóa nên ăn như rau đay, khoai lang, mồng tơi,… Chúng giúp ngăn tình trạng táo bón, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C có trong cam, quýt, dâu tây, các loại rau màu xanh đậm để tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm, đồng thời bổ sung lại lượng máu đã mất.
- Bên cạnh đó người bệnh nên ăn thực phẩm giàu sắt để thúc đẩy quá trình tạo máu, ngăn nguy hiểm do mất máu quá nhiều. Những thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, động vật thân mềm.
Hoặc để biết chính xác chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Từ đó thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, cải thiện bệnh nhanh chóng, an toàn.
Chuyên gia tư vấn: Xuất huyết dạ dày ăn rau gì tốt? 6 Loại rau nên lưu ý khi bổ sung
Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh
Ngoài thực đơn dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày. Đây cũng là yếu tố tác động lớn đến sức khỏe dạ dày mỗi người.
Một số ý kiến cho rằng, người bị đi ngoài ra máu nên hạn chế vận động nhiều. Tuy nhiên theo các chuyên gia đây là quan niệm không hẳn chính xác. Tập thể dục đúng cách có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ vậy cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả.
Những vấn đề người bệnh cần chú ý trong chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu như:
- Người bệnh nên đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya sẽ khiến bệnh tình trở nặng.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái, đây là tư thế không gây áp lực lên dạ dày.
- Người bệnh nên xây dựng và duy trì thói quen đi đại tiện mỗi ngày.
- Sau khi ăn xong bạn không nên nằm ngay mà cần vận động nhẹ nhàng để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, không căng thẳng stress mệt mỏi kéo dài.
- Sử dụng đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không dừng thuốc quá sớm.
- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tiến triển nặng. Một số bài tập thích hợp cho người đi ngoài ra máu như như đi bộ, yoga, ngồi thiền để cải thiện tuần hóa máu.
Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý nghiêm trọng và cần điều trị để tránh các biến chứng và rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, thay đổi phong cách sống và chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm sự tổn thương ở các mô và hạn chế các biến chứng. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
Xem thêm:
- Xuất huyết dạ dày khi mang thai là gì? Nguyên nhân và cách xử lý
- Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!