Nội dung chính

Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người nói chung và đặc biệt là bệnh nhân bị đau dạ dày. Việc lựa chọn các món ăn phù hợp sẽ góp phần cải thiện, làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh, phát huy tốt nhất hiệu quả khi sử dụng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về thực đơn cho người đau dạ dày để quý bạn đọc cùng tham khảo. 

Nguyên tắc khi lựa chọn thực đơn cho người đau dạ dày

Ăn uống không điều độ, khoa học, sử dụng thực phẩm thiếu lành mạnh là nguyên nhân gây ra căn bệnh đau dạ dày, đồng thời khiến bệnh chuyển biến chiều hướng xấu. Vì thế, việc xây dựng một thực đơn khoa học và lành mạnh là hết sức cần thiết với người bị đau dạ dày.

Theo các chuyên gia, khi xây dựng thực đơn nói chung hoặc thực đơn ăn kiêng cho người đau dạ dày cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây.

Chọn nhóm thực phẩm tốt với dạ dày

Chế độ ăn cho người đau dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua nhóm các thực phẩm có khả năng ổn định hoạt động của dạ dày. Những thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ và làm lành các vết thương ở niêm mạc. Nhờ đó, các cơn đau không còn nguy cơ tái phát.

Trong thời gian điều trị bệnh lý ở dạ dày thì bệnh nhân nên chú trọng trong việc lựa chọn thực phẩm giúp trung hòa nồng độ axit dạ dày. Lý do là bởi dư axit dạ dày là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản hay viêm loét dạ dày tá tràng,…

Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây.

Rau xanh là nhóm thực phẩm cực kỳ cần thiết trong thực đơn của những người bị đau dạ dày
Rau xanh là nhóm thực phẩm cực kỳ cần thiết trong thực đơn của những người bị đau dạ dày
  • Rau xanh: Là nhóm thực phẩm cần thiết hàng đầu trong thực đơn cho người đau dạ dày hoặc người mắc các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa. Rau mồng tơi, rau ngót, bông cải xanh là những thực phẩm nên dùng bởi chúng chứa lượng chất xơ, vitamin dồi dào.
  • Nhóm thực phẩm chống oxy hóa: Chế độ ăn uống cho người đau dạ dày không thể bỏ qua nhóm thực phẩm chống oxy hóa. Ví dụ như flavonoid có trong bông cải xanh hay curcumin có trong nghệ tươi,… Những thành phần giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả, chống oxy hóa đồng thời làm lành các vết loét.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Bệnh nhân đau dạ dày nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin như quả bơ, việt quất, lựu, khoai lang, đu đủ, ớt chuông, bông cải xanh. Chúng sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch, tái cấu trúc cho niêm mạc dạ dày.
  • Thực phẩm giàu thành phần Probiotic: Nhóm thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh của đường ruột, nhờ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động xấu hoặc tổn thương.
  • Thực phẩm giàu Pectin: Pectin chính là chất xơ thực vật, có thể tìm thấy trong các loại quả như ổi, táo, nho, dâu tây và các loại rau có màu xanh đậm. Chúng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện các vấn đề ở đường ruột.
  • Nhóm ngũ cốc: Một trong những loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho người viêm dạ dày đó là các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì,… Hàm lượng chất xơ của chúng sẽ giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc của dạ dày.

Đọc ngay: Top 7 Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày

Cân bằng dinh dưỡng

Thực đơn cho người đau dạ dày cần phải cân bằng dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất đem đến một cơ thể khỏe mạnh, tránh các tác nhân gây bệnh khác. Đảm bảo đủ lượng chất dinh dưỡng cũng là cách giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các dưỡng chất quan trọng cùng với hàm lượng cần nạp vào cơ thể thường gồm có như sau:

  • Protein: Có hàm lượng từ 12 – 20%.
  • Glucid: Có hàm lượng từ 60 – 70%.
  • Lipid: Có hàm lượng từ 15 – 20%.
  • Hàm lượng Calo: Thông thường từ 30 – 35Kcal trên 1kg trong 1 ngày.
Tính toán hàm lượng dinh dưỡng cân bằng là rất cần thiết khi lên thực đơn
Tính toán hàm lượng dinh dưỡng cân bằng là rất cần thiết khi lên thực đơn

Bên cạnh đó, trong chế độ ăn cho người bị đau dạ dày cũng cần phải đảm bảo nạp đầy đủ các khoáng chất bao gồm vitamin và muối khoáng cần thiết khác.

Chế biến thức ăn dạng mềm và lòng

Bệnh nhân bị đau dạ dày trong đêm cần ưu tiên chế biến thức ăn bằng các dạng mềm, lỏng, thanh đạm. Điều này sẽ giúp giảm áp lực tác động tới dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, ổn định và nhẹ nhàng. Dạ dày khi ấy dù không phải hoạt động quá nhiều nhưng vẫn hấp thụ đủ lượng chất dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể.

Trong chế độ ăn uống của người đau dạ dày cần cân nhắc và lựa chọn sử dụng nhóm các loại thức ăn mềm bao gồm:

  • Súp, cháo, canh rau củ, canh hầm xương.
  • Có thể dùng khoai lang luộc, khoai tây nghiền.
  • Các loại cháo từ yến mạch hoặc lúa mì.
  • Một số loại trái cây mềm bao gồm đu đủ, bơ, na,…

Bổ sung đủ lượng nước

Thực đơn cho người đau dạ dày chắc chắn không thể thiếu nước, nhưng người bệnh cần cân nhắc để bổ sung đúng cách và đủ lượng. Uống đủ lượng nước sẽ giúp tăng cường sức khỏe, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chuyển hóa diễn ra tốt nhất.

Bệnh nhân nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày
Bệnh nhân nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày

Nước cũng là thành phần giúp hỗ trợ trung hòa dịch vị acid dạ dày, cho cơ thể khỏe mạnh, da trắng hồng và căng bóng. Bệnh nhân bị đau dạ dày cần lưu ý nguyên tắc sau đây khi bổ sung nước vào cơ thể:

  • Nên uống mỗi buổi sáng 1 ly nước sau khi thức dậy, sau bữa ăn sáng 1 giờ có thể uống thêm 1 cốc.
  • Mỗi ngày, người bệnh nên nạp đủ từ 1.5 tới 2 lít nước, nên phân chia thời gian để uống và không chờ tới khi quá khát mới uống liền 1 lúc.
  • Nên bổ sung thêm nước ép từ các loại trái cây, rau củ, sữa tươi, sữa hạt.
  • Không sử dụng các loại nước uống có gas vì có thể gây ra tình trạng ợ hơi, đầy bụng.

Chia sẻ thêm: Đau dạ dày có nên ăn cà chua không? Chuyên gia giải đáp

Nên kiêng nhóm thực phẩm gây hại

Trong chế độ ăn cho người loét dạ dày cần tránh các loại thực phẩm gây hại. Nhóm thực phẩm này có thể làm gia tăng tình trạng đau, thậm chí dẫn đến viêm loét, xuất huyết khiến bệnh lý tiến triển nặng và khó điều trị hơn. Cụ thể nhóm này sẽ bao gồm:

  • Đồ ăn có lượng dầu mỡ cao: Sử dụng nhiều nhóm các đồ ăn chiên rán sẽ gây ra áp lực lớn cho dạ dày, vô tình tạo ra những tổn thương nặng nề hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều loại thực phẩm có chứa lượng dầu mỡ cao còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu hoặc gan nhiễm mỡ.
Người bệnh không nên sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích
Người bệnh không nên sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích
  • Đồ uống và thực phẩm có chứa chất kích thích: Thực đơn cho người đau dạ dày không nên có nhóm thực phẩm và đồ uống chứa chất kích thích như bia rượu, thuốc lá. Chúng là nguyên nhân làm xuất huyết, viêm loét dạ dày và dẫn đến các bệnh lý ở gan, thận, tim,…
  • Đồ ăn cay nóng: Nhóm đồ ăn cay nóng hoặc có gia vị đậm sẽ làm tổn thương thành dạ dày, gây ra viêm loét, xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.
  • Thực phẩm lên men: Nhóm thực phẩm lên men không nên xuất hiện trong thực đơn của người đau dạ dày. Lý do là bởi chúng có thể làm tăng nồng độ acid, gây áp lực khiến cơ quan này phải hoạt động nhiều hơn, làm xuất hiện tình trạng đau đớn, trào ngược, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng.

Tóm lại thực đơn cho người đau dạ dày nên tăng cường nhóm rau củ quả, đồ ăn mềm và hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm lên men, đồ uống có chứa chất kích thích,…

Có thể bạn cần: Top 12 món cháo cho người bị đau dạ dày

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người đau dạ dày

Căn cứ vào những nguyên tắc khi lên thực đơn cho người đau dạ dày ở trên, dưới đây là gợi ý các món tốt với người bệnh chia theo thực đơn mỗi ngày.

Thực đơn ngày 1

  • Bữa sáng: Nên ăn lúc 7 giờ sáng với thực đơn bao gồm cháo thịt bằm và 200ml sữa.
  • Bữa trưa: Gồm thịt băm sốt cà chua, cơm nấu, trứng rán và bí đao luộc, nên ăn lúc 11 giờ.
  • Bữa phụ: Có thể ăn bữa phụ vào lúc 14 giờ với các trái cây như lê, thanh long, dưa hấu hoặc táo.
  • Bữa tối: Thực đơn buổi tối cho người bị đau dạ dày là rau cải luộc, cá kho, thịt băm với cơm nấu nát, nên ăn lúc 18 giờ.

Thực đơn ngày 2

  • Bữa sáng: Nên bắt đầu bữa sáng vào lúc 7 giờ với một bát phở thịt băm.
  • Bữa trưa:  Các món của bữa trưa là cá quả hấp sả, rau su su luộc, đậu phụ sốt cà chua và cơm nấu nát.
Bổ sung rau su su vào thực đơn
Bổ sung rau su su vào thực đơn
  • Bữa phụ: Nên ăn lúc 14 giờ với dưa hấu.
  • Bữa tối: Thực đơn buổi tối bao gồm thịt gà rang, bí đỏ nấu và cơm nấu nát.

Thực đơn ngày 3

  • Bữa sáng: Người bị đau dạ dày nên dùng 1 cốc sữa tươi với 1 bánh mì kẹp thịt.
  • Bữa trưa: Thực đơn dành cho bữa trưa bao gồm thịt lợn vai luộc, trứng gà luộc, rau cải xào và cơm nấu nát.
  • Bữa phụ: Người bị đau dạ dày nên ăn một quả hồng xiêm vào bữa phụ lúc 14 giờ.
  • Bữa tối: Thực đơn của bữa tối lúc 18h sẽ bao gồm canh khoai tây hầm, thịt bò kho nhừ, tôm rang và cơm nấu nát.

Lưu ý: Bị đau dạ dày có nên uống sữa? Loại sữa nào tốt?

Những lưu ý cần ghi nhớ để hỗ trợ điều trị bệnh lý đau dạ dày

Bệnh nhân bị đau dạ dày, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa còn cần phải thực hiện chế độ ăn khoa học, phù hợp. Cụ thể người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Có thói quen nhai kỹ, ăn chậm nhằm giảm áp lực tới dạ dày, đồng thời tăng khả năng chuyển hóa năng lượng.
  • Nên chia nhỏ các bữa trong ngày và không ăn quá no một lúc để hạn chế việc dạ dày phải hoạt động co bóp quá mức.
  • Không nên nhịn hoặc bỏ qua bất cứ bữa ăn nào ở trong ngày bởi nếu để đói sẽ làm tăng tiết acid dạ dày, khiến tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.
  • Không sử dụng các đồ ăn cứng, khô, khó hấp thụ hoặc thực phẩm quá nóng để quá trình tiêu hóa tốt hơn.
  • Người bệnh không hoạt động mạnh, không chạy nhảy ngay sau khi ăn vì sẽ gây xóc bụng, làm gia tăng tình trạng đau dạ dày.
  • Bệnh nhân tránh làm việc căng thẳng hoặc áp lực tâm lý vì đây là nguyên nhân khiến bệnh tình nặng thêm.

Trên đây là các thông tin liên quan tới thực đơn cho người đau dạ dày để độc giả cùng tham khảo. Một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Test HP qua hơi thở là một trong các phương pháp kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP dạ dày một cách nhanh chóng, chính xác. Vậy xét nghiệm HP qua hơi thở...

Xem chi tiết

Xét nghiệm máu tìm HP là một trong những phương pháp đang được tiến hành tại các cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn xét nghiệm máu HP có...

Xem chi tiết

Viêm loét dạ dày tá tràng có lây không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, bệnh lý này hầu như không có khả năng lây nhiễm nếu xảy ra thói...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở rất nhiều người. Vậy tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Cách điều trị nào...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe