Nội dung chính

Có nên dùng gừng chữa trào ngược dạ dày không? Được biết mẹo này giúp giảm nhanh tình trạng ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng, đau thượng vị,… Các công thức từ gừng có ưu điểm lành tính, an toàn và ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần thực hiện mẹo chữa này đúng cách. 

chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm giấm
Dân gian lưu truyền nhiều cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng

Tìm hiểu công dụng chữa trào ngược dạ dày của củ gừng

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là chứng bệnh tiêu hóa phổ biến bên cạnh viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng. Bệnh lý này xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới bị rối loạn, dẫn đến bất thường trong hoạt động đóng – mở. Kết quả là khiến dịch vị cùng với thức ăn ở bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản và khoang miệng.

Tương tự như các bệnh lý tiêu hóa thường gặp, trào ngược dạ dày thực quản có thể được kiểm soát thông qua tổ chức lại lối sống và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh bằng cách tận dụng các nguyên liệu tự nhiên. Trong đó, dùng gừng chữa trào ngược dạ dày là cách chữa được áp dụng phổ biến nhất.

chữa trào ngược dạ dày bằng gừng mật ong
Các mẹo chữa từ gừng có thể giảm nhẹ một số triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, đầy hơi,…

Theo y học cổ truyền, củ gừng (sinh khương) có vị cay, tính ấm, tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm nôn và kích thích tiêu hóa. Do đó, thảo dược này thường được dùng để chữa chứng trào ngược do hàn (do sử dụng thức ăn lạnh, tanh khiến hàn thấp tích tụ ở tỳ vị).

Ngoài ra, tác dụng chữa trào ngược dạ dày của củ gừng cũng đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, dịch ép từ củ gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống loét niêm mạc. Bên cạnh đó, chất Cineol trong thảo dược này có khả năng tiêu diệt các chủng vi khuẩn có hại.

Sử dụng gừng có thể giảm nhẹ cơn đau và cảm giác buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản. Đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa và cải thiện tình trạng đắng miệng, chán ăn. Tuy nhiên, gừng có vị cay nồng và tính nóng nên có thể làm nghiêm trọng chứng trào ngược nếu sử dụng quá nhiều.

ĐỪNG BỎ LỠ: Tham Khảo 9 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Hướng dẫn 7 mẹo dùng gừng chữa trào ngược dạ dày

Gừng là loại gia vị quen thuộc có sẵn trong căn bếp. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng thảo dược này để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khó chịu mỗi khi hiện tượng trào ngược bùng phát.

Dưới đây là 7 cách dùng gừng chữa trào ngược dạ dày đơn giản, dễ thực hiện:

1. Nước gừng ấm – Cách trị trào ngược dạ dày đơn giản

Sử dụng nước gừng ấm là mẹo chữa đơn giản và dễ thực hiện. Với đặc tính chống viêm và giảm đau tự nhiên, nước gừng ấm có thể làm dịu cảm giác đau tức ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, ợ chua,… do trào ngược gây ra. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa cổ họng, ho han và nghẹn vướng khi nuốt.

Cách trị trào ngược bằng nước gừng ấm thích hợp với cả trường hợp bệnh mới phát hoặc đã tiến triển lâu ngày. Đặc biệt, mẹo chữa này còn hỗ trợ làm giảm một số biến chứng của GERD lên các cơ quan hô hấp (viêm họng, viêm thanh quản, ho khan,…).

chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tươi
Uống nước gừng ấm là mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản đơn giản và dễ thực hiện

Cách pha nước gừng ấm chữa trào ngược dạ dày thực quản:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch và để ráo nước
  • Xắt gừng thành từng lát mỏng (không gọt vỏ)
  • Cho gừng vào tách và hãm với 250 – 300ml nước sôi trong 5 phút
  • Sau đó, dùng nước gừng uống khi còn ấm để làm dịu triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Để tăng hương vị, bệnh nhân có thể thêm vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong

Bệnh nhân có thể dùng nước gừng ấm mỗi khi triệu chứng bùng phát hoặc dùng đều đặn 2 lần/ ngày (sáng – tối) để giảm tần suất – mức độ của chứng trào ngược. Ngoài ra, áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn giúp giữ ấm cổ họng và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hô hấp thường gặp.

Tham khảo thêm: Xoa Bóp Bấm Huyệt Trị Trào Ngược Dạ Dày: Phương Pháp Hiệu Quả Cho Bạn

2. Gừng ngâm mật ong chữa trào ngược dạ dày

Gừng ngâm mật ong là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày và trào ngược thực quản được áp dụng rộng rãi. Bài thuốc này không chỉ giúp giảm đau và cầm nôn mà còn hỗ trợ giảm viêm, phục hồi và tái tạo niêm mạc thực quản – dạ dày bị tổn thương.

Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa và hydrogen peroxide có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Do đó, gừng ngâm mật ong có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào vùng niêm mạc thực quản bị viêm, xước và loét. Ngoài ra, bài thuốc này còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe và chức năng miễn dịch của cơ thể.

gừng ngâm mật ong chữa trào ngược dạ dày
Gừng ngâm mật ong không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể

Cách thực hiện gừng ngâm mật ong:

  • Chuẩn bị 100g gừng và 200ml mật ong
  • Rửa sạch gừng, để ráo và cắt thành từng lát mỏng
  • Sau đó, cho gừng vào bình thủy tinh và đổ mật ong vào
  • Ngâm từ 10 – 15 ngày là dùng được
  • Mỗi khi triệu chứng bùng phát, dùng 3 – 4 thìa mật ong cùng với gừng pha với 250ml nước sôi 80 độ và dùng uống khi trà còn ấm

Xem chi tiết: 12 Mẹo Sử Dụng Mật Ong Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cực Hiệu Quả

3. Điều trị trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm giấm

Ngoài cách ngâm mật ong, gừng còn được dùng ngâm giấm để chữa chứng trào ngược dạ dày thực quản. Giấm chứa acid acetic với khả năng kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Với tác dụng này, giấm giúp rút ngắn thời gian tiêu hóa, từ đó giảm áp lực bên trong dạ dày và cơ vòng thực quản dưới. Kết quả là giảm nguy cơ bùng phát trào ngược và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, bệnh nhân cần sử dụng giấm gạo nguyên chất. Hiện nay, có khá nhiều sản phẩm giấm gạo được pha chế bằng axit và nước lã. Sử dụng giấm gạo kém chất lượng không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà ngược lại còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g gừng tươi và 200ml giấm gạo
  • Rửa sạch gừng, để ráo và xắt thành từng lát mỏng
  • Cho gừng vào bình và đổ giấm gạo vào ngâm trong 7 – 10 ngày
  • Nên dùng 3 – 4 lát gừng ngâm giấm sau mỗi bữa ăn để giúp dạ dày tiêu hóa nhanh thức ăn, từ đó ngăn chặn trào ngược bùng phát

Giấm chứa nồng độ axit khá cao nên có thể gây đau dạ dày nếu sử dụng không đúng cách. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân cần tránh sử dụng gừng ngâm giấm khi bụng đói và hạn chế sử dụng quá nhiều.

Đọc thêm: TOP 6 Cách Dùng Đu Đủ Trị Trào Ngược Dạ Dày Đơn Giản, Hiệu Quả

4. Gừng ngâm giấm táo chữa trào ngược dạ dày

Gừng ngâm giấm táo là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày được áp dụng tương đối phổ biến. Giấm táo thực chất là nước ép táo lên men chứa hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất cao. Các nghiên cứu cho thấy, axit acetic trong nguyên liệu này có độ pH cao hơn axit hydrochloric (HCl) nên có thể trung hòa dịch vị dạ dày.

Tương tự như giấm gạo, giấm táo cũng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể kiểm soát một số triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng và ăn uống kém. Ngoài ra, gừng ngâm giấm táo còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như kiểm soát đường huyết, giảm hấp thu chất béo, tránh tăng cân đột ngột,…

gừng ngâm mật ong chữa trào ngược dạ dày
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm giấm táo được nhiều bệnh nhân áp dụng

Cách thực hiện gừng ngâm giấm táo chữa trào ngược dạ dày:

  • Chuẩn bị 100g gừng tươi và 200ml giấm táo
  • Rửa sạch gừng, xắt thành từng lát mỏng và cho vào bình
  • Sau đó, đổ giấm táo vào và đậy kín nắp ngâm trong 10 – 15 ngày là dùng được
  • Mỗi lần dùng 2 – 3 thìa cà phê giấm táo hòa với nước ấm uống để giảm đầy hơi, đau thượng vị và chướng bụng do chứng trào ngược dạ dày gây ra

Xem chi tiết: Mẹo Dùng Giấm Táo Trị Trào Ngược Axit Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả

5. Dùng trà gừng – Mẹo trị trào ngược dạ dày an toàn

Dùng trà gừng là cách đơn giản để giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Trà có vị cay ngọt tự nhiên, mùi thơm và rất dễ uống. Theo kinh nghiệm, dùng trà gừng có thể giảm nhanh cảm giác buồn nôn, đắng miệng và kích thích hoạt động tiêu hóa.

Gừng là loại thảo dược không chứa độc tính và ít tương kỵ nên có thể phối hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Do đó, bệnh nhân có thể kết hợp gừng cùng với một số thảo dược khác (nghệ, chanh vàng, cam, quế,…) để gia tăng hiệu quả điều trị.

gừng ngâm giấm táo chữa trào ngược dạ dày
Dùng trà gừng có thể làm dịu cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị, cải thiện chứng buồn nôn và đầy hơi

Cách pha trà gừng chữa chứng trào ngược dạ dày an toàn:

  • Có thể dùng gừng khô hoặc gừng tươi (cân chỉnh liều lượng phù hợp)
  • Cho gừng vào bình hãm với 300ml nước sôi (có thể dùng thêm quế, nghệ, chanh vàng, cam…)
  • Sau đó, cho thêm mật ong vào khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm

Trà gừng không chỉ tốt cho chứng trào ngược mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên dùng 1 tách trà/ ngày. Dùng quá nhiều gừng có thể gây ra cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị, hạ huyết áp và khiến tình trạng trào ngược diễn biến theo chiều hướng xấu.

Có thể bạn quan tâm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Trà Không? Dùng Loại Nào Tốt?

6. Ngậm gừng tươi để chữa trào ngược dạ dày

Ngậm gừng, đặc biệt là gừng tươi là cách làm đơn giản và dễ thực hiện nhất. Biện pháp này đặc biệt phát huy tác dụng khi người bệnh có cảm giác buồn nôn đột ngột xuất hiện. Bạn chỉ cần ngậm gừng khoảng vài phút, tinh chất từ dược liệu này sẽ thẩm thấu xuống cổ họng và dạ dày. Nhờ đó làm giảm sự khó chịu cũng như nôn mửa, đồng thời hạn chế hiện tượng acid trào ngược lên thực quản.

Ngoài ra, trong trường hợp cảm giác buồn nôn vẫn còn tiếp diễn, người bệnh có thể nhai nhẹ lát gừng để tinh chất từ gừng tiết ra nhanh hơn và đẩy lùi hiệu quả cảm giác khó chịu.

7. Dùng gừng để nấu ăn

Bên cạnh các bài thuốc dân gian như đã hướng dẫn phía trên, người bệnh cũng có thể lấy gừng chữa trào ngược dạ dày bằng cách sử dụng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày. Cách làm này cũng giúp đem đến tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh như ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu,…

Thêm gừng vào các món ngon cũng là cách làm rất hiệu quả
Thêm gừng vào các món ngon cũng là cách làm rất hiệu quả

Bạn có thể thêm gừng vào rất nhiều món ăn như các món cá, gà hay cháo,… vừa miệng lại rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu người dùng không tiện đi chợ hằng ngày thì dùng bột gừng thay cho gừng tươi cũng đem lại hiệu quả không kém.

Tham khảo thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì Và Kiêng Gì Giúp Bệnh Nhanh Khỏi? GIẢI ĐÁP

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng cần lưu ý điều gì?

Gừng là vị thuốc quý có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Vốn dĩ là loại gia vị quen thuộc có sẵn trong mỗi căn bếp nên cách dùng gừng chữa trào ngược dạ dày được nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên, mẹo chữa này có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu thực hiện không đúng cách.

gừng ngâm giấm chữa trào ngược dạ dày
Bệnh nhân bị cao huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa trào ngược dạ dày từ gừng

Vì vậy khi thực hiện cách chữa này, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng nếu có tiền sử dị ứng thảo dược này. Ngoài ra, người có nhiệt thịnh, âm hư nội nhiệt cũng không nên dùng mẹo chữa từ gừng.
  • Gừng có tác dụng chống đông máu và tăng huyết áp. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân bị cao huyết áp, rối loạn đông máu và đang sử dụng các loại thuốc chống đông nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Dùng quá nhiều gừng hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể gây nóng trong người. Do đó, bệnh nhân chỉ nên áp dụng mẹo chữa từ gừng trong 10 – 15 ngày. Sau đó, ngưng 1 thời gian và lặp lại liệu trình để đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy để điều trị bệnh dứt điểm, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bên cạnh các phương pháp điều trị, nên điều chỉnh chế độ ăn uống. Để hạn chế chứng trào ngược nặng dần theo thời gian, bệnh nhân nên tránh dùng rượu bia và các món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, nên uống đủ nước, tăng cường dùng rau xanh, trái cây và các món ăn mềm, lỏng, ít gia vị và dễ tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng nên tránh hút thuốc lá, thức khuya và căng thẳng quá mức. Những thói quen này đều tác động không nhỏ đến chức năng thực quản – dạ dày và khiến hiệu quả của các phương pháp chữa trị giảm đi đáng kể.

Kiêng các chất kích thích, bia rượu bởi chúng ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông, làm bệnh trở nặng hơn

Sử dụng gừng chữa trào ngược dạ dày được xem là biện pháp phổ biến, nhiều người áp dụng. Lưu ý rằng đây chỉ là biện pháp góp phần cải thiện triệu chứng bệnh, hiệu quả cao thấp trên mỗi người khác nhau. Do đó, để trị bệnh hiệu quả, bạn cần thu xếp đi khám tại những cơ sở y tế uy tín. Thông qua việc kiểm tra, thăm khám kỹ càng, bác sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và chỉ định cách điều trị tối ưu.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa