Nội dung chính

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây do sự tư vấn của Bác sĩ Hoàng Thị Vui – Chuyên khoa Tiêu hóa, để biết được căn bệnh trào ngược dạ dày có gây lây nhiễm hay không.

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

Căn bệnh trào ngược dạ dày diễn ra khá phổ biến khiến bệnh nhân mắc phải những triệu chứng gây khó khăn và mệt mỏi trong sinh hoạt. Là hiện tượng dịch mật và acid trong dạ dày tăng tiết nhiều và dư thừa khiến trào ngược lên thực quản, cổ họng, khoang miệng,…

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày khiến người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng.

Do acid tác động và làm bào mòn nên phần niêm mạc của thực quản bị tổn thương dẫn đến viêm loét. Trào ngược dạ dày sẽ có 5 cấp độ biểu hiện cho từng giai đoạn phát triển của bệnh, trong đó bệnh ở cấp độ D sẽ dễ biến chuyển thành ung thư và khả năng chữa trị được sẽ rất thấp.

Các biểu hiện đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày mà nhiều người sẽ mắc phải: đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn ra thức ăn chưa tiêu hóa được, đắng miệng, ho khan, khó nuốt, đau họng,… Những triệu chứng này tùy vào giai đoạn của bệnh mà mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau.

Nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày đến từ việc chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh và khoa học. Người bệnh thường xuyên dung nạp những thứ có hại cho sức khỏe, không duy trì thói quen tốt dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe dạ dày. Đồng thời, có thể bệnh nhân nhiễm các vi khuẩn gây hại làm viêm loét dạ dày.

Một số những nguyên nhân sau có thể dẫn đến trào ngược dạ dày:

  • Lạm dụng chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, trà đặc, nước có gas,…
  • Hút nhiều thuốc trong thời gian dài kể cả chủ động hay bị động.
  • Ăn uống không điều độ, chế độ ăn không khoa học.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm có hại cho dạ dày như: thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn cay nóng hoặc quá chua,…
  • Không tập luyện thể dục thể thao.
  • Mắc khuẩn HP – nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Độ A Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Trào ngược dạ dày có lây không?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại khuẩn sinh sống và phát triển bên trong dịch vị acid của con người. Khuẩn HP sẽ sản xuất ra một chất gọi là Urase có khả năng tác động làm hủy hoại niêm mạc dạ dày, gây tổn thương nghiêm trọng dẫn đến viêm loét dạ dày và có thể phát triển thành ung thư.

Trào ngược dạ dày có lây không?
Khuẩn HP chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày.

Hiện tại, khuẩn này là một trong những khuẩn dễ mắc và số lượng người mắc nhiều nhất thế giới. Người bị nhiễm sẽ không có các biểu hiện gì bất thường cho đến khi mắc các bệnh về dạ dày do khuẩn này gây ra. Có 2 dạng khuẩn HP, nếu xét nghiệm nhưng không thấy dấu hiệu thì là HP âm tính còn ngược lại sẽ là HP dương tính.

Nếu không diệt trừ loại vi khuẩn HP này, sau một thời gian sẽ gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày như: viêm loét dạ dày, bệnh dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày,… Vi khuẩn này có khả năng lây lan cao, phần lớn đến từ việc sinh hoạt công đồng thường này.

Và để trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày có lây không, nếu nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày là từ vi khuẩn HP thì khả năng lây lan của căn bệnh này là có. Còn những nguyên nhân khác sẽ không gây lây nhiễm.

Bài viết có liên quan: Cách tiêu diệt vi khuẩn hp tận gốc: Hiệu quả nhất

Bệnh trào ngược dạ dày lây qua đường nào?

Đường lây nhiễm của bệnh trào ngược dạ dày cũng chính là đường lây của vi khuẩn HP. Thông thường khuẩn HP sẽ lây qua 3 đường chính: đường miệng, đường dạ dày, đường vệ sinh.

Lây qua đường miệng

Ngoài dạ dày thì vi khuẩn HP còn được tìm thấy ở trong nước bọt người mắc bệnh đau dạ dày. Việc tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp với nước bọt của bệnh nhân cũng sẽ gây lây nhiễm vi khuẩn HP đến người khác, khiến người bị lây sẽ đau dạ dày dẫn đến vấn đề trào ngược dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày lây qua đường nào?
Ăn chung với người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn HP gây ra trào ngược dạ dày.

Những hành động liên quan đến truyền nước bọt từ miệng đến miệng như: ăn, uống chung với người mắc bệnh, dùng đũa muỗng chung với người bệnh, hôn người bệnh, dùng chung các vật dụng với người bệnh, trẻ em được mớm cơm từ người bệnh,… Có rất nhiều trường hợp có thể lây truyền khuẩn HP từ đường nước bọt.

Lây qua đường dạ dày

Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều hệ lụy cho cuộc sống con người. Chỉ cần có cơ hội xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến người bị lây gặp những vấn đề khó chịu về dạ dày. Vi khuẩn có thể lây nhiễm qua đường dạ dày đến miệng, khi dịch nôn hoặc chất ợ của người bệnh vô tình được phát tán ra bên ngoài thì những người khác cũng sẽ bị lây nhiễm.

Bên cạnh đó những vấn đề về vệ sinh dụng cụ y tế cũng là một trường hợp dễ lây lan vi khuẩn HP. Khi các dụng cụ nha khoa, khám bệnh, nội soi cho người nhiễm khuẩn HP không được vệ sinh vô trùng và khử khuẩn đầy đủ sẽ khiến lây lan cho người khám sau. Giống như việc đã gián tiếp đưa vi khuẩn từ người này sang cho người kia.

Lây qua đường vệ sinh

Vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm qua đồ ăn, thức uống. Nếu thực phẩm đó không được vệ sinh sạch sẽ, chế biến hợp lý sẽ có thể sinh ra khuẩn HP và lây cho người ăn. Đặc biệt là trong những thức ăn tươi, sống, tái rất dễ có sự xuất hiện của khuẩn HP, vì thế để đảm bảo an toàn nếu bụng yếu hãy ăn thực phẩm đã chín sôi.

Bệnh trào ngược dạ dày lây qua đường nào?
Ăn thức ăn không được vệ sinh cẩn thận có thể bị lây nhiễm khuẩn HP.

Việc lây lan khuẩn HP trong môi trường xung quanh cũng rất nhiều. Khi vô tình tiếp xúc với các chất thải hoặc bệnh phẩm của người mắc bệnh, sẽ gây lây lan khuẩn HP. Có những trường hợp phổ biến như:

  • Đi nhà vệ sinh công cộng, vô tình tiếp xúc với chất thải, nước tiểu người bệnh.
  • Chạm vào các vật có dính phải khuẩn HP và sau đó đưa vào miệng.
  • Sử dụng phân để làm phân bón, trồng rau, tưới cây,… cũng có thể gây lây lan khuẩn qua đồ ăn.
  • Đồ ăn bị hư, mốc, quá hạn, không được vệ sinh tốt cũng sinh ra khuẩn HP.
  • Đi hồ bơi công cộng và vô tình tiếp xúc với chất thải của người nhiễm HP.
  • Vật trung gian như ruồi, muỗi, nhặng đậu từ chất thải của người bệnh sang người bình thường.

Sau khi đã nhiễm phải khuẩn HP, vi khuẩn này sẽ tấn công vào dạ dày gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…

Gợi ý: 4+ thuốc trị vi khuẩn HP trong phác đồ điều trị – Được bác sĩ khuyên dùng

Cách phòng tránh trào ngược dạ dày lây nhiễm

Khi phát hiện mắc phải khuẩn HP cần phải đi xét nghiệm, kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp. Tránh đề lâu sẽ gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác cho dạ dày và kéo theo các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho tính mạng. Nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ được điều trị dứt điểm dễ dàng và không gây ra những tổn thương cho dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày mang lại cho người bệnh những sự khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng do có quá nhiều triệu chứng xảy ra. Vì vậy, khi chưa mắc phải căn bệnh này, cần phải có những cách để phòng ngừa. Một số biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và ngăn chặn khả năng bị lây nhiễm bệnh trào ngược dạ dày:

  • Không tiếp xúc gần với người đang mắc phải khuẩn HP và ngược lại.
  • Không dùng chung vật dụng với người đang bị mắc khuẩn HP.
  • Nếu phát hiện ra khuẩn HP trong người, cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị dứt điểm.
  • Tránh để khuẩn gây ra bệnh trong dạ dày.
  • Không ăn những thức ăn chưa được vệ sinh kỹ, đồ ăn hư mốc, hết hạn,…
  • Hạn chế dùng nhà vệ sinh công cộng. Nếu dùng phải có các biện pháp vệ sinh an toàn tránh lây nhiễm bệnh.
  • Hạn chế để côn trùng bám vào người hoặc thức ăn.
  • Không mớm cơm cho trẻ nếu đang mắc vi khuẩn HP.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc đưa vào miệng.
  • Hạn chế ăn đồ tươi sống.

Trào ngược dạ dày có lây không? Nếu nguyên nhân gây bệnh là do khuẩn HP thì câu trả lời là có. Còn nếu trào ngược dạ dày do những nguyên nhân khác gây nên thì khả năng lây nhiễm sẽ là không. Cần chữa trị kịp thời, không được chủ quan về bệnh. Luôn phải cẩn thận trong sinh hoạt và tiếp xúc với cộng động để tránh bị lây nhiễm.

Bài viết có liên quan: 

Câu hỏi liên quan

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe