Trong rất nhiều trường hợp, bệnh trào ngược dạ dày có thể gây viêm họng. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần sớm phát hiện và có cách xử lý đúng đắn. Nếu người bệnh chủ quan, các biến chứng hoàn toàn có thể phát sinh.
Vì sao bệnh trào ngược dạ dày gây viêm họng?
Trào ngược dạ dày thực quản là thuật ngữ đề cập đến các biểu hiện xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên vùng thực quản hay xa hơn là lên thanh quản, miệng hay cả phổi. Dịch vị dạ dày có chứa acid nên khi trào ngược có thể gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc. Từ đó dẫn tới các triệu chứng đau dạ dày, nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn…
Về mặt bản chất, trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng cơ thắt dưới thực quản bị rối loạn chức năng đóng – mở. Từ đó sẽ khiến cho thức ăn cùng với dịch vị dạ dày bị đẩy lên mỗi khi dạ dày co bóp để tiêu hóa. Theo thời gian, thực quản có thể bị viêm tấy, sưng loét hay xuất huyết. Thậm chí nguy hiểm hơn là xuất hiện các tổn thương tiền ung thư do tác động của acid.
Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, trào ngược dạ dày có thể gây viêm họng. Nguyên nhân chính được xác định là niêm mạc họng có cấu trúc không giống với cấu trúc của niêm mạc dạ dày. Chính vì thế mà khi acid dịch vị dạ dày trào ngược và tác động lên niêm mạc họng sẽ dễ dàng phá hủy cấu trúc. Đồng thời kích thích và gây viêm đau ở vùng họng.
Niêm mạc họng bị tổn thương còn tạo điều kiện thuận lợi cho các các nhân gây hại xâm nhập. Từ đó khiến cho tình trạng viêm nhiễm ở hầu họng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Đa phần các trường hợp viêm họng do trào ngược dạ dày đều có triệu chứng giống như chứng viêm họng do các nguyên nhân khác. Điển hình như đau họng, khô rát họng, đau khi nuốt… Tuy nhiên nếu là do trào ngược thì còn kèm theo các triệu chứng khác. Ví dụ như nóng rát thượng vị, ăn không tiêu, nấc liên tục, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn…
Tìm hiểu định nghĩa: Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Trào ngược dạ dày gây viêm họng nguy hiểm không?
So với các chứng viêm họng thông thường thì viêm họng do trào ngược dạ dày được đánh giá là có mức độ nghiêm trọng hơn. Bởi các triệu chứng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời thì acid dạ dày sẽ tiếp tục làm tổn thương niêm mạc họng và thực quản.
Theo thời gian, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như:
- Viêm thực quản: Acid dịch vị dạ dày có thể gây kích thích và làm tổn thương các mô lót ở hầu họng.
- Ho liên tục: Trào ngược dạ dày gây viêm họng đặc trưng bởi tình trạng kích thích gây khó chịu ở vùng họng. Người bệnh sẽ bị ho liên tục và có cảm giác đau nhiều ở họng. Nhiều trường hợp còn bị khàn giọng.
- Khó nuốt: Tình trạng này thường xảy ra khi niêm mạc họng bị tổn thương nặng nề và hình thành nên các mô sẹo. Ngoài gây khó nuốt thì nhiều trường hợp còn gây chít hẹp thực quản.
- Barrett thực quản: Barrett thực quản đặc trưng bởi tình trạng các tế bào bên trong niêm mạc thực quản bị tổn thương do acid dạ dày và chúng sẽ có sự thay đổi để giống với tế bào ở niêm mạc tá tràng. Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Ngoài các biến chứng phổ biến nêu trên thì nhiều người bệnh còn có khả năng gặp phải các vấn đề khác. Điển hình như chứng hôi miệng, áp xe hầu họng, viêm dây thanh quản, viêm hầu họng thanh quản…
Nên đọc: Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Lưỡi, Trắng Lưỡi Và Cách Điều Trị
Cách xử lý khi bị trào ngược dạ dày gây viêm họng
Bệnh trào ngược dạ dày gây viêm họng thường làm phát sinh các triệu chứng đặc trưng. Điển hình như khô rát cổ họng, đau họng, ho khan, nghẹn vướng cổ và đôi khi còn gây khàn tiếng nhẹ. Đi kèm với đó là các triệu chứng ăn không tiêu, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu…
Tình trạng này có thể được kiểm soát ổn định hoặc chữa khỏi hoàn toàn. Dưới đây là cách xử lý khi bị trào ngược dạ dày gây viêm họng:
1. Sớm thăm khám bác sĩ
Viêm họng là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến. Bệnh lý này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó nó là một trong những hệ quả thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày.
Tốt nhất khi phát hiện các dấu hiệu viêm họng, người bệnh nên chủ động thăm khám càng sớm các tốt. Nên chọn thăm khám ở các cơ sở y tế lớn, chất lượng với chuyên khoa Tai Mũi Họng có nhiều bác sĩ giỏi.
Lời khuyên cho người bệnh khi đi thăm khám là cần báo cho bác sĩ được biết về các triệu chứng bệnh cùng tiền sử bệnh lý. Đặc biệt là bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Việc khai bệnh chi tiết sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Chẩn đoán bệnh và căn nguyên chính xác sẽ giúp quá trình điều trị nhận được hiệu quả tốt. Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Điển hình như nội soi dạ dày thực quản, sinh thiết dịch tiết hô hấp, chụp CT scanner…
Đọc thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? Review 18 Địa Chỉ Uy Tín Bạn Nên Đến
2. Nghiêm túc điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Để điều trị bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra thì trước hết người bệnh cần được điều trị triệt để bệnh lý nguyên nhân. Cụ thể ở đây là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Điều trị bằng thuốc được cho là giải pháp chính với bệnh lý này. Sử dụng toa thuốc phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh, hạn chế trào ngược và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương niêm mạc.
Dưới đây là một số thuốc thường được dùng phổ biến:
Thuốc trung hòa axit (antacid):
Antacid có tác dụng trung hòa acid dạ dày. Từ đó sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau và nóng rát vùng thượng vị. Các loại thuốc trung hòa axit được dùng phổ biến khi triệu chứng bùng phát. Calci carbonate, Bicarbonat natri, muối nhôm, magie,… là một số loại thường được bác sĩ kê toa.
Thuốc tạo màng bọc:
Đây cũng là nhóm thuốc được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Bismuth, Misoprostol và Sucralfate là ba loại thường được kê toa. Sau khi dung nạp, thuốc sẽ tạo 1 lớp màng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Chính vì vậy mà có thể ngăn cản hiện tượng trào ngược.
Trường hợp bị kích thích mạnh thì acid vẫn có thể bị trào ngược ngay cả khi dùng thuốc. Tuy nhiên lớp màng bọc sẽ giúp bảo vệ cũng như làm giảm mức độ kích ứng của acid dịch vị lên niêm mạc thực quản và hầu họng.
Xem chi tiết: Top 6+ Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc kháng histamine H2:
Cả 2 nhóm thuốc này đều giúp ức chế tiết acid dạ dày. Khi nồng độ acid trong dịch vị giảm thì áp lực lên cơ vòng thực quản cũng sẽ được giảm đi đáng kể. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng trào ngược dịch vị và thức ăn từ dạ dày lên thực quản.
Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng mạnh và kéo dài hơn nên sẽ được sử dụng trong các trường hợp có tăng tiết acid. Trong khi đó, các thuốc kháng histamine H2 thường phát huy tốt tác dụng vào ban đêm. Chính vì thế mà sẽ được dùng vào buổi tối để ngăn chứng trào ngược xảy ra khi ngủ.
Ngoài các loại thuốc trên thì bác sĩ có thể kê toa thêm 1 số thuốc khác. Điển hình như thuốc giảm đau, thuốc kháng dopamine… Tuy nhiên, thuốc ức chế bơm proton (PPI) vẫn được cho là nhóm thuốc chính trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Kết hợp ăn uống và sinh hoạt khoa học:
Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh được khuyên là cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đây là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Đồng thời còn giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Từ đó sẽ làm rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý trong ăn uống và sinh hoạt:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và giảm bớt lượng thức ăn trong từng bữa
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây kích thích dạ dày
- Tránh nằm hay vận động mạnh ngay sau ăn
- Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp
- Không hút thuốc lá
- Tránh mặc quần áo chật quanh eo
- Tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đúng giờ đủ giấc
Xem thêm: Hướng dẫn 13 bài tập yoga điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
3. Khắc phục chứng viêm họng bằng mẹo tự nhiên tại nhà
Trào ngược dạ dày gây viêm họng gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu và phiền toái. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên tại nhà để hỗ trợ khắc phục. Dưới đây là các mẹo được áp dụng phổ biến:
Sử dụng gừng tươi:
Gừng tươi có vị cay nồng và tính ấm. Đây là vị thuốc có tác dụng làm giảm ho và ấm phế hiệu quả. Hoạt chất Cineol, Zingerol và Gingerol trong gừng còn có tác dụng kháng viêm và chống khuẩn hiệu quả.
- Chuẩn bị 50g gừng tươi đem cạo vỏ và rửa sạch
- Để ráo nước rồi cắt gừng ra thành từng lát mỏng
- Ngậm và nhai trực tiếp từng lát gừng rồi nuốt từ từ
Tìm hiểu thêm: Bỏ Túi 7 Mẹo Dùng Gừng Chữa Trào Ngược Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả
Uống trà bạc hà:
Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong lá bạc hà rất dồi dào. Thảo dược này ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hoạt chất acid rosmarinic trong bạc hà còn có tác dụng chống viêm và giảm đau rát cổ họng. Hơn nữa, thành phần menthol trong thảo dược còn giúp loại bỏ mùi hôi miệng và chống buồn nôn.
- Chuẩn bị 1 ít lá bạc hà tươi đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng
- Sau đó để ráo, giã nát rồi hãm với 150ml nước sôi khoảng 10 phút
- Uống trực tiếp từng ngụm nhỏ khi trà còn ấm
Sử dụng mật ong:
Mật ong cũng là nguyên liệu có thể dùng để hỗ trợ khắc phục chứng viêm họng do trào ngược dạ dày. Nhiều thành phần trong mật ong ngoài giúp kháng viêm, giảm đau thì còn hỗ trợ nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất
- Hòa tan mật ong trong 200ml nước ấm rồi uống trực tiếp từng ngụm
- Nên ngậm nước mật ong ấm trong miệng 1 lúc rồi mới nuốt từ từ
Xem chi tiết: TOP 7 Cách Dùng Nha Đam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà
4. Điều trị y tế khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày
Trong một số trường hợp, điều trị y tế là cần thiết với tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng. Cần căn cứ vào mức độ bệnh cùng các vấn đề liên quan để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc là giải pháp chính được áp dụng phổ biến. Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau hạ sốt:
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau họng, hạ thân nhiệt và làm giảm triệu chứng nhức mỏi do bệnh viêm họng gây ra. Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen (Paracetamol),… là một số loại thường được bác sĩ kê toa.
Thuốc kháng sinh:
Được chỉ định trong các trường hợp có nhiễm trùng vi khuẩn kích hoạt. Thuốc kháng sinh được dùng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và chủng vi khuẩn gây bệnh. Cần dùng đúng và đủ liều để tránh tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Thuốc kháng histamine H1:
Với các trường hợp viêm họng gây ho nhiều, sổ mũi hay hắt hơi thì bác sĩ có thể kê toa các thuốc kháng histamine H1. Nhóm thuốc này sẽ giúp ức chế histamine tại thụ thể H1. Từ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày.
Trên đây là những thông tin chi tiết xoay quanh chủ đề trào ngược dạ dày gây viêm họng. Mong rằng bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong chăm sóc sức khỏe và cải thiện bệnh lý đường tiêu hóa mà mình đang mắc phải.
Bài viết dành cho bạn
- Trào ngược dạ dày ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị