Nội dung chính

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa thường gặp, bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trào ngược dạ dày không chỉ gây đau thượng vị mà đôi khi cơn đau còn xuất hiện ở vùng lưng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau lưng và cách xử lý thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này. 

⇒Xem ngay: Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục

Trào ngược dạ dày có gây đau lưng không?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày gồm pepsin, acid HCL, dịch mật, thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản. Bệnh được chia làm 2 dạng là trào ngược sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý. Các triệu chứng điển hình thường gặp là ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nóng rát thượng vị, hay bị ho, khó nuốt, khàn giọng…

Đau lưng không phải triệu chứng thường gặp nhưng có xuất hiện ở người đau dạ dày
Đau lưng không phải triệu chứng thường gặp nhưng có xuất hiện ở người đau dạ dày

Đau lưng không phải là triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Triệu chứng này chỉ xuất hiện ở một số người bệnh, hay xảy ra sau khi ăn hoặc khi nằm nghiêng ngửa. Người bệnh có thể bị đau lưng nếu tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng, đau thượng vị và dạ dày lan rộng gây ra đau lưng, khó chịu ở vùng ngực và cổ họng. Đôi khi người bệnh có thể bị đau nhói thượng vị và lan ra sau lưng.

Đau lưng là triệu chứng có xuất hiện ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Một số người bệnh bị đau, nóng rát thượng vị, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Mức độ và tần suất cơn đau phụ thuộc vào cấp độ, tình trạng bệnh cùng thói quen, lối sống của bệnh nhân. Có nhiều nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày kèm theo đau lưng.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau lưng

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường  là đau dạ dày, nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn… Cơn đau có thể khởi phát ở vùng thượng vị và lan ra sau lưng. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

1. Acid dịch vị tác động đến các dây thần kinh

Như đã đề cập, trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày gồm pepsin, acid HCL, dịch mật, thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản. Sau đó phần lớn thời gian là dịch vị chảy trở lại vào dạ dày và vùng thượng vị gây đau, nóng rát thượng vị.

Khi dịch vị dạ dày trào ngược vào thực quản, có thể gây kích thích các dây thần kinh ở vùng thượng vị. Gây ra cảm giác đau cồn cào, nóng rát hoặc đau âm ỉ, quặn thắt khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng đến các dây thần kinh thượng vị, acid dạ dày còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở vùng ngực, lưng và vai, gây ra các cơn đau ở những vị trí này.

Đau dạ dày, đau thượng vị dữ dội, cơn đau lan ra ngực, vai, lưng có thể kéo dài hoặc ngắn tùy vào tình trạng và mức độ bệnh. Chúng ta biết rằng, cơ thể có một mạng lưới các dây thần kinh liên kết phức tạp. Khi có sự kích thích ở vùng dạ dày, thực quản và các cơ quan xung quanh, tín hiệu sẽ được gửi đến não khiến chúng ta có cảm giác đau ở nhiều vùng khác nhau khi bị trào ngược, bao gồm cả đau lưng.

2. Do tư thế ngủ sai

Tư thế ngủ cũng có thể là một trong những nguyên nhân trào ngược gây đau lưng. Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh thường được khuyên nên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, kê cao gối hoặc nâng cao phần đầu giường để giúp hạn chế tình trạng trào ngược acid dạ dày.

Ngủ sai tư thế có thể khiến chúng ta bị đau cổ vai gáy và lưng
Ngủ sai tư thế có thể khiến chúng ta bị đau cổ vai gáy và lưng

Tuy nhiên, do hiểu sai cách, thay vì nằm gối tam giác dài đến hết phần cột sống lưng, nhiều người chỉ xếp chồng nhiều gối và kê cao phần đầu cổ. Hậu quả là cột sốt lưng cổ của bạn không được thẳng, đúng tư thế, tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn bị đau lưng, lâu ngày còn có thể gây ra các bệnh lý về cột sống.

Có 2 tư thế được khuyến khích nên áp dụng cho người bị trào ngược dạ dày là tư thế nằm ngửa, kê cao phần đầu giường để tạo độ dốc hoặc dùng gối tam giác chống trào ngược dạ dày và tư thế nằm nghiêng giữa hai chân kẹp một chiếc gối ôm. Chúng ta cần tạo độ nghiêng cho cả phần đầu cổ và lưng, không nên chỉ kê cao đầu. Việc kê cao đầu mặc dù có thể làm giảm phần nào triệu chứng bệnh nhưng lại có thể gây ra các vấn đề về xương khớp.

⇒Đừng bỏ qua: Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào tốt? Chuyên gia tư vấn

3. Nguyên nhân khác

Trào ngược dạ dày gây đau lưng cũng có thể có liên quan đến một số nguyên nhân, yếu tố khác như:

  • Nôn ói nhiều: Ợ hơi, ợ chua, nôn ói nhiều khiến cơ lưng phải liên tục gồng lên, dẫn đến nhức mỏi cơ thể. Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ cơn đau mà triệu chứng đau lưng có thể nhẹ hoặc nặng.
  • Do đau thượng vị, đầy hơi kéo dài: Đầy hơi, chướng bụng, đau thượng vị do áp lực vùng bụng tăng lên, tình trạng này có thể gây áp lực lên vùng cột sống và các cơ quan lân cận, dẫn đến đau lưng thường xuyên.
  • Do bệnh lý xương khớp: Cũng có những trường hợp người bệnh vừa mắc bệnh trào ngược dạ dày, vừa mắc bệnh xương khớp nên có thể gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày đau lưng. Đau lưng có thể do lười vận động, thừa cân béo phì, tư thế ngồi sai, do khối u hoặc các bệnh lý như hẹp ống sống, thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng…

Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây đau lưng

Để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng, trước hết người bệnh cần điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ho, đau họng, khó nuốt, viêm thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, barrett thực quản, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trào ngược dạ dày gây đau lưng có thể được điều trị, cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như:

1. Điều trị bằng thuốc Tây Y

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Có thể kể đến như:

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid): Thường là các thuốc như Calci carbonate, magie trisilicate, nhôm hydroxide, natri bicarbonate, magie carbonate… Thuốc hoạt động dựa trên nguyên lý tác động trung hòa axit dạ dày, có thể phối hợp với PPI hoặc dùng đơn độc để giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
  •  Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Là lựa chọn hàng đầu trong điều trị trào ngược dạ dày, có tác dụng ngăn chặn sản xuất axit, làm giảm triệu chứng bệnh. Thường được sử dụng là rabeprazole và omeprazole, dùng trước bữa ăn 30 – 60 phút.
  • Thuốc kháng histamin H2: Được dùng khi có trào ngược về đêm, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với antacid, PPI, thường là cetirizin, loratadin, fexofenadin… Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, ù tai, khô miệng, mờ mắt, táo bón…
  • Thuốc hỗ trợ kích thích nhu động ruột (Prokinetics): Thường dùng là Domperidone hoặc Metoclopramid, có tác dụng làm tăng áp lực cơ thắt dưới, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.
Có nhiều loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày
Có nhiều loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Các thuốc điều trị trào ngược dạ dày có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh nhanh tuy nhiên khó điều trị dứt điểm căn nguyên bệnh. Không chỉ vậy, trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần đặc biệt thận trọng, sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định.

2. Điều trị trào ngược dạ dày gây đau lưng bằng thuốc nam

Thuốc nam chỉ nên sử dụng đối với những trường hợp trào ngược nhẹ, mới xuất hiện, chủ yếu là các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, nóng vùng thượng vị. Thuốc nam thường có tác dụng chậm, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện do sử dụng thuốc nam, bạn cần thận trọng khi áp dụng.

Một số cây thuốc nam thường được dùng để chữa trào ngược dạ dày gây đau lưng có thể kể đến như:

  • Nghệ vàng: Nghệ vàng chứa curcumin, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy làm lành tổn thương trong dạ dày. Bạn có thể lấy 1 muỗng tinh bột nghệ, pha với nước và một muỗng mật ong, sử dụng đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
  • Lá mơ lông: Lá mơ lông chứa sulfur dimethyl disulphide, có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề, ức chế hại khuẩn ở dạ dày. Bạn có thể ăn sống lá mơ lông, dùng lá mơ lông để chế biến món ăn hoặc ép lá mơ lông lấy nước uống đều được.
Nghệ vàng và mật ong thường được sử dụng để trị trào ngược dạ dày
Có nhiều loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống, thói quen

Để điều trị trào ngược dạ dày gây đau lưng, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Người bệnh cần:

  • Tích cực bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Nên xác định được trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và kali như táo, dưa hấu, chuối…; các thực phẩm có thể cải thiện tiêu hóa như khoai tây, súp lơ, măng tây, dưa chuột…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây ợ nóng, trào ngược như rượu bia, thuốc lá, thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều axit…
  • Nên luyện tập thể thao đều đặn, đúng cách để tăng cường sức khỏe. Có thể chọn tập yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ chậm để cải thiện sức khỏe và giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

[Giải đáp chi tiết]: Các Loại Rau Củ Quả Tốt Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày

5. Cách giảm trào ngược dạ dày nhanh chóng tại nhà

Khi bạn bị trào ngược dạ dày khiến thượng vị đau, nóng rát khó chịu, chúng ta có thể giảm triệu chứng khó chịu này một cách nhanh chóng bằng cách mẹo hay dưới đây:

  • Dùng trà gừng mật ong: Lấy 1 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch, cho vào cốc nước sôi, hãm 3 – 5 phút, thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều, uống khi còn ấm để giảm đau dạ dày và các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
  •  Nhai kẹo cao su: Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể nhai kẹo cao su khoảng 30 phút để giúp kích thích tiết ra nhiều enzyme tiêu hóa, từ đó giảm gánh nặng cho dạ dày và ngăn cản quá trình sản xuất axit.
  • Uống trà hoa cúc: Bạn có thể dùng 1 cốc trà hoa cúc la mã, có thể thêm 1 – 2 thìa mật ong, khuấy đều, uống khi cảm giác khó chịu hoặc trước khi đi ngủ để giảm hiện tượng trào ngược dạ dày về đêm.

Lời khuyên dành cho người bị trào ngược dạ dày đau lưng

Khi bị trào ngược dạ dày đau lưng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu chỉ nghi ngờ bị trào ngược dạ dày, chưa thăm khám, tốt nhất bạn cần sớm thăm khám và điều trị tại các phòng khám, bệnh viện uy tín để xác định tình trạng bệnh và có biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Trào ngược dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dù áp dụng phương pháp nào, bạn cũng cần phối hợp theo phác đồ của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, hay tăng giảm liều lượng thuốc dù là thuốc Đông Y hay thuốc Tây Y.
  • Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối, tích cực bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Ăn chậm nhai kỹ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh để bụng quá đói, tránh ăn quá no. Ăn thực phẩm chín, đã được chế biến cẩn thận, tránh các thực phẩm sống, nhất là các món gỏi, tiết canh.
  • Hạn chế uống nhiều cà phê, trà đặc, không hút thuốc lá hay ngửi mùi thuốc lá thụ động, ngủ đúng giờ, đúng giấc, tránh thức khuya, giữ tâm trạng vui vẻ, thư thái, tránh căng thẳng stress quá mức.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng mà bạn có thể tham khảo. Khi gặp phải các triệu chứng như đau, nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, hơi thở có mùi hôi, đau lưng… tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để được tư vấn và can thiệp kịp thời, đúng cách.

⇒Xem thêm: Các mức độ của bệnh trào ngược dạ dày bạn nên biết để phòng tránh

Triệu chứng liên quan