Viêm loét dạ dày khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mẹ bầu. Về lâu dài, bệnh còn gián tiếp tác động đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và sức khỏe kém. Do đó, mẹ bầu cần có phương án xử lý an toàn để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện.
Viêm loét dạ dày khi mang thai và dấu hiệu nhận biết
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày hình thành ổ viêm, loét do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến người trong độ tuổi trưởng thành. Trong một số trường hợp, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể xảy ra khi mang thai.
Khác với người bình thường, phụ nữ mang thai gần như không thể áp dụng các phương pháp điều trị thông thường. Do đó, mẹ bầu cần phải phát hiện bệnh sớm để có những phương án kiểm soát kịp thời. Thực tế, viêm loét dạ dày không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày ở mẹ bầu:
- Thường xuyên xuất hiện cơn đau ở vùng thượng vị (vùng bụng nằm trên rốn, dưới xương ức). Cơn đau thường bùng phát khi đói hoặc khi ăn no
- Ở những trường hợp bệnh nặng, cơn đau có thể lan tỏa sang bên trái hoặc bên phải bụng trên và lan dần xuống vùng bụng giữa
- Mức độ đau tăng lên đáng kể khi căng thẳng, mất ngủ, xúc động hoặc khi sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều axit, muối, gia vị cay nóng
- Ở phụ nữ mang thai, cơn đau và các triệu chứng đi kèm còn có thể tăng dần mức độ – tần suất vào những tháng cuối thai kỳ do áp lực từ sự giãn nở của tử cung
- Ngoài đau dạ dày, mẹ bầu bị viêm loét dạ dày còn thường xuyên gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn mửa – nhất là sau khi ăn
- Chướng bụng, đầy hơi, chức năng tiêu hóa giảm đi đáng kể
- Chán ăn, ăn uống kém
- Cơ thể mệt mỏi, không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân
Viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, cơn đau và một số triệu chứng của bệnh còn có thể bùng phát vào ban đêm khiến mẹ bầu mất ngủ, suy nhược và mệt mỏi.
Lưu ý: 6 biến chứng của loét dạ dày không nên bỏ qua
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày khi mang thai
Tương tự như viêm loét dạ dày thông thường, viêm loét dạ dày thai kỳ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài những nguyên nhân thường gặp, mẹ bầu cũng có thể mắc bệnh lý này do ảnh hưởng của hormone và những thay đổi sinh lý xảy ra trong thời gian mang thai.
1. Rối loạn nội tiết tố
Trong thời gian mang thai, hormone trong cơ thể mẹ có sự thay đổi đột ngột. Cụ thể ở 3 tháng đầu thai kỳ, hormone estrogen sụt giảm đáng kể. Thay vào đó là sự gia tăng đột ngột của progesterone để làm dày niêm mạc tử cung và hạn chế tối đa tình trạng sảy thai. Bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi, hormone prolactin lại có xu hướng tăng lên đáng kể nhằm tạo nguồn sữa dồi dào chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ.
Thực tế, sự thay đổi của các hormone trong thời gian mang thai là nguyên nhân làm bùng phát nhiều bệnh lý, trong đó có viêm loét dạ dày. Theo các chuyên gia, mất cân bằng hormone có thể gây rối loạn hạ não – thượng thận và làm tăng lượng hormone cortisol. Cortisol là hormone được cơ thể sản sinh khi căng thẳng. Hormone này làm giảm lưu lượng máu ở dạ dày, đường ruột, đồng thời kích thích dạ dày tăng tiết axit và kết quả là hình thành ổ viêm, loét ở niêm mạc.
2. Chế độ ăn không phù hợp
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống (ăn quá cay, quá ngọt, mặn,…). Tuy nhiên, thói quen sử dụng nhiều thực phẩm chứa axit (me, cóc, xoài chua,…), gia vị cay nóng hoặc ăn quá mặn đều ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Duy trì các thói quen ăn uống này trong thời gian dài có thể khiến dạ dày tăng tiết axit và gây hình thành ổ viêm, loét ở niêm mạc.
Ngoài ra, một số mẹ bầu còn có thể bị viêm loét dạ dày tá tràng do thói quen ăn uống quá mức để tẩm bổ. Tuy nhiên, dạ dày và các cơ quan tiêu hóa chỉ có thể dung nạp một lượng thực phẩm nhất định trong 1 ngày. Bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, kích thích hoạt động tăng tiết axit và gây tổn thương niêm mạc.
Cần biết: Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
3. Lo âu quá mức
Có thể thấy, nhiều mẹ bầu có tâm lý lo lắng và căng thẳng trong suốt thời gian mang thai – đặc biệt là với những người lần đầu tiên làm mẹ. Áp lực về tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, lo lắng về việc chăm sóc con cái, dự định công việc,… khiến nhiều thai phụ rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức.
Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ mà còn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày mà nhiều người bỏ qua. Khi não bộ căng thẳng, hệ thần kinh não – ruột bị rối loạn dẫn đến tình trạng dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức. Ngoài ra, căng thẳng còn làm tăng hormone cortisol khiến lưu lượng máu tuần hoàn đến dạ dày giảm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và hình thành ổ viêm, loét.
4. Tăng áp lực ổ bụng
Từ tháng thứ 4 thai kỳ, tử cung của mẹ bầu giãn nở để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Sự giãn nở này kéo dài trong suốt thời gian mang thai và tăng mạnh vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, tử cung giãn nở cùng với cân nặng của thai nhi “vô tình” làm tăng áp lực ổ bụng và chèn ép các cơ quan tiêu hóa như đường ruột, dạ dày, thực quản,…
Sự chèn ép của tử cung khiến dạ dày co bóp quá mức gây đau dạ dày, trào ngược, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu,… Ngoài ra, tình trạng này còn khiến mẹ bầu bị táo bón và ăn uống kém.
5. Các nguyên nhân thường gặp khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, viêm loét dạ dày khi mang thai còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Vi khuẩn Hp là tác nhân thường gặp gây viêm loét dạ dày tá tràng. Ở một số người, vi khuẩn có thể tồn tại trong dạ dày nhưng không gây ra bất cứ triệu chứng nào khác thường. Tuy nhiên trong thời gian mang thai, sự thay đổi về hormone, căng thẳng,… tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Hp phát triển mạnh và gây ra ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày/ tá tràng.
- Hút thuốc lá/ hít khói thuốc thụ động: Mẹ bầu cũng có thể bị viêm loét dạ dày tá tràng do hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động. Các thành phần độc hại trong khói thuốc như asen, chì, nicotine,… có thể phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc và kích thích dạ dày tăng tiết axit quá mức. Tình trạng này kết hợp với thói quen ăn uống không phù hợp, rối loạn nội tiết,… khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng.
Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp viêm loét dạ dày đều xuất hiện trước khi mang thai. Dưới tác động của hormone và một số thay đổi sinh lý, triệu chứng của bệnh thường bùng phát đột ngột và nặng hơn về tần suất – mức độ trong thai kỳ.
Đọc ngay: Bệnh viêm loét dạ dày có lây không? Lây qua đường nào?
Viêm loét dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bệnh lý này không quá nghiêm trọng (nếu ở giai đoạn loét nông) và có thể kiểm soát thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên nếu vết loét ăn sâu vào cơ dạ dày, bác sĩ có thể cân nhắc về việc sử dụng một số loại thuốc để ngăn ngừa biến chứng xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày.
Ngoài các biến chứng thường gặp, viêm loét dạ dày khi mang thai còn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Mẹ bầu bị suy nhược, sụt cân
- Tăng nguy cơ sinh mổ
- Trẻ sinh non, nhẹ cân, sức khỏe kém
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý có thể điều trị và kiểm soát thông qua sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc được sử dụng đều có nguy cơ cao đối với phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ bầu cần tìm gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
Chia sẻ thêm: Loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Cách khắc phục
Chẩn đoán viêm loét dạ dày khi mang thai
Viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác như ốm nghén, trào ngược dạ dày, hội chứng dạ dày kích thích,… Trước khi điều trị, mẹ bầu cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán viêm loét dạ dày ở mẹ bầu bao gồm các bước sau:
- Thăm khám lâm sàng (triệu chứng, tiền sử dùng thuốc, tiền sử bệnh lý,…)
- Nội soi dạ dày (chỉ áp dụng cho trường hợp thai chưa quá 5 tháng tuổi)
- Xét nghiệm máu, phân hoặc test hơi thở để tìm sự hiện diện của vi khuẩn Hp
Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày cho bà bầu
Các phương pháp y tế gần như không được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai do nguy cơ và nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do đó, lựa chọn ưu tiên khi điều trị cho mẹ bầu là các phương pháp không dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt, sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên,…
Trong trường hợp ổ viêm loét có mức độ nặng, đang tiến triển và có nguy cơ xuất huyết cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc nếu lợi ích cao hơn rủi ro tiềm ẩn. Việc dùng thuốc khi mang thai có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc nếu chưa tham vấn y khoa.
Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày ở bà bầu:
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quản lý triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày – đặc biệt là ở mẹ bầu. Thực tế cho thấy, ăn uống khoa học có thể giúp thai phụ giảm triệu chứng, bảo vệ ổ viêm loét và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lý còn giúp mẹ bầu cải thiện cân nặng và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị viêm loét dạ dày tá tràng:
- Thay đổi các thói quen như ăn uống quá mức, ăn uống thất thường,… Thay vào đó, nên ăn từ 3 – 5 bữa/ ngày để cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Tuy nhiên, cần đa dạng nhóm thực phẩm, tránh bổ sung quá nhiều các món ăn bổ dưỡng chứa hàm lượng đạm và khoáng chất quá cao.
- Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit (xoài chua, cóc, me, chanh, tắc,…), món ăn chứa nhiều muối, đường và gia vị cay nóng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng nước ngọt có gas và các loại thức uống chế biến sẵn.
- Không dùng rượu bia và chất kích thích (trà đặc, rượu bia,…).
- Tránh sử dụng thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao như thịt chó, nhộng tằm,…
- Ăn chín uống sôi, tuyệt đối không dùng thực phẩm tái, sống trong thời gian mang thai.
- Để giảm đau dạ dày, nên dùng các món ăn mềm, dễ tiêu hóa (súp, canh, món hầm, cháo,…) và chia nhỏ bữa ăn. Ngoài ra, thói quen này còn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, cơ thể hấp thu tốt đạm và dưỡng chất có trong thực phẩm.
- Tăng cường các loại thực phẩm có khả năng trung hòa dịch vị và hỗ trợ giảm đau dạ dày như trái cây (tránh các loại quả cứng, nhiều axit), rau xanh, cá béo, ngũ cốc, các loại hạt, đậu,…
- Mẹ bầu cũng có thể dùng một số loại thực phẩm có tác dụng chống viêm tự nhiên để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như tỏi (nên dùng tỏi đen), gừng, hành tây, thìa là, nghệ,…
Đối với những mẹ bầu bị viêm loét nhẹ, chế độ ăn uống có thể kiểm soát gần như các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu,… Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các viên uống cung cấp vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Tin liên quan: Nguyên nhân viêm loét dạ dày tái phát và cách phòng chống
2. Mẹo chữa từ nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh điều chỉnh thói quen ăn uống, mẹ bầu cũng có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ phục hồi, tái tạo ổ viêm loét. Hầu hết mẹo chữa từ thảo dược đều có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ và có thể áp dụng lâu dài.
Để giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo chữa tự nhiên sau:
- Nghệ ngâm mật ong: Nghệ ngâm mật ong là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày được lưu truyền rộng rãi. Bài thuốc này có thể giảm cơn đau và hỗ trợ làm se vết loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng. Bên cạnh đó, nghệ ngâm mật ong còn mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai như cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe, chức năng đề kháng,… Đem ngâm 100g nghệ tươi cắt lát với 150ml mật ong trong 14 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn từ 2 – 3 lần, mỗi lần pha 1 – 2 thìa cà phê mật ong kèm với nghệ với nước ấm và dùng uống trực tiếp.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng giảm căng thẳng, an thần (ngủ ngon) và hỗ trợ điều hòa hoạt động bài tiết axit dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất apigenin trong hoa cúc còn có tác dụng kháng viêm và thúc đẩy tốc độ làm lành ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng. Mẹ bầu có thể dùng 7 – 8 bông hoa cúc khô hãm với nước sôi uống 2 lần/ ngày (sáng – tối trước khi ngủ). Khi uống, nên thêm đường phèn hoặc mật ong để tăng hương vị.
- Trà bạc hà: Nếu thường xuyên bị buồn nôn, nôn mửa, mẹ bầu có thể dùng trà bạc hà để cải thiện triệu chứng. Hoạt chất Menthol trong thảo dược này có tác dụng làm mát, giảm nhanh cảm giác đau, nóng rát ở vùng thượng vị và cầm nôn hiệu quả. Ngoài ra, trà bạc hà còn có tác dụng kích thích vị giác và giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu nên dùng từ 1 – 2 tách trà bạc hà ấm, có thể uống đều đặn sáng và tối trước khi ngủ hoặc dùng khi cơn đau bùng phát.
Dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa viêm loét dạ dày có hoạt tính mạnh hơn so với các mẹo kể trên. Tuy nhiên, hiệu quả và độ an toàn của các bài thuốc này chưa được chứng minh đối với bà bầu và người đang cho con bú. Do đó nếu có ý định áp dụng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.
Đọc ngay: Nghệ mật ong trị viêm loét dạ dày có tốt không?
3. Bài thuốc Đông y chữa viêm da dày
Bên cạnh những phương pháp trên, phụ nữ mang thai có thể tham khảo áp dụng một số bài thuốc Đông y như sau:
Bài thuốc số 1 – Sài hồ sơ can tán
- Nguyên liệu: Sài hồ 8g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, xuyên khung 8g.
- Cách dùng: Mang tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. Thời gian và liều lượng sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.
- Công dụng: Điều trị các chứng trướng bụng, đầy bụng, đau bụng thượng vị lan ra hai bên hông, táo bón, ợ hơi, ợ chua, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm huyền.
Bài thuốc số 2 – Sơ can bình vị tán
- Nguyên liệu: Bố chính sâm, ô tặc cốt, bắc sài hồ, kim ngân hoa, tam thất, bạch thược, quán chúng, mơ tam thể, lá khôi, nghệ vàng, cam thảo, bồ công anh, chè dây và một số thảo dược quý.
- Cách dùng: Thuốc được bào chế sẵn dưới dạng viên hoàn và dạng cao tiện dụng. Người bệnh sử dụng theo đúng thời gian và liều lượng do bác sĩ chỉ định.
- Công dụng: Bài thuốc có tác dụng chủ trị các trứng như: Trào ngược, ợ hơi, ợ chua, giúp kháng viêm, giảm đau, phục hồi các tổn thương ở niêm mạch dạ dày tá tràng…
Bài thuốc số 3 – Nhất Nam Bình vị khang đặc trị viêm loét dạ dày
- Nguyên liệu: Cây hang ma, Hoàng liên, Hoàng bá, Kê huyết đằng, Cây khem vàng, Hoàng cầm, Chè dây, Dạ cẩm….
- Cách dùng: Thuốc được bào chế sẵn dưới dạng viên hoàn, Mỗi ngày bạn uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần uống 10 viên trước ăn 20 phút. Trẻ em dưới 15 tuổi nên uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Công dụng: Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp. Đặc trị viêm loét dạ dày, làm lành các vết loét, tái tạo niêm mạc dạ dày.
Bài thuốc số 4 – Nhất quán tiễn
- Nguyên liệu: Sa sâm 12g, đương quy 12g, sinh địa 14, xuyên luyện tử 6g, câu kỷ tử 12g, mạch đông 12g.
- Cách dùng: Đêm tất cả nguyên liệu trên sắc với nước và uống mỗi ngày 1 thang. Thời gian và liều lượng cụ thể nên tham khảo bác sĩ.
- Công dụng: Bài thuốc giúp đặc trị các triệu chứng như đau âm ỉ vùng thượng vị, đau rát, cự án, ợ chua, miệng khô đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Bài thuốc số 5 – Hoàng kỳ kiến trung thang
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ 8g, quế chi 12g, gừng sống 5 lát, hương phụ 12g, cao lương khương 8g, bạch thược 10g, đại táo 16g, cam thảo 4g.
- Cách dùng: Bạn mang tất cả nguyên liệu trên sắc với 1 lít nước và uống mỗi ngày một thang.
- Công dụng: Bài thuốc có tác dụng giúp điều trị chứng đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, nôn ra nước trong, chứng tay chân lạnh, sợ lạnh, đi ngoài phân nát, táo bón, mạch hư tế, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt.
Các các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc Đông y đều được bào chế từ các loại nguyên liệu tự nhiên, do đó rất an toàn và lành tính, có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, các loại dược liệu Đông y thường cho kết quả khá chậm, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài để phát huy tác dụng. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định nên sử dụng bài thuốc nào.
Chia sẻ thêm: Top 15 Cây Thuốc Nam Trị Viêm Loét Dạ Dày Dễ Kiếm
4. Sử dụng thuốc Tây khi thực sự cần thiết
Hầu hết các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên rất hiếm khi được chỉ định – đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Với những mẹ bầu có ổ loét sâu và nguy cơ xuất huyết dạ dày cao, bác sĩ có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc để kiểm soát tiến triển của bệnh từ tháng 4 trở đi.
Mục tiêu của việc sử dụng thuốc cho mẹ bầu là cải thiện triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của ổ viêm loét. Sau khi sinh nở, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh lý và lên phác đồ điều trị để phục hồi, tái tạo ổ loét hoàn toàn.
Đối với mẹ bầu bị viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng để cầm nôn, giảm nôn mửa,…
- Thuốc trung hòa axit (Aluminium, Magnesi hydroxyl,…) cho tác dụng tại chỗ, ít hấp thu vào máu nên hầu như không gây hại cho thai phụ và thai nhi. Thuốc được sử dụng để giảm đau dạ dày và một sốt triệu chứng đi kèm.
- Một số loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể được sử dụng để ức chế tiết axit, hỗ trợ làm lành vết loét và ngăn chặn vết loét tiến triển nặng
Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ thường chỉ định thuốc ở liều thấp để đảm bảo an toàn. Như đã đề cập, việc sử dụng thuốc trong thời gian này chỉ có mục đích là ngăn chặn và làm chậm tiến triển của ổ viêm, loét. Do đó, mẹ bầu không nên nóng vội tự ý tăng liều để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.
Xem thêm: Top 9 thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất
Địa chỉ chữa viêm loét dạ dày uy tín nhất
Để giúp điều trị bệnh một cách an toàn hiệu quả nhanh đạt kết quả nhanh nhất, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để điều trị bệnh. Dưới đây danh sách 5 địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm loét dạ dày uy tín, bạn có thể tham khảo để thuận tiện hơn trong quá trình đi khám.
Bệnh viện đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, được rất nhiều người bệnh đánh giá tốt. Đây là một trong những bệnh viện hàng đầu tại thủ đô có dịch vụ khám chữa bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa trong đó có bệnh viêm loét dạ dày.
Bệnh nhân tới khám bệnh tại đây đều sẽ được các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị. Ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có đội ngũ cán bộ nhân viên là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ, Điều dưỡng được đào tạo bài bản tại trường Đại học Y Hà Nội và được tu nghiệp tại nước ngoài như Pháp, Nhật, Hàn, Italia, Australia,…
- Địa chỉ: Số 1 đường Tôn Thất Tùng thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0243 5747 788.
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến đầu của cả nước trong việc thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa trong đó có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khoa tiêu hóa của bệnh viện là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại miền Bắc, được rất nhiều người ghé qua.
Hệ thống trang thiết bị nội soi hiện đại của bệnh viện được Bộ Công Thương Nhật Bản tài trợ, có độ phóng đại lớn và giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư từ sớm.
Bệnh nhân khi đến đây sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị nội soi nhằm xác định chính xác tình trạng viêm loét. Từ đó có thể tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.
- Địa chỉ: Tầng 5 nhà P, bên trong Bệnh viện Bạch Mai, số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0246 2598 285.
Bệnh viện Thanh Nhàn
Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện công lập đa khoa hạng nhất của Hà Nội. Hiện đây được xem là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và chất lượng hàng đầu được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng. Thế mạnh của bệnh viện đó là sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…
Bên cạnh những kỹ thuật thăm khám phổ biến như nội soi, nội soi gây mê,… Bệnh viện Thanh Nhàn còn tích hợp các phương pháp điều trị hiện đại như chụp CT đại tràng. Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện những bất thường trong đường ruột, đặc biệt là bệnh ung thư.
Chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện cũng đã mời được rất nhiều bác sĩ giỏi về điều trị như: GS.TS Hà Văn Quyết, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, GS.TS Hoàng Công Đắc,… Một ưu điểm khác của Bệnh viện Thanh Nhàn đó là rất ít khi xảy ra tình trạng quá tải và phải xếp hàng chờ lâu như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức,…
- Địa chỉ: Số 42 phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3971 4363.
Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân Tộc
Người bệnh, nhất là phụ nữ đang mang thai có nhu cầu sử dụng thuốc từ các loại dược liệu tự nhiên có thể tới khám bệnh tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân Tộc.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, vượt qua bao khó khăn, thăng trầm của thời cuộc, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc đã không ngừng hoàn thiện, vươn lên và trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín hàng đầu trong lĩnh vực y tế sức khỏe.
Hiện Trung tâm đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Sơ can Bình vị tán, có tác dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó đơn vị còn sở hữu nhiều bài thuốc bí truyền khác được nghiên cứu và điều chế bởi đội ngũ bác sĩ giáo sư giỏi trong giới y học lâm sàng, có thể kể đến như Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Thư, Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh,…
- Địa chỉ: BT31, Ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Trung Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 090 477 86 82.
Nhất Nam Y Viện
Thêm một địa chỉ khác chữa bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai bằng Y học cổ truyền đó chính là Nhất Nam Y Viện. Đối với những người chuyên chữa bệnh bằng thuốc Đông y chắc chắn đã không còn xa lạ với đơn vị này.
Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh mang phong cách cung đình, tái hiện lại Thái Y Viện triều Nguyễn một cách đầy sinh động. Từ hệ thống kiến trúc, không gian, màu sắc, bài trí, đến các bài thuốc chữa bệnh… đều mang đậm giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử. Để lại những dấu ấn riêng biệt, khó phai trong lòng mỗi người.
Mỗi bài thuốc tại đây đều là thành quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc – được chuyển giao cho Nhất Nam Y Viện ứng dụng trong khám và điều trị bệnh cho người dân. Bên cạnh đó, đơn vị còn sở hữu đội ngũ thầy thuốc, bác sĩ giỏi, có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghề như: Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, thầy thuốc Nguyễn Thị Nhuần, thầy thuốc Lê Hữu Tuấn,…
- Địa chỉ: Số 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 092 842 11 02.
Xem thêm: Phác Đồ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày HP
Chăm sóc và phòng ngừa viêm loét dạ dày khi mang thai
Viêm loét dạ dày khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, mẹ bầu nên xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa vết loét tiến triển nặng. Ngoài ra, các biện pháp chăm sóc còn hỗ trợ phòng ngừa viêm loét dạ dày ở những mẹ bầu có nguy cơ cao.
Cách chăm sóc cho mẹ bầu bị viêm loét dạ dày:
- Xây dựng chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ bầu nên chú ý thay đổi các nhóm thực phẩm tùy theo giai đoạn phát triển của bé để đảm bảo thai nhi phát triển tốt và toàn diện.
- Hạn chế căng thẳng và làm việc quá mức. Thay vào đó, nên tập thể dục nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để ổn định hoạt động bài tiết axit của dạ dày. Ngoài ra, các biện pháp này còn giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe và duy trì tâm lý thoải mái, lạc quan trong suốt thai kỳ.
- Hiện nay, nhiều công ty dược phẩm có nghiên cứu và phát triển một số loại TPCN dành riêng cho bà bầu bị viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu có ý định sử dụng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người để tránh hít phải khói thuốc lá. Nếu trong gia đình có người thân thường xuyên hút thuốc, nên góp ý để đảm bảo môi trường sống trong lành, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và sức khỏe của thai nhi.
- Nếu mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn Hp, cần ăn uống riêng, hạn chế sử dụng chung các vật dụng cá nhân và chú ý vệ sinh tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho những người thân trong gia đình.
Viêm loét dạ dày khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, thai phụ cần chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường. Hạn chế tình trạng chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng, ổ viêm ăn sâu vào cơ dạ dày dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Tham khảo thêm:
- Bệnh viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không? Bao Lâu Khỏi?
- Bệnh viêm loét dạ dày trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị